Xiaomi sẽ mở thêm 20.000 cửa hàng bán lẻ trên khắp Trung Quốc đại lục trong 3 năm tới, nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh ở những vùng nông thôn. Động thái này cũng là một phần trong kế hoạch trở thành hãng smartphone hàng đầu thế giới đến năm 2024.
Lu Weibing – Phó Chủ tịch cấp cao của Xiaomi – đã xác nhận chương trình mở rộng hạ tầng bán lẻ đầy tham vọng đó trên Weibo vào tuần trước. Dẫu vậy, công ty lại không tiết lộ thông tin chi tiết về kế hoạch mở rộng cửa hàng này tại Trung Quốc.
Lu cho biết, thị trường nội địa là “căn cứ” của Xiaomi. Ông tiết lộ mục tiêu của kế hoạch này là tăng sự hiện diện offline của mình tại “những thị trường chìm”, đề cập đến các thành phố cấp thấp và thị trấn nhỏ rộng khắp vùng nông thôn của Trung Quốc, vốn chiếm 70% thị trường smartphone trong nước.
Thuở sơ khai, Xiaomi chỉ bán những chiếc điện thoại Android cũng như các sản phẩm khác của mình theo phương thức trực tuyến tại thị trường nội địa. Giờ đây, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh này hiện đang điều hành mạng lưới 10.000 cửa hàng truyền thống trên khắp thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới.
“Xiaomi sẽ không hướng đến việc vượt qua bất kỳ thương hiệu cụ thể nào”, Lu cho biết trong bài đăng của mình. “Bởi mục tiêu cuả Xiaomi chính là trở thành số 1, đồng nghĩa rằng chúng tôi cần phải vượt qua mọi thương hiệu smartphone khác, kể cả Apple.”
Kế hoạch mở rộng bán lẻ mới của công ty tại các vùng nông thôn ở Trung Quốc đã cho thấy mức độ cạnh tranh trong ngành smartphone vẫn đang rất gay gắt. Nhất là khi gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies tiếp tục gặp khó khăn vì những lệnh trừng phạt thương mại từ Mỹ, khiến các hãng chạy đua giành giật thị phần để lại.
Theo báo cáo của Counterpoint Research, khối lượng thị trường smartphone của Trung Quốc đạt 76,5 triệu thiết bị trong quý 3, giảm 9% so với 1 năm trước đó, trong bối cảnh nhu cầu nội địa trì trệ cũng như tình trạng thiếu hụt linh kiện trong ngành.
Trong cùng kỳ, Honor đã “đá bay” Xiaomi để trở thành thương hiệu smartphone lớn thứ 3 tại thị trường nội địa. Xiaomi chiếm 14% thị phần tại Trung Quốc vào hồi quý trước, xếp sau mức thị phần 15%, 20% và 23% lần lượt của Honor, Oppo và Vivo.
Ethan Qi, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao của Counterpoint, cho biết: “Dự kiến, vị thế của Xiaomi sẽ bị thách thức nhiều nhất bởi Honor.” Ông chỉ ra rằng cả Xiaomi và Honor đều có được “sự đóng góp doanh số lớn hơn từ các kênh bán lẻ trực tuyến” so với những nhà cung cấp smartphone Android lớn khác có nguồn gốc Trung Quốc.
Thị trường smartphone toàn cầu đã giảm 6% xuống còn 342 triệu thiết bị trong quý 3 do tình trạng thiếu hụt linh kiện đang diễn ra cũng như sự phục hồi chập chạm tại các thị trường chính như Trung Quốc và những khu vực Châu Âu.
Counterpoint tiết lộ, Xiaomi đã xuất xưởng 44,4 triệu thiết bị trong quý trước, giảm 5% so với hồi năm ngoái do công ty bị “ảnh hưởng nặng nề” từ tình trạng thiếu hụt linh kiện. Xiaomi xếp thứ 2 trên toàn cầu, chỉ sau Apple, với 48 triệu thiết bị xuất xưởng trong cùng kỳ.
Dẫu Xiaomi đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong thời gian 3 năm, thế nhưng, công ty Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản để có thể hiện thực hóa mục tiêu đó.
Ngoài sự cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất smartphone lớn khác, Xiaomi cũng cần phải vượt qua tình trạng thiếu hụt bán dẫn toàn cầu đang diễn ra hiện nay cũng như một vài vấn đề tác động tại những thị trường khác.
