Trường Sơn
Writer
Nga là nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới và đáp ứng khoảng 50% nhu cầu của EU trước chiến tranh. Trong khi đó, Ukraine là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn. Sự gián đoạn hoàn toàn một trong hai kênh này sẽ dẫn đến thảm họa.
Thực tế là điều này đã không xảy ra vào năm ngoái, phần lớn nhờ vào hai thỏa thuận quan trọng được đảm bảo ngay từ đầu cuộc xung đột: Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, theo đó Nga cho phép Ukraine tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen và một thỏa thuận cho phép khí đốt của Nga tiếp tục chảy sang châu Âu qua Ukraine. Nhưng Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen vừa bị đình chỉ, và thỏa thuận về dòng chảy khí đốt có thể sớm bị chấm dứt. Tổn hại của xung đột dường như sắp tăng lên rất nhiều.
Tuy nhiên, vào ngày 17/7, Tổng thống Putin tuyên bố rút Nga khỏi thỏa thuận. Động thái của Nga không phải là bất ngờ. Khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây gia tăng, thỏa thuận bắt đầu bị lung lay, với việc Điện Kremlin tuyên bố rằng phương Tây không giữ nguyên cam kết, vốn cho phép xuất khẩu nhiều nông sản và phân bón của Nga hơn. Nga cũng yêu cầu kết nối lại Ngân hàng Nông nghiệp Nga với hệ thống thanh toán quốc tế Swift và mở khóa tài sản và tài khoản của những công ty Nga tham gia xuất khẩu thực phẩm và phân bón.
Nhưng nhu cầu quan trọng nhất là nối lại đường ống amoniac Togliatti-Odessa, chạy từ thành phố Togliatti của Nga đến các cảng Biển Đen khác nhau ở Ukraine. Trước xung đột, đường ống này vận chuyển khoảng 2,5 triệu tấn amoniac/năm. Là một phần của các cuộc đàm phán về Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, Kiev và Moscow đã đạt được thỏa thuận cho phép vận chuyển amoniac an toàn qua đường ống - nhưng đường ống sau này không được phía Ukraine mở lại. Tháng 9 năm ngoái, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi Ukraine nối lại hoạt động vận tải, vì vai trò quan trọng của amoniac trong việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp toàn cầu, nhưng không có kết quả.
Tháng trước, Nga một lần nữa yêu cầu mở lại đường ống như một điều kiện để gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Chỉ vài ngày sau, một phần của đường ống nằm trong lãnh thổ Ukraine đã bị nổ tung. Nga cáo buộc Ukraine gây ra vụ việc, trong một nỗ lực có chủ ý nhằm phá hoại thỏa thuận ngũ cốc. Tuy nhiên, thống đốc tỉnh Kharkiv của Ukraine lại nói rằng các đợt pháo kích của Nga đã phá hủy đường ống.
Phương Tây ngay lập tức hùa vào chỉ trích quyết định của Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bày tỏ lấy làm tiếc về việc Nga "tiếp tục vũ khí hóa lương thực", trong khi người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cáo buộc ông Putin muốn "sử dụng nạn đói làm vũ khí"; Thủ tướng Italy Giorgia Meloni thì mô tả quyết định của Nga là “bằng chứng rõ hơn cho thấy ai là bạn và ai là kẻ thù của các nước nghèo nhất”.
Tuy nhiên, đằng sau những chỉ trích gay gắt lại che đậy một bức tranh nhiều sắc thái hơn. Theo báo cáo do tổ chức phi chính phủ Oxfam dựa trên dữ liệu từ Trung tâm điều phối chung của Liên Hợp Quốc, chưa đến 3% ngũ cốc từ thỏa thuận được chuyển đến các nước nghèo nhất thế giới, bao gồm Ethiopia, Sudan, Somalia, Afghanistan và Yemen. Ngược lại, khoảng 80% ngũ cốc đã được chuyển đến các nước giàu hơn, chủ yếu là các nước EU và Trung Quốc. Bản thân Tổng thống Putin trong cuộc trò chuyện với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa mới đây đã khẳng định rằng "mục tiêu chính của thỏa thuận - cung cấp ngũ cốc cho các quốc gia có nhu cầu, bao gồm cả những quốc gia ở lục địa châu Phi - đã không được thực hiện".
