Y học vừa phát hiện thêm một yếu tố làm tăng nguy cơ mất trí nhớ

Danh sách các yếu tố rủi ro gây ra chứng mất trí ngày càng dài thêm.

Tạp chí y khoa Lancet đã thành lập một Ủy ban về chứng mất trí để xem xét các bằng chứng từ nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị về cách quản lý tốt nhất hoặc thậm chí ngăn ngừa dịch bệnh mất trí.

1724117078259.png

Tạp chí này đã công bố đánh giá về chín yếu tố rủi ro vào năm 2017, sau đó bổ sung thêm ba yếu tố mới vào năm 2020 gồm uống quá nhiều rượu, chấn thương đầu và ô nhiễm không khí.

Các chuyên gia sau đó cho biết việc quản lý hàng chục rủi ro này có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn tới 40% các chứng mất trí do mọi nguyên nhân, bao gồm cả dạng mất trí phổ biến nhất là bệnh Alzheimer.

Vào tháng 7 vừa qua, hai rủi ro nữa với bệnh mất trí nhớ đã được thêm vào: chỉ số cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL), còn gọi là cholesterol "xấu" và mất thị lực. Kiểm soát những yếu tố này, cùng với 12 yếu tố khác, có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm gần 50% chứng mất trí do mọi nguyên nhân.

Vào thời điểm Lancet công bố những yếu tố gây chứng mất trí vào năm 2017, bằng chứng về cholesterol LDL là một yếu tố nguy cơ vẫn chưa có kết luận. Tuy nhiên, kể từ đó, một phân tích tổng hợp của ba nghiên cứu, với tổng số hơn một triệu người tham gia, đã kiểm tra mức cholesterol LDL ở những người trưởng thành dưới 65 tuổi.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng, từ khoảng 40 tuổi trở đi, mỗi lần tăng 1 mmol/L (millimole trên một lít máu) cholesterol LDL có liên quan đến việc tăng 8% nguy cơ mắc chứng mất trí.

Nhìn chung, nghiên cứu của Lancet kết luận rằng "có bằng chứng về mặt sinh học cho thấy cholesterol LDL cao ở tuổi trung niên là một yếu tố nguy cơ gây ra chứng mất trí".

Cholesterol là một chất giống như sáp, giống như chất béo mà cơ thể bạn cần để có sức khỏe tốt, nhưng phải ở mức độ phù hợp, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ. Cholesterol được vận chuyển qua máu dưới dạng lipoprotein - các hạt tròn nhỏ được tạo thành từ lipid (chất béo) và protein.

Có hai loại: lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) được gọi là cholesterol "xấu" và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), được gọi là cholesterol "tốt".

Nồng độ cholesterol "xấu" cao tạo ra sự tích tụ mảng bám hoặc chất béo lắng đọng trong động mạch có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ; mức HDL lành mạnh có thể giúp bảo vệ chống lại chúng.

Mặc dù vai trò của cholesterol "tốt" trong chứng mất trí có vẻ không đơn giản, nhưng một nghiên cứu của Hoa Kỳ được công bố vào năm 2022 đã báo cáo rằng cholesterol HDL tăng có thể bảo vệ chống lại sự phát triển của chứng mất trí.

Trong khi đó, cholesterol "xấu" dư thừa có thể dẫn đến lắng đọng các mảng bám amyloid và các rối loạn sợi thần kinh trong não, các dấu hiệu đặc trưng của bệnh Alzheimer.

HDL giúp loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể bằng cách đưa nó ra khỏi động mạch và trở lại gan, nơi nó bị phân hủy và thải ra khỏi cơ thể dưới dạng chất thải. HDL cũng đóng vai trò là chất chống viêm và chống oxy hóa.

Để giảm mức cholesterol LDL, Trường Y Harvard gợi ý bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống của mình: yến mạch; lúa mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác; đậu; cà tím và đậu bắp; các loại hạt; dầu thực vật; táo, nho, dâu tây, trái cây họ cam quýt; đậu nành; cá béo; và thực phẩm bổ sung chất xơ.

1724117045062.png

Để kiểm tra về mức cholesterol, các chuyên gia khuyến nghị nên đi khám để kiểm tra huyết áp, lượng đường trong máu và mức cholesterol, cân nặng và số đo vòng eo để tìm kiếm các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh tim và đột quỵ, bệnh thận, tiểu đường và chứng mất trí.

Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mất trí nhớ:

Ở tuổi trung niên:
  • LDL cao
  • Trầm cảm
  • Chấn thương sọ não
  • Ít vận động
  • Hút thuốc
  • Tiểu đường
  • Tăng huyết áp
  • Béo phì
  • Uống quá nhiều rượu
Ở tuổi già:
  • Cô lập xã hội
  • Ô nhiễm không khí
  • Mất thị lực không được điều trị
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top