Hồi tháng 9, Chính phủ Litva khuyến nghị công dân của họ nên vứt bỏ những chiếc smartphone Trung Quốc, đồng thời nêu tên các thiết bị từ Xiaomi vì khả năng kiểm duyệt của họ. Điều này chắc chắn ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp tục mở rộng kinh doanh của các công ty công ty công nghệ Trung Quốc trên khắp Châu Âu.
Xiaomi đã phủ nhận cáo buộc đó, tuyên bố rằng các thiết bị của họ không kiểm duyệt thông tin liên lạc hay người dùng của họ.
Nguồn: SCMP
Lu cho biết, thị trường nội địa là “căn cứ” của Xiaomi. Ông tiết lộ mục tiêu của kế hoạch này là tăng sự hiện diện offline của mình tại “những thị trường chìm”, đề cập đến các thành phố cấp thấp và thị trấn nhỏ rộng khắp vùng nông thôn của Trung Quốc, vốn chiếm 70% thị trường smartphone trong nước.
Thuở sơ khai, Xiaomi chỉ bán những chiếc điện thoại Android cũng như các sản phẩm khác của mình theo phương thức trực tuyến tại thị trường nội địa. Giờ đây, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh này hiện đang điều hành mạng lưới 10.000 cửa hàng truyền thống trên khắp thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới.
“Xiaomi sẽ không hướng đến việc vượt qua bất kỳ thương hiệu cụ thể nào”, Lu cho biết trong bài đăng của mình. “Bởi mục tiêu cuả Xiaomi chính là trở thành số 1, đồng nghĩa rằng chúng tôi cần phải vượt qua mọi thương hiệu smartphone khác, kể cả Apple.”
Kế hoạch mở rộng bán lẻ mới của công ty tại các vùng nông thôn ở Trung Quốc đã cho thấy mức độ cạnh tranh trong ngành smartphone vẫn đang rất gay gắt. Nhất là khi gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies tiếp tục gặp khó khăn vì những lệnh trừng phạt thương mại từ Mỹ, khiến các hãng chạy đua giành giật thị phần để lại.
Theo báo cáo của Counterpoint Research, khối lượng thị trường smartphone của Trung Quốc đạt 76,5 triệu thiết bị trong quý 3, giảm 9% so với 1 năm trước đó, trong bối cảnh nhu cầu nội địa trì trệ cũng như tình trạng thiếu hụt linh kiện trong ngành.
Trong cùng kỳ, Honor đã “đá bay” Xiaomi để trở thành thương hiệu smartphone lớn thứ 3 tại thị trường nội địa. Xiaomi chiếm 14% thị phần tại Trung Quốc vào hồi quý trước, xếp sau mức thị phần 15%, 20% và 23% lần lượt của Honor, Oppo và Vivo.
Ethan Qi, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao của Counterpoint, cho biết: “Dự kiến, vị thế của Xiaomi sẽ bị thách thức nhiều nhất bởi Honor.” Ông chỉ ra rằng cả Xiaomi và Honor đều có được “sự đóng góp doanh số lớn hơn từ các kênh bán lẻ trực tuyến” so với những nhà cung cấp smartphone Android lớn khác có nguồn gốc Trung Quốc.
Counterpoint tiết lộ, Xiaomi đã xuất xưởng 44,4 triệu thiết bị trong quý trước, giảm 5% so với hồi năm ngoái do công ty bị “ảnh hưởng nặng nề” từ tình trạng thiếu hụt linh kiện. Xiaomi xếp thứ 2 trên toàn cầu, chỉ sau Apple, với 48 triệu thiết bị xuất xưởng trong cùng kỳ.
Dẫu Xiaomi đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong thời gian 3 năm, thế nhưng, công ty Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản để có thể hiện thực hóa mục tiêu đó.
Ngoài sự cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất smartphone lớn khác, Xiaomi cũng cần phải vượt qua tình trạng thiếu hụt bán dẫn toàn cầu đang diễn ra hiện nay cũng như một vài vấn đề tác động tại những thị trường khác.
Hồi tháng 9, Chính phủ Litva khuyến nghị công dân của họ nên vứt bỏ những chiếc smartphone Trung Quốc, đồng thời nêu tên các thiết bị từ Xiaomi vì khả năng kiểm duyệt của họ. Điều này chắc chắn ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp tục mở rộng kinh doanh của các công ty công ty công nghệ Trung Quốc trên khắp Châu Âu.
Xiaomi đã phủ nhận cáo buộc đó, tuyên bố rằng các thiết bị của họ không kiểm duyệt thông tin liên lạc hay người dùng của họ.
Nguồn: SCMP