Xiaomi nói về khó khăn khi nhảy vào cuộc chơi xe điện - “Nếu không bơm nguồn vốn khổng lồ, chúng tôi không nghĩ có thể trụ lại đến cuối cùng”

Hãng smartphone Xiaomi tự tin đã xác định được tập khách hàng hướng đến khi tham gia thị trường xe điện. Chủ tịch Xiaomi, Weibing Lu, nói với CNBC: “Chúng tôi nghĩ đây là xuất phát điểm lý tưởng trong phân khúc cao cấp. Bởi vì chúng tôi đã có 20 triệu người dùng smartphone cao cấp ở Trung Quốc. Tôi nghĩ những người mua xe đầu tiên sẽ là người đang dùng điện thoại cao cấp của Xiaomi”. Xiaomi là 1 trong 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới hiện nay, chiếm khoảng 13% thị phần toàn cầu với sản lượng xuất xưởng năm 2023 là 146 triệu đơn vị. Cách đây 1 thập kỷ, họ tuyên bố lấn sân sang các thị trường khác bên ngoài smartphone, tham vọng xây dựng 1 hệ sinh thái khổng lồ. Xiaomi ra mắt hàng loạt sản phẩm như TV, đồ gia dụng, tai nghe, đồng hồ,... Song, phần lớn nguồn thu vẫn nằm ở điện thoại. Theo ước tính, dù đạt sản lượng lớn nhưng các mặt hàng gia dụng và đồ tiêu dùng khác chỉ đem về dưới 30% trong tổng doanh thu. Nói cách khác, đa phần khách hàng khi nghĩ đến thương hiệu này vẫn sẽ coi họ là công ty smartphone, hoặc có biết tới những mặt hàng khác nhưng không quá ấn tượng sâu sắc. So với nhiều tên tuổi lâu năm khác trong ngành, Xiaomi chưa gây dựng được hình ảnh đáng tin cậy ngoài smartphone. Ngoài ra, công ty Trung Quốc cũng được coi là thương hiệu giá rẻ so với Apple hay Samsung, LG, Sony. Điều này làm dấy lên nghi vấn khi công ty tuyên bố mình là đối thủ của Porsche ở lĩnh vực xe điện. Về mặt hình ảnh, thật khó thuyết phục ngay lập tức rằng xe điện Xiaomi xứng đáng với số tiền bỏ ra, khi mà ngành này còn có Tesla, BYD và nhiều tên tuổi lớn khác.
Xiaomi nói về khó khăn khi nhảy vào cuộc chơi xe điện - “Nếu không bơm nguồn vốn khổng lồ, chúng tôi không nghĩ có thể trụ lại đến cuối cùng”
Lu cho biết cách tiếp cận của Xiaomi được dựa trên sự phát triển hệ sinh thái nhiều năm gây dựng. Bên cạnh đó, còn có chiến lược “cao cấp hóa” điện thoại thông minh kể từ năm 2020, đến nay “đã đạt được tiến bộ rất tốt”. Ví dụ, vào năm ngoái công ty đã so sánh Xiaomi 14 với iPhone 15 Pro và cho thấy sản phẩm của mình vượt trội trên nhiều khía cạnh thông số. Tuy vậy, các chuyên gia cảnh báo họ chưa cần vội so sánh bản thân với những doanh nghiệp nước ngoài. Ngay tại thị trường nội địa, Xiaomi đã gặp cạnh tranh từ đồng hương Huawei. Huawei đã ra mắt Mate 60 Pro có giá khởi điểm khoảng 1.000 USD, cùng phân khúc với Xiaomi 14 Pro và Apple iPhone 15 Pro. Theo Canalys, Huawei chứng kiến doanh số smartphone ở đại lục tăng 47% so với cùng kỳ trong quý 4, vượt Xiaomi. Đi trước đối thủ, Huawei cũng ra mắt hãng xe Aito vào năm 2021 và cài đặt sẵn hệ điều hành HarmonyOS, thậm chí còn mở HarmonyOS ra cho nhiều hãng xe khác sử dụng. Đây được coi là thách thức với Xiaomi. Để đối phó với Huawei, công ty đã ra mắt HyperOS tích hợp trí tuệ nhân tạo. Đồng thời đưa ra 1 chiến lược “con người x xe hơi x ngôi nhà” để mô tả vòng tròn hệ sinh thái của mình. Họ sẽ đặt chiếc xe vào hệ sinh thái sẵn có và dùng smartphone làm cánh cửa, đưa người dùng vào trong hệ sinh thái và hướng họ tiêu thụ các sản phẩm bên trong ngôi nhà bao gồm cả chiếc xe. HyperOS sẽ được phủ sóng lên chiếc xe của Xiaomi cùng loạt sản phẩm mới trong tương lai. Đây là át chủ bài để cạnh tranh lại Huawei cũng như những hãng xe khác.
Xiaomi nói về khó khăn khi nhảy vào cuộc chơi xe điện - “Nếu không bơm nguồn vốn khổng lồ, chúng tôi không nghĩ có thể trụ lại đến cuối cùng”
Họ đã chi hàng tỷ USD cho hệ sinh thái và ô tô, kì vọng có thể tồn tại trong 1 ngành công nghiệp ngày càng cạnh tranh. Chủ tịch Lu cho biết ông dự đoán sau khoảng 2 thập kỷ nữa, thị trường xe điện có thể sẽ rất giống với thị trường điện thoại thông minh ngày nay. Có nghĩa chỉ 1 nhóm dẫn đầu khoảng 5 thương hiệu nắm giữ khoảng 70% thị trường. “Nếu không bơm vào nguồn vốn khổng lồ, chúng tôi không nghĩ có thể trụ lại đến cuối cùng.” Sau khi bán chiếc xe đầu tiên, công ty muốn xây dựng nhà máy riêng và tự sản xuất linh kiện phụ tùng. Đầu tháng này, Xiaomi thông báo nhà máy smartphone mới tại Bắc Kinh đã đi vào hoạt động, với năng lực sản xuất hơn 10 triệu thiết bị. Đối với SU7, công ty hiện đang hợp tác sản xuất với 1 doanh nghiệp nhà nước BAIC, tuy nhiên Xiaomi từ chối chia sẻ về vấn đề này. >>> Xiaomi đi trước Apple: xe điện chạy 800 km mới cần sạc, chạy HyperOS, tham vọng “hất cẳng” Tesla, sánh ngang Porsche
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top