Vỏ sò 240 triệu năm tuổi phát sáng đẹp mắt dưới tia UV

Những chiếc vỏ sò cổ đại phát sáng tuyệt đẹp khi được chiếu tia UV và thể hiện những hoa văn lạ mắt của chúng.
Đèn cực tím là một công cụ của công nghệ hiện đại với nhiều ứng dụng trong y học, khoa học và kỹ thuật và cũng dạy chúng ta nhiều hơn về các loài động vật. Mới đây, ánh sáng UV đã tiết lộ một số bí mật rất cổ xưa bằng cách làm nổi bật các hoa văn và màu sắc ẩn giấu trong hóa thạch vỏ sò.
Nhà cổ sinh vật học Klaus Wolkenstein của Đại học Göttingen ở Đức đã chiếu tia UV vào vỏ sò có niên đại 240 triệu năm từ Đại Trung Sinh. Kết quả thật đẹp khi những con sò hóa thạch màu be và xám phát sáng với các sắc cam, vàng và đỏ.
Các nhà nghiên cứu cho biết "Ánh sáng tia cực tím mà mắt người không nhìn thấy được, kích thích các hợp chất hữu cơ trong hóa thạch, khiến chúng phát sáng. Điều này cho thấy sự đa dạng đáng kinh ngạc của các kiểu màu: các biến thể khác nhau của sọc, ngoằn ngoèo và kiểu ngọn lửa."

Vỏ sò 240 triệu năm tuổi phát sáng đẹp mắt dưới tia UV
Loài sò điệp hiện đại không phát huỳnh quang dưới ánh sáng cực tím. Theo Wolkenstein, các hợp chất trong vỏ hóa thạch phát sáng dưới tia UV được hình thành trong quá trình hóa thạch. Màu sắc xuất hiện khác nhau tùy thuộc vào khu vực mà các hóa thạch đến từ đó.
Họ tiếp tục sử dụng tia UV để kiểm tra các động vật thân mềm hóa thạch gần đây hơn, tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Wolkenstein cho thấy kỹ thuật này có thể áp dụng cho các mẫu vật cổ xưa hơn nhiều. Các đối tượng trong dự án của Wolkenstein được gọi là "mẫu màu huỳnh quang lâu đời nhất được tìm thấy cho đến nay."
Lớp vỏ phát sáng giúp những tàn tích của quá khứ trở nên sống động, làm nổi bật sự đa dạng và vẻ đẹp của các loài động vật biển từ quá khứ trên hành tinh của chúng ta.

>>>Rùa cổ đại khổng lồ cùng thời khủng long to bằng cả chiếc Mini Cooper
Nguồn cnet
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top