Sony hiếm khi là lựa chọn hàng đầu của các nhiếp ảnh gia thể thao chuyên nghiệp, thế nhưng, công ty đã có một vũ khí mới, được tận dụng để chiến đấu với Canon và Nikon nhằm giành lấy phần lớn hơn trong miếng bánh máy ảnh chuyên nghiệp.
Những máy ảnh mirrorless của Sony có lợi thế không gây ra tiếng ồn từ màn trập khi chụp như DSLR, nhưng vẫn cung cấp chất lượng hình ảnh tuyệt vời.
Từ trước đến này, thị trường máy ảnh cao cấp gần như chia đều cho Canon và Nikon. Tuy nhiên, tại Olympic Tokyo, Sony đã vươn lên, tăng cường sự hiện diện của mình trong phân khúc này với máy ảnh mirrorless Alpha.
Một số nhiếp ảnh gia tại Olympic và Paralympic đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy khoảng 20% – 30% những chiếc máy ảnh xung quanh đều là Sony. Thiết bị Sony được sử dụng trong nhiều sự kiện Paralympic, chẳng hạn như môn goalball, vốn chủ yếu dựa vào âm thanh.
Những chiếc máy ảnh DSLR tạo ra âm thanh khá rõ trong quá trình chụp do cấu trúc màn trập cơ của chúng. Điều này có thể khiến nhiều người khó chịu, đặc biệt là khi hoạt động trong những môi trường cần sự yên lặng.
Bên cạnh màn trập cơ học, những chiếc máy ảnh mirrorless còn có thêm chế độ màn trập điện tử. Hình ảnh sẽ liên tục truyền đến người chụp, và khi bật chế độ màn trập điện tử, chiếc máy ảnh mirrorless sẽ âm thầm chụp ảnh mà không cần màn trập cơ học hoạt động.
Ban đầu, máy ảnh mirrorless Sony hướng đến đối tượng mới 'nhập môn'. Nhưng công ty cũng có tham vọng lớn hơn và cử kỹ sư của mình đến những sự kiện thể thao trên khắp thế giới, nhằm ghi lại phản hồi từ các chuyên gia. Những phản hồi này đã giúp Sony cải thiện chất lượng hình ảnh, hiệu năng chụp ảnh liên tục, tốc độ xử lý dữ liệu cũng như các khả năng khác của những chiếc máy ảnh Alpha.
Masaaki Oshima, Phó Giám đốc bộ phận máy ảnh của Sony, cho biết: “Tại thời điểm này, hiệu năng của những chiếc máy ảnh Alpha gần như không thua kém gì các chiếc máy ảnh DSLR.”
Năm 2020, Sony đã có dịp hợp tác với các nhiếp ảnh gia tại hãng tin Associated Press. Năm nay, công ty tiếp tục “bắt tay” với các nhiếp ảnh gia từ PA Media (Anh và Ireland). Cả hai hãng thông tấn này đều đang dần sử dụng những chiếc máy ảnh Sony Alpha nhiều hơn.
Kazuyuki Ogawa, một nhiếp ảnh gia tự do chuyên về lĩnh vực chụp ảnh các vận động viên khuyết tật, cho biết: “Tôi có thể chụp ảnh ngay cả trong những khoảnh khắc yên tĩnh. Và ngay cả khi có nhiều chuyển động, máy ảnh sẽ tự động lấy nét vào người đó. Có rất nhiều bức ảnh mà tôi không thể chụp nếu không có Alpha.”
Triển vọng của thị trường máy ảnh kỹ thuật số không mấy sáng sủa. Với sự lan rộng của smartphone, thị trường đã thu hẹp xuống còn 20% so với mức đỉnh của nó. Doanh số từ máy ảnh của Sony vẫn duy trì ở mức khoảng 400 tỉ Yên (tương đương 3,6 tỉ USD) trong vài năm qua.
Tuy nhiên, với việc giá máy ảnh đang ngày càng tăng lên, các nhà sản xuất ngày càng dễ dàng thu về lợi nhuận hơn. Canon và Nikon cũng đang tham gia vào thị trường máy ảnh mirrorless. Thậm chí, Canon còn cho các nhiếp ảnh mượn những mẫu máy ảnh chưa từng được công bố tại Olympic Tokyo.
