Xe hơi thân thiện với môi trường: Hành trình khó khăn, nhưng vì nhân loại vẫn phải làm

Vào những năm 1970, hãng xe Chrysler tung ra nhiều chiến dịch quảng cáo đề cao loại “da Corinthian lộng lẫy” mà họ trang bị cho các phương tiện của mình. Những từ ngữ vô nghĩa đó, vốn được nghĩ ra bởi đội ngũ marketing và nhận được vô vàn “lời hay ý đẹp” từ nam diễn viên Ricardo Montalban, đã trở thành một biểu tượng định nghĩa thế nào là một chiếc xe sang.
Năm mươi năm sau, chúng đã được thay thế bởi những vật liệu mới đang một lần nữa định nghĩa chất “sang” của xe hơi: chai nhựa PET tái chế, bã cà-phê, và sợi gỗ.
Định nghĩa xe sang đang thay đổi” - theo Rudiger Recknagel, giám đốc môi trường của Audi. “Nay sự sang trọng thuộc về người sử dụng những vật liệu tốt nhất với tác động nhỏ nhất lên môi trường
Trong bối cảnh các công ty trên thế giới dần chuyển sự tập trung vào việc giảm tác hại của sản phẩm đối với môi trường, các nhà sản xuất xe hơi cũng từ bỏ các vật liệu truyền thống vốn rất khó tái chế, như da và nhựa, để chuyển sang những lựa chọn thay thế khác trên tiêu chí đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất, họ cũng chuyển sang các linh kiện tái chế nhằm sử dụng ít tài nguyên hơn và giảm thiểu khí thải.
Vật liệu tái chế hiện chiếm 29% kết cấu một chiếc xe BMW - theo Patrick Huddle, phó chủ tịch về bền vững chuỗi cung ứng của công ty. Nhà sản xuất xe hơi Đức chế tạo 20% lượng nhựa, 50% lượng nhôm, và 25% lượng thép, từ các vật liệu tái chế.
Xe hơi thân thiện với môi trường: Hành trình khó khăn, nhưng vì nhân loại vẫn phải làm
Linh kiện xe hơi làm từ bã cà phê của Ford
Tại Audi, chương trình Mission: Zero kỳ vọng sẽ giảm được lượng khí thải carbon dioxide từ xe hơi đến 30% vào năm 2025 so với 2015, hướng đến mục tiêu đạt được thành quả đó trên toàn bộ mạng lưới của mình - bao gồm chuỗi cung ứng, dây chuyền sản xuất, khâu kho vận, và hoạt động mua bán - vào năm 2050.
General Motors kỳ vọng lượng vật liệu thân thiện môi trường trên các phương tiện của hãng sẽ đạt con số 50% vào năm 2030. Công ty định nghĩa vật liệu thân thiện môi trường là “những thứ không làm suy giảm các tài nguyên không tái tạo được hoặc gây ảnh hưởng đến môi trường hoặc các hệ thống tài nguyên thiên nhiên quan trọng”
Và Volvo, nhà sản xuất đến từ Thuỵ Điển, dự báo rằng đến năm 2025, 25% lượng nhựa trên các phương tiện của họ sẽ có gốc sinh học hoặc làm từ các vật liệu tái chế. Bên cạnh đó, hãng cũng đang nghiên cứu để giảm lượng khí thải carbon đến 40% trong 4 năm tới, so với năm 2018, và tiến đến dây chuyền sản xuất không xả thải cũng vào thời điểm đó.
Chúng tôi phải thay đổi chuỗi cung ứng khi họ không đáp ứng được các tiêu chuẩn về tái chế của chúng tôi” - Theo Anders Karrberg, giám đốc bền vững toàn cầu của Volvo.
Ford Motor kỳ vọng đến năm 2035, một nửa lượng nhựa họ sử dụng sẽ được làm ra từ các vật liệu tái chế hoặc có thể tái tạo, và công ty cũng sẽ hoàn toàn không xả thải vào năm 2050.
Bên cạnh việc tái chế kim loại và nhựa, các nhà sản xuất đang liên tục tiềm kiếm những loại vật liệu chưa từng được cân nhắc trước đây khi sản xuất linh kiện xe hơi.
Ford, hợp tác với HP, nhà sản xuất máy tin, nhằm sử dụng bột đã qua sử dụng từ máy in 3D để chế tạo ống bơm nhiên liệu của xe bán tải F-250. Ford cho biết hiện có 10 loại linh kiện khác cũng có thể được chế tạo bằng loại vật liệu này.
Công ty còn hợp tác với Jose Cuervo, một công ty chưng cất rượu tequila, để lấy sợi từ cây thùa nhằm gia cố cơ cấu cửa sổ. Và vào cuối năm ngoái, họ đã giới thiệu chụp đèn pha làm từ vỏ cà-phê mua ở cửa hàng McDonald. Kết quả là: chụp đèn này giúp cải thiện khả năng phản xạ nhiệt - theo Deborah Mielewski, kỹ thuật viên về bền vững tại Ford.
Công ty đang nghiên cứu sử dụng vỏ cam và khoai tây, cũng mua từ McDonald, để tăng cường độ bền của các linh kiện nhựa. Và họ cũng tìm hiểu khả năng ứng dụng của lưới đánh bắt cá nilon, vốn thường được thả xuống biển trong vài tuần, nhằm gia cố các linh kiện trên xe.
