Long Bình
Writer
Hơn 120.000 công nhân Volkswagen tại Đức đã đồng loạt xuống đường đình công vào thứ Hai, đánh dấu cuộc biểu tình quy mô lớn đầu tiên kể từ năm 2018, gây áp lực lên "gã khổng lồ" ngành ô tô đang trong quá trình tái cấu trúc và đối mặt với cạnh tranh khốc liệt. Cuộc đình công cảnh báo này, do công đoàn IG Metall khởi xướng, diễn ra sau khi các cuộc đàm phán về lương và kế hoạch đóng cửa nhà máy không đạt được tiến triển.
Mâu thuẫn giữa Volkswagen và người lao động leo thang xoay quanh kế hoạch cắt giảm chi phí của hãng, bao gồm sa thải hàng loạt, giảm lương và khả năng đóng cửa nhà máy – những biện pháp mà Volkswagen cho là bắt buộc để đối phó với sự cạnh tranh từ các hãng xe Trung Quốc giá rẻ và nhu cầu tiêu dùng suy giảm tại châu Âu.
Công đoàn IG Metall đã đề xuất các biện pháp tiết kiệm 1,5 tỷ euro, bao gồm việc từ bỏ tiền thưởng trong năm 2025 và 2026, nhưng bị Volkswagen bác bỏ. Hãng xe Đức yêu cầu cắt giảm 10% lương, cho rằng cần tăng lợi nhuận để bảo vệ thị phần và thậm chí đe dọa đóng cửa nhà máy tại Đức lần đầu tiên trong lịch sử 87 năm.
Mặc dù tôn trọng quyền đình công của người lao động và khẳng định đã có các biện pháp giảm thiểu tác động đến tiến độ giao xe, Volkswagen vẫn hy vọng vào đối thoại xây dựng để tìm ra giải pháp.
Hai bên sẽ tiếp tục đàm phán vào ngày 9/12. IG Metall cam kết sẽ phản đối bất kỳ đề xuất nào không đảm bảo kế hoạch lâu dài cho tất cả nhà máy Volkswagen tại Đức. Cuộc đình công cảnh báo này có thể là tiền đề cho một cuộc đình công dài hạn nếu hai bên không tìm được tiếng nói chung.
Mâu thuẫn giữa Volkswagen và người lao động leo thang xoay quanh kế hoạch cắt giảm chi phí của hãng, bao gồm sa thải hàng loạt, giảm lương và khả năng đóng cửa nhà máy – những biện pháp mà Volkswagen cho là bắt buộc để đối phó với sự cạnh tranh từ các hãng xe Trung Quốc giá rẻ và nhu cầu tiêu dùng suy giảm tại châu Âu.
Công đoàn IG Metall đã đề xuất các biện pháp tiết kiệm 1,5 tỷ euro, bao gồm việc từ bỏ tiền thưởng trong năm 2025 và 2026, nhưng bị Volkswagen bác bỏ. Hãng xe Đức yêu cầu cắt giảm 10% lương, cho rằng cần tăng lợi nhuận để bảo vệ thị phần và thậm chí đe dọa đóng cửa nhà máy tại Đức lần đầu tiên trong lịch sử 87 năm.
Mặc dù tôn trọng quyền đình công của người lao động và khẳng định đã có các biện pháp giảm thiểu tác động đến tiến độ giao xe, Volkswagen vẫn hy vọng vào đối thoại xây dựng để tìm ra giải pháp.
Hai bên sẽ tiếp tục đàm phán vào ngày 9/12. IG Metall cam kết sẽ phản đối bất kỳ đề xuất nào không đảm bảo kế hoạch lâu dài cho tất cả nhà máy Volkswagen tại Đức. Cuộc đình công cảnh báo này có thể là tiền đề cho một cuộc đình công dài hạn nếu hai bên không tìm được tiếng nói chung.