Và các nước phương Tây cũng sẽ phải trả giá. Giờ đây, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã bị tạm dừng, số lượng ngũ cốc Ukraine thậm chí còn lớn hơn sẽ được vận chuyển bằng đường bộ qua châu Âu thông qua cái gọi là "các tuyến đường đoàn kết" do EU thiết lập. Tuy nhiên, các vấn đề đã nảy sinh trước khi sáng kiến này sụp đổ, khi ngũ cốc giá rẻ của Ukraine, phần lớn được xuất khẩu bởi các công ty vỏ bọc tránh thuế, tràn ngập thị trường địa phương khiến người nông dân của nước sở tại tức giận.
Vào tháng 4/2023, chính phủ Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia đã đưa ra các lệnh cấm đơn phương đối với ngũ cốc của Ukraine cho đến khi một thỏa thuận của EU được thống nhất để giảm áp lực lên thị trường địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho việc vận chuyển ngũ cốc, hàng hóa Ukraine sang thị trường truyền thống các nước ngoài EU. Tuy nhiên, với việc đình chỉ Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, áp lực có thể sẽ tăng lên.
Hiện tại, tương lai của thỏa thuận vẫn chưa rõ ràng. Ông Putin để ngỏ khả năng khôi phục thỏa thuận, nói rằng Nga sẽ tuân thủ "ngay khi phần của Nga (trong thỏa thuận) được hoàn thành". Tuy nhiên, việc Nga đã tiến hành một số cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng xuất khẩu ngũ cốc quan trọng ở khu vực Odesa cho thấy việc nối lại thỏa thuận dường như khó có thể sớm xảy ra.
Nếu điều này xảy ra thì có nghĩa là một trong những động mạch cuối cùng vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu sẽ bị cắt đứt - động thái sẽ làm suy yếu nghiêm trọng an ninh năng lược của nhiều quốc gia EU. Phân tích gần đây của Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia cho thấy, việc giao hàng của Nga cho các nước EU “có thể giảm xuống từ 10 đến 16 tỷ mét khối (45-73% mức hiện tại)”.
Trong bối cảnh thị trường khí đốt toàn cầu đang bị thu hẹp, việc mất đi một phần nhỏ nguồn cung cũng có thể làm tăng giá trên khắp lục địa. Ví dụ, tại Đức, bộ trưởng kinh tế nước này đã ám chỉ rằng Đức sẽ buộc phải giảm đáng kể các hoạt động công nghiệp nếu thỏa thuận khí đốt không được gia hạn vào cuối năm nay. Đối với một quốc gia - và thực sự là một lục địa - đang phải vật lộn với quá trình phi công nghiệp hóa đang diễn ra, hậu quả có thể rất tàn khốc.
Điều này đặc biệt đáng lo ngại nếu chúng ta thấy rằng, mùa đông năm nay, châu Âu sẽ thiếu hụt ít nhất 60 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên. Khó có thể tưởng tượng được hết hậu quả của một cuộc khủng hoảng khí đốt khác đang cận kề — và nó có thể còn tồi tệ hơn năm ngoái. Khi xung đột Nga - Ukraine kéo dài, ngay cả khi các bên đạt được một vài thỏa hiệp thì chúng cũng có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào. Các nỗ lực ngoại giao đến nay vẫn chưa thể làm “loãng” nguy cơ tiềm ẩn từ xung đột Nga – Ukraine, hậu quả tiềm tàng từ cuộc chiến này vẫn đang lớn lên từng ngày.