Tôi ghét nhựa” - tiến sỹ Mielewski nói. “Tôi luôn lo lắng về tác động của nó đối với môi trường
Dù gần như cả thế giới từng có thời điên cuồng sử dụng, và nay tìm cách từ bỏ, những chai nước suối dùng một lần, các nhà sản xuất xe hơi lại tìm ra được nhiều giải pháp đầy sáng tạo để đưa chúng vào dây chuyền sản xuất xe hơi của mình.
Tại các thị trường ngoài Mỹ và Canada, vật liệu làm ghế cho chiếc sedan cỡ nhỏ Audi A3 và sắp tới là xe hơi điện Audi Q4 đều được lấy từ chai nhựa PET 1.5 lít tái chế. Đối với chiếc A3, hãng đã sử dụng 45 chai nhựa, nghiền chúng thành bột rồi biến thành sợi polyester - loại vật liệu này chiếm đến 89% lượng vật liệu làm ghế.
GM cũng đang nghiên cứu sử dụng chai nước nhựa PET để làm thành vải bọc thảm xe. Hãng này đã từng biến chai nhựa PET tại chế thành vật liệu làm buồng lốp, và sử dụng các loại nhựa tái chế khác để làm biển số và bệ đỡ cho cụm radio.
Ngay cả định nghĩa về xe sang của Ricardo Montalban - ghế ngồi da thuộc - cũng đang trở thành một đề tài bàn tán.
Mẫu xe điện cao cấp mới E-tron GT của Audi sẽ mang đến cho người dùng bộ ghế ngồi với thiết kế màu đen sang trọng bằng chất liệu Dinamica, một loại vi sợi tương tự da thuộc. Mẫu xe điện Hummer mới của GM cũng sử dụng sợi nhân tạo để làm thảm, ghế ngồi, và đèn pha.
Polestar, nhãn hiệu con chuyên về xe hơi điện hạng sang của Volvo, sử dụng một vật liệu gọi là WeaveTech nhằm thay thế cho da thuộc. Loại vật liệu này có nguồn gốc từ PVC và có đặc tính tương tự vật liệu làm đồ bơi giữ nhiệt. Mục tiêu của công ty là đảm bảo mọi vật liệu nội thất được lấy từ các nguồn bao gồm chai PET tái chế - theo Fredrika Klaren, giám đốc bền vững của Polestar.
Bà Klaren tin rằng khách hàng sẽ đón nhận WeaveTech như một vật liệu sang trọng không kém da thuộc. “Nếu bạn làm vật liệu đó trở nên thật đẹp, bạn sẽ làm người mua chấp nhận nó” - bà nói.
Dù giá cao, mẫu xe điện Hummer “sẽ không có vật liệu da thuộc” - bà Widrick nói. “Chúng tôi sẽ sử dụng da giả với một loại cây chuyên dụng trồng bằng hình thức phi hữu cơ, có khả năng tái chế”. Và theo tiến sỹ Mielewski, Ford cũng đang tìm kiếm nhiều vật liệu thay thế cho da thuộc truyền thống.
Xe hơi thân thiện với môi trường: Hành trình khó khăn, nhưng vì nhân loại vẫn phải làm
Xe điện Hummer hoàn toàn không sử dụng da thuộc
Lenzing, một công ty đến từ Áo, đã tạo được loại sợi từ cây trồng trong những khu rừng bền vững và cung cấp nó cho Range Rover để làm ghế trên mẫu Evoque. Hãng còn đang tham gia các dự án cùng Audi và Volvo nhằm tạo ra loại vật liệu dệt “sang trọng một cách bền vững” để thay thế cho da thuộc - theo Georg Spindler, giám đốc các ứng dụng chuyên biệt của công ty.
Ấy thế nhưng sử dụng những vật liệu đúng đắn chưa phải là toàn bộ cuộc chiến. Khi một chiếc xe đi đến cuối vòng đời của nó, việc tái chế các sản phẩm bền vững vẫn là một thách thức.
BMW đang thiết kế những phương tiện mà trong đó số lượng các thành phần cỡ lớn được giảm đi đáng kể để dễ tái chế hơn. Polestar thì muốn đảm bảo rằng nhựa bọt, thứ khiến quá trình tái chế trở nên khó khăn hơn, không mắc kẹt vào trong các thành phần bằng vải trên xe.
Và dù không phải là một vấn đề cấp bách, nhưng các nhà sản xuất xe hơi cũng đang tìm cách tái chế những phụ phẩm từ hàng triệu viên pin xe hơi điện cũng như quá trình sản xuất ra chúng. Hồi tháng 5 vừa qua, GM đã công bố đang cùng với LG Energy Solution đầu tư 2,3 tỷ USD để tái chế vật liệu sản xuất pin, bao gồm cobalt, nickel, lithium, graphite, đồng, mangan, và nhôm, với 95% lượng vật liệu thu được sẽ tiếp tục đưa vào dây chuyển sản xuất pin mới. Quy trình này dự kiến sẽ thải ra lượng khí nhà kính thấp hơn 30% so với các phương thức tiêu chuẩn khác.
Và Audi thì đang hợp tác cùng một công ty Đức - Ấn để sử dụng pin tái chế cung cấp năng lượng xanh cho các vùng quên xa xôi của Ấn Độ.
Đó là những điều phải làm, vì nhân loại” - tiến sỹ Mielewski nói.
Tham khảo: The Japan Times
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top