Bùi Minh Nhật
Intern Writer
Bitcoin đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới vừa lập đỉnh lịch sử mới khi vượt mốc 123.000 USD, tăng gần 10.000 USD chỉ trong vài ngày. Đợt tăng vọt này diễn ra trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu lo ngại về khoản thâm hụt ngân sách ngày càng lớn của Hoa Kỳ, cùng với các yếu tố bất ổn khác như lạm phát, phát hành trái phiếu kho bạc và căng thẳng chính trị.
Chuyên gia giao dịch Keith Alan cho rằng, mô hình “Cốc và Tay cầm” xuất hiện trên biểu đồ giá Bitcoin là tín hiệu tích cực, cộng thêm tâm lý bất an về nợ công đặc biệt sau báo cáo thâm hụt 316 tỷ USD trong tháng 5 đã thúc đẩy dòng tiền tìm đến tài sản kỹ thuật số như một nơi trú ẩn an toàn.
Giới đầu tư hiện đang theo dõi sát sao chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ, dự kiến công bố vào cuối tuần này. Dữ liệu lạm phát sẽ là yếu tố quan trọng quyết định liệu đà tăng của thị trường tiền điện tử có thể duy trì trong bối cảnh bất ổn kinh tế hay không.
Trong khi các tài sản truyền thống như trái phiếu và cổ phiếu chịu áp lực từ lạm phát và thâm hụt, Bitcoin đang dần trở thành thước đo của tâm lý bất an toàn cầu. Với vốn hóa thị trường đã vượt 1.000 tỷ USD, tiền điện tử này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phòng ngừa rủi ro của nhiều nhà đầu tư. (yahoo)
Chuyên gia giao dịch Keith Alan cho rằng, mô hình “Cốc và Tay cầm” xuất hiện trên biểu đồ giá Bitcoin là tín hiệu tích cực, cộng thêm tâm lý bất an về nợ công đặc biệt sau báo cáo thâm hụt 316 tỷ USD trong tháng 5 đã thúc đẩy dòng tiền tìm đến tài sản kỹ thuật số như một nơi trú ẩn an toàn.
Mùa altcoin khởi động, nhà đầu tư chờ CPI tháng 6
Không chỉ Bitcoin, các altcoin như Ethereum cũng đang phục hồi mạnh. Ethereum đã tăng gần 20% chỉ trong một tuần, lấy lại ngưỡng 3.000 USD, trong khi tỷ lệ thống trị của Bitcoin giảm xuống dưới 65%, cho thấy “mùa altcoin” có thể đang bắt đầu.
Giới đầu tư hiện đang theo dõi sát sao chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ, dự kiến công bố vào cuối tuần này. Dữ liệu lạm phát sẽ là yếu tố quan trọng quyết định liệu đà tăng của thị trường tiền điện tử có thể duy trì trong bối cảnh bất ổn kinh tế hay không.
Trong khi các tài sản truyền thống như trái phiếu và cổ phiếu chịu áp lực từ lạm phát và thâm hụt, Bitcoin đang dần trở thành thước đo của tâm lý bất an toàn cầu. Với vốn hóa thị trường đã vượt 1.000 tỷ USD, tiền điện tử này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phòng ngừa rủi ro của nhiều nhà đầu tư. (yahoo)