Voi Châu Á cũng tình cảm như chúng ta: để tang "người thân", cõng xác con trong nhiều tuần

Nghiên cứu mới phát hiện ra voi châu Á, có những hành vi "cảm động" khi để tang cho người thân đã chết, thậm chí còn mang theo cả xác voi con đã chết trong vài ngày hoặc vài tuần sau.
Liệu loài voi có hiểu về cái chết giống như con người không? Điều này chúng ta vẫn chưa biết và có lẽ vẫn mãi là một bí ẩn. Nhưng loài voi châu Á (Elephants maximus) là sinh vật xã hội, nghiên cứu mới bổ sung thêm bằng chứng cho thấy, chúng trải qua một số phản ứng cảm xúc khi một con voi trong đàn không may chết đi.
Đồng tác giả nghiên cứu Sanjeeta Sharma Pokharel thuộc Viện Sinh học Bảo tồn và Vườn thú Quốc gia Smithsonian và Nachiketha Sharma cho biết rằng việc hiểu được phản ứng của voi đối với cái chết có thể có một số tác động sâu rộng đến việc bảo tồn chúng. Họ đã quan sát thấy rằng khi những con voi trong đàn chứng kiến một con voi khác mất đi, sẽ có những cảm giác liên quan, lòng trắc ẩn và sự đồng cảm đối với loài. Và bất cứ điều gì kết nối ngay lập tức với con người có thể mở đường cho sự chung sống của loài voi ở các quốc gia khác nhau.

Nghi lễ với những "người thân" đã mất

Loài voi châu Phi (Loxodonta africana) từ lâu đã được quan sát thấy phản ứng tình cảm khi một thành viên trong đàn chết. Chúng sẽ đến gần thi thể và chạm vào, đá vào xác chết hoặc đứng gần như kiểu đang canh gác. Nhưng loài voi châu Á ít được hiểu rõ hơn vì có xu hướng sống trong rừng, vì vậy khó quan sát trong tự nhiên hơn voi châu Phi sống trên xavan.


Loài voi châu Á có thể giữ khoảng cách đến 30 mét với con người cho nên bạn không nhìn thấy chúng vì khu rừng rất rậm rạp. Để giải quyết vấn để này, các nhà nghiên cứu đã chuyển sang YouTube, nơi các video về động vật đáng chú ý là yếu tố quan trọng. Họ đã tìm kiếm các trang web với các từ khóa liên quan đến voi châu Á và cái chết, và phát hiện ra 39 video về 24 trường hợp từ năm 2010 đến năm 2021, trong đó một hoặc nhiều con voi châu Á được nhìn thấy phản ứng khi mất một người bạn cùng đàn. 80% video cho thấy voi hoang dã, 16% voi nuôi nhốt và 4% voi bán nuôi nhốt (voi bán nuôi nhốt là động vật làm việc trong ngành công nghiệp gỗ hoặc trong công viên du lịch ở châu Á).
Một số hành vi nổi bật nhất được thấy trong video là khi một con voi con chết, 5 trong số 12 video cho thấy một con voi cái trưởng thành, có thể là mẹ của chú voi đã chết, đã cõng xác con. Căn cứ vào tình trạng phân hủy của tử thi, có thể thấy hành vi mang theo này diễn ra trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Một video tương tự được cung cấp từ kiểm lâm Ấn Độ cũng cho thấy, một con voi châu Á kéo xác bê qua đường trong một bài đăng trên Twitter vào thời điểm đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng đang giữ lại những con voi đã chết và cố gắng nắm bắt những gì đã xảy ra, đó chính là sự tương tác với con cái của những con voi mẹ.
Các phản ứng phổ biến khác của voi được thấy trong video bao gồm bồn chồn hoặc tỉnh táo khi ở gần xác chết. Các chuyển động thăm dò như tiếp cận hay thăm dò thi thể, sờ ngửi cũng được quan sát thấy. Voi thường giao tiếp thông qua mùi hương, thế nên hành động đánh hơi không có gì đáng ngạc nhiên ở chúng. Trong 10 trường hợp, những con voi cố gắng nâng, thúc hoặc lắc cơ thể, như để cố gắng hồi sinh đồng đội đã mất của chúng. Trong 22 trường hợp khác, chúng đang tỏ thái độ cảnh giác với những xác chết.

Voi Châu Á cũng tình cảm như chúng ta: để tang người thân, cõng xác con trong nhiều tuần
Các nhà khoa học nói rằng họ đã chứng kiến nhiều trường hợp tương tự trước đây. Chẳng hạn như khi sở thú giết chết những con voi lớn tuổi vì bệnh tật hoặc ốm yếu, các nhân viên sẽ cho những người bạn cùng đàn cơ hội để nói lời tạm biệt. Những con voi sống sót còn lại thường đánh hơi con voi đã chết hoặc dùng miệng của nó nằm lên, đó là một hành vi xã hội.

Động vật cũng biết đau buồn

Voi cũng không phải là động vật xã hội duy nhất phản ứng với cái chết của đồng loại, đặc biệt là của những con vật mới sinh. Cá heo cũng có những hành vi quẩn quanh những đứa con mới mất của chúng. Vào năm 2018, một con cá voi sát thủ cái tên là Tahlequah ở ngoài khơi bờ biển Washington đã ôm đứa con mới mất của mình trong 17 ngày. Còn những con cái khác được nhìn thấy quây quần xung quanh Tahlequah và đứa con trong nhiều giờ sau cái chết của "đứa bé" với ánh nhìn đầy sự đau buồn.
Trong một nghiên cứu mới đây được công bố vào hôm 18/5, các nhà nghiên cứu đã viết về trường hợp của những loài voi. Ở chúng, mối quan hệ mẹ con là một nền tảng cơ bản, điều này cũng đúng với các loài linh trưởng.
Họ viết rằng "Mối quan hệ giữa voi mẹ và con non ở cả voi và động vật linh trưởng có một số điểm tương đồng nổi bật vì cả hai đều nuôi dưỡng con non của chúng cho đến khi chúng trở nên đủ mạnh để kiếm ăn và tự vệ. Do đó, mối quan hệ lâu dài giữa mẹ và những con von con sẽ thúc đẩy các bà mẹ phản ứng với những đứa con còn ngây thơ của chúng. Rất khó để dự đoán nguyên nhân và chức năng chính xác đằng sau việc voi bị chết lưu. Tuy nhiên, một số video trên YouTube chắc chắn cung cấp bằng chứng rằng một số loài có thể có một số cảm giác nhận biết về cái chết."


>>> Động vật có sừng bị chấn thương sọ não?
Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top