Thực tế là điều này đã không xảy ra vào năm ngoái, phần lớn nhờ vào hai thỏa thuận quan trọng được đảm bảo ngay từ đầu cuộc xung đột: Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, theo đó Nga cho phép Ukraine tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen và một thỏa thuận cho phép khí đốt của Nga tiếp tục chảy sang châu Âu qua Ukraine. Nhưng Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen vừa bị đình chỉ, và thỏa thuận về dòng chảy khí đốt có thể sớm bị chấm dứt. Tổn hại của xung đột dường như sắp tăng lên rất nhiều.
“Ngọn hải đăng hy vọng” đang bị tắt
Khi thỏa thuận ngũ cốc đạt được vào tháng 7 năm ngoái, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã gọi đó là "ngọn hải đăng của hy vọng". Thỏa thuận đã góp phần làm giảm đáng kể giá ngũ cốc và tránh sự sụp đổ trong xuất khẩu của Ukraine, ngăn chặn hiệu quả một thảm họa nhân đạo toàn cầu tiềm ẩn. Trong năm qua, hơn 1.000 chuyến tàu (mang gần 33 triệu tấn ngũ cốc và các thực phẩm khác) đã rời Ukraine từ ba cảng của Ukraine: Odesa, Chornomorsk và Yuzhny/Pivdennyi.Tuy nhiên, vào ngày 17/7, Tổng thống Putin tuyên bố rút Nga khỏi thỏa thuận. Động thái của Nga không phải là bất ngờ. Khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây gia tăng, thỏa thuận bắt đầu bị lung lay, với việc Điện Kremlin tuyên bố rằng phương Tây không giữ nguyên cam kết, vốn cho phép xuất khẩu nhiều nông sản và phân bón của Nga hơn. Nga cũng yêu cầu kết nối lại Ngân hàng Nông nghiệp Nga với hệ thống thanh toán quốc tế Swift và mở khóa tài sản và tài khoản của những công ty Nga tham gia xuất khẩu thực phẩm và phân bón.
Nhưng nhu cầu quan trọng nhất là nối lại đường ống amoniac Togliatti-Odessa, chạy từ thành phố Togliatti của Nga đến các cảng Biển Đen khác nhau ở Ukraine. Trước xung đột, đường ống này vận chuyển khoảng 2,5 triệu tấn amoniac/năm. Là một phần của các cuộc đàm phán về Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, Kiev và Moscow đã đạt được thỏa thuận cho phép vận chuyển amoniac an toàn qua đường ống - nhưng đường ống sau này không được phía Ukraine mở lại. Tháng 9 năm ngoái, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi Ukraine nối lại hoạt động vận tải, vì vai trò quan trọng của amoniac trong việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp toàn cầu, nhưng không có kết quả.
Tháng trước, Nga một lần nữa yêu cầu mở lại đường ống như một điều kiện để gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Chỉ vài ngày sau, một phần của đường ống nằm trong lãnh thổ Ukraine đã bị nổ tung. Nga cáo buộc Ukraine gây ra vụ việc, trong một nỗ lực có chủ ý nhằm phá hoại thỏa thuận ngũ cốc. Tuy nhiên, thống đốc tỉnh Kharkiv của Ukraine lại nói rằng các đợt pháo kích của Nga đã phá hủy đường ống.
Tuy nhiên, đằng sau những chỉ trích gay gắt lại che đậy một bức tranh nhiều sắc thái hơn. Theo báo cáo do tổ chức phi chính phủ Oxfam dựa trên dữ liệu từ Trung tâm điều phối chung của Liên Hợp Quốc, chưa đến 3% ngũ cốc từ thỏa thuận được chuyển đến các nước nghèo nhất thế giới, bao gồm Ethiopia, Sudan, Somalia, Afghanistan và Yemen. Ngược lại, khoảng 80% ngũ cốc đã được chuyển đến các nước giàu hơn, chủ yếu là các nước EU và Trung Quốc. Bản thân Tổng thống Putin trong cuộc trò chuyện với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa mới đây đã khẳng định rằng "mục tiêu chính của thỏa thuận - cung cấp ngũ cốc cho các quốc gia có nhu cầu, bao gồm cả những quốc gia ở lục địa châu Phi - đã không được thực hiện".
