Vua Càn Long cho hai tướng tài lập công lớn chọn phần thưởng: Người chọn mỹ nhân, người còn lại muốn tiếp tục ra trận, kết cục không ai ngờ được

Sasha

Moderator
Hai vị tướng dưới thời Càn Long, dù đều lập công lớn, nhưng cách xin ban thưởng khác nhau đã dẫn đến hai kết cục trái ngược, khiến người đời sau không khỏi suy ngẫm.

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, vô số vị tướng tài ba đã xả thân nơi sa trường để bảo vệ giang sơn. Tuy nhiên, không phải ai trong số họ cũng có được cái kết viên mãn.

Câu thơ trong bài "Kỷ Hợi Tuế" đã nói rõ: "Đừng nhắc chuyện phong hầu, bởi lẽ sau mỗi tước vị là muôn vàn sinh mạng đã bỏ mình nơi chiến địa."

Đối với các vị hoàng đế, sau khi tướng lĩnh lập công, họ vừa ghi nhận, vừa e dè. Bởi trong xã hội phong kiến, hoàng đế nắm giữ quyền lực tối cao, việc đề phòng công thần là điều dễ hiểu. Nỗi lo quyền lực luôn thường trực, nếu không cẩn trọng, ngai vàng của họ có thể bị lung lay.

Chính vì thế, câu nói "ở cạnh vua như ở cạnh hổ" luôn đúng trong mọi thời đại. Các vị quan đại thần đều phải hết sức cẩn trọng khi tiếp xúc với hoàng đế.

Câu chuyện về hai vị tướng dưới thời Càn Long là một minh chứng rõ nét. Khi được hỏi về phần thưởng mong muốn, một người xin thêm binh lính, trong khi người kia chỉ xin mỹ nữ. Kết cục của họ đã cho thấy sự khôn ngoan trong cách ứng xử với bậc đế vương.

1720746692096.png

Vua Càn Long vô cùng đa nghi, không muốn bất cứ tướng sĩ nào nắm binh quyền trong tay

Hai vị tướng đó là Ô Nhĩ Đăng và Hải Lan Sát, đều là những người góp công lớn trong việc dẹp loạn Kim Xuyên. Ô Nhĩ Đăng xuất thân từ một gia đình quý tộc, được giáo dục bài bản từ nhỏ, từng là cận vệ riêng của Càn Long. Hải Lan Sát lại xuất thân bình thường, nhờ tài năng và sự nỗ lực đã từng bước thăng tiến trong quân đội.

Trong chiến dịch bình định Kim Xuyên, cả hai đều thể hiện xuất sắc, góp phần dập tắt cuộc nổi loạn và bắt sống thủ lĩnh.

Sau chiến thắng vang dội, Càn Long mở tiệc khao thưởng, ban tặng rất nhiều vàng bạc, đất đai, tước vị... cho hai vị tướng. Trong tiệc rượu ngày hôm đó, vua Càn Long 2 hai người còn muốn gì nữa không. Ô Nhĩ Đăng không giấu giếm mong muốn có thêm binh tướng để tiếp tục cống hiến cho triều đình, bảo vệ đất nước. Yêu cầu này thoạt nghe rất chính đáng, nhất là khi nhiều binh sĩ dưới trướng ông đã hy sinh trong các trận chiến.

Tuy nhiên, Càn Long lại không hài lòng. Ông cho rằng Ô Nhĩ Đăng đang muốn tranh giành quyền lực. Sự thay đổi trên nét mặt Càn Long khiến các vị đại thần khác có mặt trong buổi tiệc không khỏi lo lắng cho Ô Nhĩ Đăng.

Đến khi Càn Long hỏi Hải Lan Sát muốn được nhận phần thưởng gì, vị tướng quân này nói rằng ông thích mỹ nữ và hy vọng Càn Long sẽ ban thưởng cho mình vài mỹ nhân để làm thê thiếp. Nghe lời thỉnh cầu của Hải Lan Sát, Càn Long vô cùng hài lòng và lập tức đáp ứng yêu cầu này của vị tướng quân.

1720746674838.png

Hải Lan Sát chỉ xin Càn Long ban thưởng mỹ nhân nên đảm bảo được mạng sống
Bề ngoài, Hải Lan Sát có vẻ như ham mê sắc đẹp, không màng danh lợi. Nhưng chính điều này lại khiến Càn Long yên tâm hơn. Ông ta là một vị tướng tài giỏi, nhưng lại không quá tham vọng quyền lực, sẽ không là mối đe dọa cho ngai vàng.

Vì vậy, vị trí của Ô Nhĩ Đăng trong lòng Càn Long ngày càng suy giảm. Sau một lần thất bại trên chiến trường, Ô Nhĩ Đăng bị Càn Long xử tử. Còn Hải Lan Sát vẫn luôn giữ được địa vị vững chắc.

Cả hai vị tướng đều có lý do chính đáng cho yêu cầu của mình. Tuy nhiên, đối mặt với một vị hoàng đế, sự khôn khéo khi thể hiện lòng trung thành và không tạo ra mối đe dọa cho ngai vàng là điều tối quan trọng.

Đối với Càn Long, người ông cần là một vị tướng trung thành, có thể kiểm soát, chứ không phải một kẻ nắm giữ binh quyền, có thể tạo phản bất cứ lúc nào. Xuất thân quý tộc và binh quyền trong tay của Ô Nhĩ Đăng vô tình trở thành mối đe dọa cho Càn Long.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top