Bên cạnh máy ảnh Alpha, một số thiết bị hình ảnh khác của Sony cũng tham gia vào những công việc khác. Chẳng hạn, các công nghệ của Sony đã được áp dụng trong công nghệ VAR, giúp tổ trọng tài có thể theo dõi chính xác những gì đã xảy ra trên sân và đưa ra quyết định công tâm. Trên thực tế, hệ thống phân tích của Sony góp mặt trong hơn 10 sự kiện, kể cả quần vợt hay điền kinh. Hệ thống này do Hawkeye Innovations phát triển, Sony đã mua lại công ty đến từ Anh này trong năm 2011.
Taro Yamamoto, Phó Chủ tịch Hawkeye Châu Á Thái Bình Dương, cho biết: “Chúng tôi muốn phát triển các công cụ phân tích và trực quan hóa dữ liệu mới, nhằm giúp vận động viên nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng trải nghiệm thưởng thức thể thao của người hâm mộ.”
Theo Nikkei Asia
Từ trước đến này, thị trường máy ảnh cao cấp gần như chia đều cho Canon và Nikon. Tuy nhiên, tại Olympic Tokyo, Sony đã vươn lên, tăng cường sự hiện diện của mình trong phân khúc này với máy ảnh mirrorless Alpha.
Một số nhiếp ảnh gia tại Olympic và Paralympic đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy khoảng 20% – 30% những chiếc máy ảnh xung quanh đều là Sony. Thiết bị Sony được sử dụng trong nhiều sự kiện Paralympic, chẳng hạn như môn goalball, vốn chủ yếu dựa vào âm thanh.
Bên cạnh màn trập cơ học, những chiếc máy ảnh mirrorless còn có thêm chế độ màn trập điện tử. Hình ảnh sẽ liên tục truyền đến người chụp, và khi bật chế độ màn trập điện tử, chiếc máy ảnh mirrorless sẽ âm thầm chụp ảnh mà không cần màn trập cơ học hoạt động.
Ban đầu, máy ảnh mirrorless Sony hướng đến đối tượng mới 'nhập môn'. Nhưng công ty cũng có tham vọng lớn hơn và cử kỹ sư của mình đến những sự kiện thể thao trên khắp thế giới, nhằm ghi lại phản hồi từ các chuyên gia. Những phản hồi này đã giúp Sony cải thiện chất lượng hình ảnh, hiệu năng chụp ảnh liên tục, tốc độ xử lý dữ liệu cũng như các khả năng khác của những chiếc máy ảnh Alpha.
Masaaki Oshima, Phó Giám đốc bộ phận máy ảnh của Sony, cho biết: “Tại thời điểm này, hiệu năng của những chiếc máy ảnh Alpha gần như không thua kém gì các chiếc máy ảnh DSLR.”
Năm 2020, Sony đã có dịp hợp tác với các nhiếp ảnh gia tại hãng tin Associated Press. Năm nay, công ty tiếp tục “bắt tay” với các nhiếp ảnh gia từ PA Media (Anh và Ireland). Cả hai hãng thông tấn này đều đang dần sử dụng những chiếc máy ảnh Sony Alpha nhiều hơn.
Triển vọng của thị trường máy ảnh kỹ thuật số không mấy sáng sủa. Với sự lan rộng của smartphone, thị trường đã thu hẹp xuống còn 20% so với mức đỉnh của nó. Doanh số từ máy ảnh của Sony vẫn duy trì ở mức khoảng 400 tỉ Yên (tương đương 3,6 tỉ USD) trong vài năm qua.
Tuy nhiên, với việc giá máy ảnh đang ngày càng tăng lên, các nhà sản xuất ngày càng dễ dàng thu về lợi nhuận hơn. Canon và Nikon cũng đang tham gia vào thị trường máy ảnh mirrorless. Thậm chí, Canon còn cho các nhiếp ảnh mượn những mẫu máy ảnh chưa từng được công bố tại Olympic Tokyo.
Bên cạnh máy ảnh Alpha, một số thiết bị hình ảnh khác của Sony cũng tham gia vào những công việc khác. Chẳng hạn, các công nghệ của Sony đã được áp dụng trong công nghệ VAR, giúp tổ trọng tài có thể theo dõi chính xác những gì đã xảy ra trên sân và đưa ra quyết định công tâm. Trên thực tế, hệ thống phân tích của Sony góp mặt trong hơn 10 sự kiện, kể cả quần vợt hay điền kinh. Hệ thống này do Hawkeye Innovations phát triển, Sony đã mua lại công ty đến từ Anh này trong năm 2011.
Theo Nikkei Asia