Và các nước phương Tây cũng sẽ phải trả giá. Giờ đây, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã bị tạm dừng, số lượng ngũ cốc Ukraine thậm chí còn lớn hơn sẽ được vận chuyển bằng đường bộ qua châu Âu thông qua cái gọi là "các tuyến đường đoàn kết" do EU thiết lập. Tuy nhiên, các vấn đề đã nảy sinh trước khi sáng kiến này sụp đổ, khi ngũ cốc giá rẻ của Ukraine, phần lớn được xuất khẩu bởi các công ty vỏ bọc tránh thuế, tràn ngập thị trường địa phương khiến người nông dân của nước sở tại tức giận.
Vào tháng 4/2023, chính phủ Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia đã đưa ra các lệnh cấm đơn phương đối với ngũ cốc của Ukraine cho đến khi một thỏa thuận của EU được thống nhất để giảm áp lực lên thị trường địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho việc vận chuyển ngũ cốc, hàng hóa Ukraine sang thị trường truyền thống các nước ngoài EU. Tuy nhiên, với việc đình chỉ Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, áp lực có thể sẽ tăng lên.
Hiện tại, tương lai của thỏa thuận vẫn chưa rõ ràng. Ông Putin để ngỏ khả năng khôi phục thỏa thuận, nói rằng Nga sẽ tuân thủ "ngay khi phần của Nga (trong thỏa thuận) được hoàn thành". Tuy nhiên, việc Nga đã tiến hành một số cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng xuất khẩu ngũ cốc quan trọng ở khu vực Odesa cho thấy việc nối lại thỏa thuận dường như khó có thể sớm xảy ra.
Thách thức với an ninh năng lượng châu Âu
Câu chuyện tương tự dường như đang diễn ra với hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga. Bất chấp xung đột, khí đốt của Nga vẫn tiếp tục chảy qua Ukraine vào châu Âu - làm dịu đi ý định tách khỏi năng lượng của Nga của EU. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Financial Times, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết Kiev khó có thể gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt khi hợp đồng cung cấp của Ukraine với Gazprom hết hạn vào năm 2024.Nếu điều này xảy ra thì có nghĩa là một trong những động mạch cuối cùng vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu sẽ bị cắt đứt - động thái sẽ làm suy yếu nghiêm trọng an ninh năng lược của nhiều quốc gia EU. Phân tích gần đây của Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia cho thấy, việc giao hàng của Nga cho các nước EU “có thể giảm xuống từ 10 đến 16 tỷ mét khối (45-73% mức hiện tại)”.
Trong bối cảnh thị trường khí đốt toàn cầu đang bị thu hẹp, việc mất đi một phần nhỏ nguồn cung cũng có thể làm tăng giá trên khắp lục địa. Ví dụ, tại Đức, bộ trưởng kinh tế nước này đã ám chỉ rằng Đức sẽ buộc phải giảm đáng kể các hoạt động công nghiệp nếu thỏa thuận khí đốt không được gia hạn vào cuối năm nay. Đối với một quốc gia - và thực sự là một lục địa - đang phải vật lộn với quá trình phi công nghiệp hóa đang diễn ra, hậu quả có thể rất tàn khốc.
Điều này đặc biệt đáng lo ngại nếu chúng ta thấy rằng, mùa đông năm nay, châu Âu sẽ thiếu hụt ít nhất 60 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên. Khó có thể tưởng tượng được hết hậu quả của một cuộc khủng hoảng khí đốt khác đang cận kề — và nó có thể còn tồi tệ hơn năm ngoái. Khi xung đột Nga - Ukraine kéo dài, ngay cả khi các bên đạt được một vài thỏa hiệp thì chúng cũng có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào. Các nỗ lực ngoại giao đến nay vẫn chưa thể làm “loãng” nguy cơ tiềm ẩn từ xung đột Nga – Ukraine, hậu quả tiềm tàng từ cuộc chiến này vẫn đang lớn lên từng ngày.