Tên lửa vác vai từng là nỗi khiếp sợ của không quân Nga trong giai đoạn đầu xung đột Ukraina, đặc biệt là các hệ thống Stinger, nay đã gần như mất tác dụng. Nga đã tìm ra cách khắc chế điểm yếu chết người này, khiến cán cân chiến trường trên không dần thay đổi.
Một trong những yếu tố then chốt chính là sự xuất hiện và cải tiến liên tục của bom lượn có điều khiển. Bom lượn, trang bị mô-đun cánh lượn hiệu chỉnh quy hoạch phổ quát (UMPK), cho phép máy bay Nga thả bom từ khoảng cách an toàn, lên tới 80km, thậm chí xa hơn theo một số chuyên gia. Điều này giúp máy bay Nga tránh được tầm bắn của tên lửa phòng không vác vai, vốn là mối đe dọa lớn trước đây. Việc thả bom từ xa, bên trong không phận Nga, tạo ra lỗ hổng mới trong hệ thống phòng thủ của Ukraina, gây khó khăn cho việc đánh chặn.
ABC News nhận định rằng những quả bom “giá rẻ” từ thời Liên Xô, sau khi được Nga hiện đại hóa, đã trở thành một trong những vũ khí hiệu quả nhất trong cuộc chiến. Hai loại bom lượn được Nga sử dụng phổ biến là UMPK và D-30.
UMPK biến những quả bom hạng nặng thời Liên Xô thành vũ khí có điều khiển với tầm bay 50-70km. Với giá thành chỉ khoảng 20.000 USD/mô-đun, UMPK mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ban đầu, Nga sử dụng UMPK với bom FAB-250, sau đó mở rộng sang FAB-500, FAB-1500 và thậm chí cả "quái vật" FAB-3000. Bom chùm và bom nhiệt áp cũng được trang bị mô-đun này. Các máy bay Su-34 và Su-24M được sử dụng để triển khai loại bom này.
D-30 (hay UMPB) là loại bom có điều khiển chính xác, kết hợp dẫn đường quán tính và cánh lượn. Với trọng lượng 500kg và chiều dài khoảng 3 mét, D-30 được phóng từ độ cao khoảng 10km, lướt tới mục tiêu nhờ lực khí động học với tầm bay 40-80km và tốc độ lên tới 1.000km/h. D-30 mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, từ nổ mạnh đến xuyên phá, nhằm tấn công các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt.
Cả UMPK và D-30 đều hoạt động theo nguyên lý tương tự, khác biệt chủ yếu ở chỗ D-30 được thiết kế hoàn chỉnh từ đầu cho việc thả từ xa, do đó có tầm bay lớn hơn.
Mặc dù không được phương Tây xếp vào loại "vũ khí thông minh", nhưng cả hai loại bom này đều đạt độ chính xác ấn tượng, với sai số chỉ khoảng 20m. Sự kết hợp giữa chi phí thấp, tầm bắn xa và độ chính xác tương đối cao đã biến chúng thành vũ khí lợi hại của Nga trên chiến trường Ukraina.
#chiếntranhngavàukraine
Một trong những yếu tố then chốt chính là sự xuất hiện và cải tiến liên tục của bom lượn có điều khiển. Bom lượn, trang bị mô-đun cánh lượn hiệu chỉnh quy hoạch phổ quát (UMPK), cho phép máy bay Nga thả bom từ khoảng cách an toàn, lên tới 80km, thậm chí xa hơn theo một số chuyên gia. Điều này giúp máy bay Nga tránh được tầm bắn của tên lửa phòng không vác vai, vốn là mối đe dọa lớn trước đây. Việc thả bom từ xa, bên trong không phận Nga, tạo ra lỗ hổng mới trong hệ thống phòng thủ của Ukraina, gây khó khăn cho việc đánh chặn.
ABC News nhận định rằng những quả bom “giá rẻ” từ thời Liên Xô, sau khi được Nga hiện đại hóa, đã trở thành một trong những vũ khí hiệu quả nhất trong cuộc chiến. Hai loại bom lượn được Nga sử dụng phổ biến là UMPK và D-30.
UMPK biến những quả bom hạng nặng thời Liên Xô thành vũ khí có điều khiển với tầm bay 50-70km. Với giá thành chỉ khoảng 20.000 USD/mô-đun, UMPK mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ban đầu, Nga sử dụng UMPK với bom FAB-250, sau đó mở rộng sang FAB-500, FAB-1500 và thậm chí cả "quái vật" FAB-3000. Bom chùm và bom nhiệt áp cũng được trang bị mô-đun này. Các máy bay Su-34 và Su-24M được sử dụng để triển khai loại bom này.
D-30 (hay UMPB) là loại bom có điều khiển chính xác, kết hợp dẫn đường quán tính và cánh lượn. Với trọng lượng 500kg và chiều dài khoảng 3 mét, D-30 được phóng từ độ cao khoảng 10km, lướt tới mục tiêu nhờ lực khí động học với tầm bay 40-80km và tốc độ lên tới 1.000km/h. D-30 mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, từ nổ mạnh đến xuyên phá, nhằm tấn công các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt.
Cả UMPK và D-30 đều hoạt động theo nguyên lý tương tự, khác biệt chủ yếu ở chỗ D-30 được thiết kế hoàn chỉnh từ đầu cho việc thả từ xa, do đó có tầm bay lớn hơn.
Mặc dù không được phương Tây xếp vào loại "vũ khí thông minh", nhưng cả hai loại bom này đều đạt độ chính xác ấn tượng, với sai số chỉ khoảng 20m. Sự kết hợp giữa chi phí thấp, tầm bắn xa và độ chính xác tương đối cao đã biến chúng thành vũ khí lợi hại của Nga trên chiến trường Ukraina.
#chiếntranhngavàukraine