Trung Quốc đã cắm lá cờ của mình trên Mặt trăng, hơn 50 năm sau khi Hoa Kỳ lần đầu tiên cắm lá cờ hoa ở đó.
Các bức ảnh từ Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cho thấy lá cờ đỏ năm sao vẫn nằm yên trên bề mặt Mặt trăng không có gió.
Chúng được chụp bởi một máy ảnh trên tàu thăm dò không gian Hằng Nga-5 trước khi nó rời Mặt trăng cùng với các mẫu đá vào thứ Năm tuần này.
Hai sứ mệnh trước đó của Trung Quốc có cờ trên lớp phủ của tàu vũ trụ - vì vậy cả hai đều không thể được cắm lên Mặt trăng.
Tàu đổ bộ cắm cờ Trung Quốc trên Mặt trăng
Hoa Kỳ đã cắm lá cờ đầu tiên trên Mặt Trăng trong sứ mệnh Apollo 11 có người lái vào năm 1969. Năm lá cờ khác của Hoa Kỳ đã được cắm trên bề mặt Mặt Trăng trong các sứ mệnh tiếp theo cho đến năm 1972.
Năm 2012, NASA trích dẫn các hình ảnh vệ tinh cho thấy năm trong số các lá cờ vẫn đứng vững, nhưng các chuyên gia nói rằng các lá cờ Mỹ có khả năng đã bị tẩy trắng bởi ánh sáng chói của Mặt trời.
Phi hành gia Buzz Aldrin cho hay lá cờ đầu tiên đã được đặt quá gần với mô-đun Mặt trăng của Apollo và ông nói, nó có thể bị thổi bay khi mô-đun phát nổ.
Trung Quốc nói gì về sứ mệnh của mình?
Tờ Global Times cho biết lá cờ Trung Quốc là một lời nhắc nhở về "sự phấn khích và cảm hứng" người Trung Quốc cảm nhận được trong suốt các sứ mệnh Apollo của Hoa Kỳ.
Phi hành gia Mỹ Buzz Aldrin và quốc kỳ trên Mặt trăng
Hằng Nga 5 có tổng cộng 4 mô đun, gồm một tàu quỹ đạo (Orbiter), một tàu đổ bộ mang theo các dụng cụ chuyên dụng để thu thập mẫu vật (Lander), một tàu lấy mẫu vật (Ascender) và một tàu chứa nhỏ để mang các mẫu vật thu được về trái đất an toàn (Returner).
Sau khi tàu Hằng Nga 5 vào quỹ đạo Mặt Trăng, tàu quỹ đạo và tàu chứa tách ra và ở lại quỹ đạo trong khi tàu đổ bộ và tàu lấy mẫu vật đáp xuống bề mặt Mặt Trăng. Khi nhiệm vụ thu thập hoàn thành và các mẫu vật được chuyển vào khoang của tàu lấy mẫu vật, tàu lấy mẫu vật đã rời tàu đổ bộ, cất cánh khỏi bề mặt Mặt Trăng và dự kiến kết nối với tàu quỹ đạo và chuyển mẫu vật lên tàu chứa trước khi trở về Trái Đất.
Ảnh chụp bề mặt Mặt trăng do tàu vũ trụ Trung Quốc Hằng Nga 5 gửi về Trái đất
Lá cờ vải đã được kéo bởi tàu đổ bộ ngay trước khi tàu lấy mẫu vật cất cánh bằng cách sử dụng tàu đổ bộ làm bệ phóng. ;Quốc kỳ Trung Quốc rộng 2m, cao 90cm và nặng khoảng một kg. Trưởng dự án Li Yunfeng nói với Global Times, tất cả các bộ phận của lá cờ đã được trang bị các tính năng như bảo vệ khỏi nhiệt độ lạnh. Nhà phát triển dự án Cheng Chang cho biết: "Một lá cờ quốc gia bình thường trên Trái đất sẽ không thể tồn tại trong môi trường Mặt trăng khắc nghiệt".
Nhiệm vụ Hằng Nga-5 là lần hạ cánh thành công thứ ba của Trung Quốc lên Mặt trăng trong bảy năm.
Tuấn Phan