"WOKE" là gì? Từ lóng hot hit được nhiều bạn trẻ sử dụng và câu chuyện đằng sau

Homelander The Seven

I will laser every f****** one of you!
"Woke" - nghe na ná như tiếng kêu gọi thức giấc sau giấc ngủ đông, và quả thực, nó cũng là lời khích lệ mọi người "thức tỉnh" nhưng là thức tỉnh về mặt nhận thức xã hội. Giờ thì "woke" đã thành sao hạng A trong làng từ lóng, phủ sóng khắp mạng xã hội, len lỏi vào cả showbiz và kinh doanh.

Hành trình biến hình của "woke": Từ góc khuất đến ánh đèn sân khấu​

Ít ai ngờ, "woke" đã có mặt từ những năm 1930, nằm im thin thít trong từ điển của cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Mãi đến những năm 2000, Erykah Badu - nữ hoàng nhạc Jazz/Soul - mới nắm tay "woke" đưa ra ánh sáng. Và rồi "bùm", Black Lives Matter xuất hiện, đưa "woke" lên hàng hot trend toàn cầu. Người người nhà nhà nói về "woke", từ những cuộc tranh luận nảy lửa đến những chiến dịch quảng cáo bóng bẩy.

"Woke" là 1 từ được sử dụng tại Mỹ và thường được nhắc đến nhằm chỉ nhận thức về các vấn đề định kiến và phân biệt chủng tộc như người da đen, LGBTQ+, nữ quyền,... Từ năm 2010 thì nó đã trở thành 1 thuật ngữ chung cho các phong trào về quan điểm cánh tả, nhấn mạnh bản sắc của người da màu, LGBT và phụ nữ.

1722244591006.png


Từ điển Cambridge định nghĩa "woke" là tính từ chỉ trạng thái “thức tỉnh”, tiếp nhận nhanh nhạy các vấn đề chính trị - xã hội đương thời. Chủ yếu là các vấn đề thời đại như quyền LGBTQ+, nạn phân biệt chủng tộc, nữ quyền…

Bên cạnh đó, theo Urban Dictionary thì "woke" lại mang ý nghĩa mỉa mai, ám chỉ những người quá nhạy cảm với các vấn đề phân biệt chủng tộc, nữ quyền, LGBTQ+ trong xã hội. Song, thực chất lại không có sự kiến thức gì về vấn đề đang bàn, không có nhận thức khách quan, không có cái nhìn toàn diện. Chỉ chăm chăm công kích khi thấy người khác có quan điểm khác biệt về vấn đề.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp, woke có thể bị lạm dụng đi quá xa khỏi mục đích lý tưởng ban đầu.

Con dao hai lưỡi​

Giống như bao phong trào xã hội khác, woke cũng có mặt trái của nó:

1722244610125.png


"Woke-washing" - Làn sóng "tẩy trắng" bằng woke: Nhiều nhãn hàng nhanh nhạy bắt trend, dán mác woke cho sản phẩm, chiến dịch của mình để ghi điểm với khách hàng, bất chấp động lực thật sự có khi chỉ là lợi nhuận. Các chiến dịch của Apple, Nike, Coca-Cola,... chỉ nhằm phát đi thông điệp truyền cảm hứng về 1 vấn đề xã hội đang diễn ra, từ đó xây dựng hình ảnh thương hiệu “nhạy bén, nắm bắt xu hướng thời đại, ủng hộ các phong trào nữ quyền hay LGBTQ+”.

"Woke" cực đoan - Khi sự nhạy cảm bị đẩy đi quá xa: Nhiều người vì muốn chứng tỏ bản thân woke hoặc có hiểu biết về nữ quyền, LGBTQ+ hay người da đen, trở nên cực đoan và nhạy cảm thái quá, dễ dàng phán xét và tẩy chay người khác khi họ có ý kiến trái ngược. Hình thành 1 bộ phận phong trào không nhìn nhận thấu đáo, đôi khi trở nên hung hăng không cần thiết và công kích tràn lan tất cả những ý kiến bị cho là áp bức, thành kiến với phụ nữ, người đa đen hay cộng đồng LGBTQ+.

Cẩn thận với woke​

Woke ở 1 khía cạnh nào đó là 1 phong trào nhắc nhở con người về sự bất công trong xã hội, lên tiếng thay cho phụ nữ, người da đen hay người LGBTQ+, để cải thiện vị thế của họ trong đời sống. Nếu hành động thực tiễn 1 cách đúng đắn và có giá trị thực sự, nó hoàn toàn mang nghĩa tích cực.

1722245130529.png


Tuy nhiên, sự lây lan quá mạnh mẽ của nó đã phản tác dụng, khiến nhiều người có cái nhìn thiếu thiện cảm. Cách làm không đúng đắn vô tình càng gây chia rẽ trong xã hội hơn, càng khiến những nhóm thiểu số dễ bị tổn thương. Woke nhạy cảm quá đà sẽ khiến cộng đồng quên đi mất mục đích ban đầu và che khuất tầm nhìn.

Do vậy, cho dù muốn thể hiện quan điểm về các vấn đề xã hội như nữ quyền, người da đen và người LGBTQ+, hãy chắc chắn cách thể hiện của mình văn minh và khách quan, không quá thiên kiến trở nên bài trừ độc hại.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top