VnReview
Hà Nội

Asanzo - Những thông tin cần biết

Asanzo là công ty có trụ sở và nhà máy ở TP.HCM chuyên về ngành hàng điện tử, gia dụng với danh mục hàng loạt sản phẩm bán trên thị trường từ TV, điều hòa, smartphone cho đến bình đun nước, nồi cơm điện, lò nướng…

Công ty này vừa bị báo Tuổi trẻ tố giác (kèm các bằng chứng) nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc từ Trung Quốc về dán nhãn mác hàng Việt Nam chất lượng cao. Asanzo có phải là một "Khai Silk" thứ hai hay không sẽ sớm được làm rõ. Trong thời gian này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Asanzo và ông chủ Phạm Văn Tam, một doanh nhân khá nổi tiếng trong những năm gần đây.

‘Shark Tam'

Shark Tam là biệt danh được đặt cho ông Phạm Văn Tam khi ông tham gia show truyền hình thực tế Shark Tank 2019 (Thương vụ bạc tỉ) sắp phát sóng trên truyền hình quốc gia VTV. Với vai trò là nhà đầu tư, ‘shark Tam' cùng các shark khác sẽ lựa chọn rót vốn cho các dự án khởi nghiệp họ cho là có tiềm năng.

Asanzo

Ông Phạm Văn Tam (40 tuổi), sinh ra và lớn lên tại Móng Cái, Quảng Ninh. Tốt nghiệp cấp 3, ông không theo học đại học mà tự bươn trải kiếm sống, trong đó có áp tải hàng từ Móng Cái vào chợ Nhật Tảo (TP.HCM). Sau thời gian thăng trầm, làm thuê ở chợ Nhật Tảo, gặp đúng thời làn sóng thay TV cục CRT, ông Tam quyết định làm ra TV thương hiệu của riêng mình từ năm 2009. Nhưng trong hơn chục năm, các thương hiệu TV từ Fujiko đến SupoViet đều không có chỗ đứng. Đến năm 2014, sau khi tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm thương trường, Phạm Văn Tam thành lập công ty cổ phần Asanzo. Với sản phẩm giá rẻ, thị trường công ty nhắm đến là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Ông Phạm Văn Tam giải thích cái tên Asanzo là đặt theo ngẫu nhiên. Khi còn ở Móng Cái, giáp biên giới Trung Quốc, tên Tam tiếng Trung Quốc, đọc là "san" và mọi người thường gọi là "A San" (A Tam). Khi vào TP.HCM, đi buôn bán, mỗi khi được món lời mọi người vẫn gọi là "zô, zô mánh". Thấy từ này hay quá nên khi lập doanh nghiệp, ông suy tính và ghép những từ này lại là Asanzo, nó có nghĩa như ‘anh Tam làm ăn zô mánh'.

Đúng là ông Phạm Văn Tam vô mánh thật. Từ một người vô danh, ông đã trở thành một doanh nhân được cho là sở hữu ngàn tỉ đồng, tài trợ cho rất nhiều chương trình lớn như Giải bóng đá hạng nhì Quốc gia 2019, chủ tọa các diễn đàn khởi nghiệp, và là một trong bốn shark (cá mập) trong show truyền hình ăn khách Shark Tank 2019.

Khẩu hiệu nhận diện thương hiệu của Asanzo là "Made in Việt Nam. Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản".

Shark tam

Trên status mới nhất của mình đăng sáng sớm ngày 21/6/2019, ông Phạm Văn Tam mong muốn "tương lai các doanh nghiệp ngành phụ trợ Điện Tử của Việt Nam sẽ sản xuất được hết các linh kiện để hỗ trợ các thương hiệu của Việt Nam sẽ không phụ thuộc vào nước ngoài nhiều nữa. Mong các doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng ASANZO để tạo lên ngành công nghiệp điện tử để cho người dân Việt Nam có sản phẩm giá rẻ để phục vụ cuộc sống tiện nghi hơn.mặc dù điều này rất khó nhưng chúng ta sẽ từ từ làm được".

Asanzo và những con số

Danh mục sản phẩm mang thương hiệu Asanzo gần như ‘bao trọn' thị trường điện tử, đồ gia dụng:

- TV KOODA

- TV ASANZO (TV LED, Smart TV, TV 4K, TV màn hình cong, TV cường lực)

- Smartphone (S5, Z5)

- Điện lạnh (điều hòa, quạt điều hòa, máy lạnh, máy làm mát)

- Đồ điện gia dụng (Bàn là, lò vi sóng, lò nướng điện, nồi cơm điện, nồi áp suất, bếp hồng ngoại, bình siêu tốc, máy xay...)

- Thiết bị khác (loa kéo, bếp gas, máy lọc nước).

Doanh thu/ Doanh số

Asanzo

- Doanh số điều hòa 2017-2018 từ 20.000-30.000 chiếc; từ 1-5/2019 bán ra 160.000 chiếc điều hòa trong dự tính năm 2019 bán ra từ 250.000-300.000 chiếc.

- Sẽ tiếp tục đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng để xây dựng nhà máy sản xuất riêng dòng điều hòa phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Mỗi ngày có khoảng 1.000 máy lạnh được sản xuất.

- Năm 2018, ông chủ Asanzo trả lời báo Zing cho biết tổng công suất tối đa của nhà máy đạt 4 triệu sản phẩm một năm, chủ yếu cung cấp cho thị trường trong nước. Trong tương lai, nhà máy phải đạt công suất 10 triệu sản phẩm một năm, trong đó có 3,5 triệu sản phẩm tại Việt Nam và phần còn lại xuất khẩu đi các nước Đông Nam Á như Indonesia, Myanmar, Campuchia, Lào....

- 3/2017: Doanh thu 2016 đạt hơn 2.200 tỉ đồng, đặt mục tiêu 2017 doanh thu hơn 4.000 tỉ đồng

- 7/2018: Doanh thu 2017 đạt 4.620 tỉ đồng, đặt mục tiêu 2018 doanh thu 10.000 tỉ đồng

- 2/2019: Doanh thu 2018: 6.250 tỉ đồng. Đặt mục tiêu 2019 doanh thu 10.000 tỉ đồng

Mục tiêu

Asanzo sẽ thành tập đoàn điện tử hàng đầu Việt Nam sau IPO dư kiến vào năm 2020. Khi đó, Asanzo sẽ phải là một tập đoàn điện tử đa ngành hàng đầu Việt Nam, gồm 5 lĩnh vực tivi, điện lạnh, điện gia dụng, smartphone và các mặt hàng điện tử khác như laptop, máy tính bảng... Những sản phẩm công nghệ mới dự kiến chiếm tỷ lệ 30% trong tổng công suất, thay vì chỉ 10% như hiện nay.

Tuyên Quang

Chủ đề khác