VNR Content
Pearl
Là người nắm quyền thực tế trong triều đình cuối thời nhà Thanh, ngang ngược độc ác, ích kỷ tư lợi. Khi dân chúng lầm than bi thảm, chiến tranh hoành hành, Từ Hi vẫn vung tiền như nước, tích lũy tài sản cho riêng mình, sử dụng cạn kiệt quốc khố. Chỉ riêng một bữa cơm của bà cũng đủ cho hơn trăm người ăn mấy tháng liền.
Trong những sự kiện xảy ra xung quanh Từ Hi Thái hậu, có một câu chuyện ít ai biết đến, xuất phát từ quyển "Văn sử thức thú" của Lý Ánh Phát. Cuốn sách này ghi lại rằng vào năm 1900, Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ, Liên quân tám nước đổ bộ từ Thiên Tân, trực tiếp tấn công Bắc Kinh, tuyên bố sẽ tìm đến “tính sổ” Từ Hi Thái hậu.
Lúc này, Từ Hi sợ hãi hoảng loạn, thái độ ngoại giao mạnh mẽ ban đầu đã tiêu tan, từ thù địch chuyển thành thỏa hiệp, lấy lòng, vội vàng phái Lý Hồng Chương đi thương lượng với Liên quân tám nước, khẩn cầu lui binh.
Sau đó, Từ Hi còn không yên tâm, bởi vì lúc ấy tâm phúc đã xuất cung thực hiện nhiệm vụ khác, Thái hậu liền ra lệnh cho một họ Vương 17 tuổi, mang theo 4 lấy từ trên Phượng quan (mũ phượng) có giá trị liên thành, đến nơi Lý Hồng Chương đàm phán với người nước ngoài và giao cho ông. Dụng ý của Từ Hi là muốn Lý Hồng Chương tặng dạ minh châu cho người nước ngoài để lấy lòng và khẩn cầu bọn họ lui binh.
Trước khi đi, Từ Hi Thái hậu nhiều lần dặn dò vị cung nữ này, nhất định phải làm theo, không được có sai sót, nếu không trảm đầu không tha, đồng thời phái mấy chục hộ vệ đi theo, bảo đảm an toàn cho 4 viên dạ minh châu quý giá. Nhưng điều Từ Hi không ngờ tới là, sau khi ra khỏi Tử Cấm Thành, vị cung nữ này nổi lòng tham, thừa dịp hộ vệ không mất cảnh giác, nửa đường chạy trốn, từ đó về sau 4 viên dạ minh châu giá trị liên thành này đã lưu lạc trong dân gian.
Mãi đến 64 năm sau, vào năm 1964, 4 viên dạ minh châu của Từ Hi Thái hậu mới xuất hiện trong một gia đình công nhân ở Tây An (Thiểm Tây, Trung Quốc). Người đàn ông họ Ngô và vợ đều là công nhân của một nhà máy hóa dầu. Theo ông Ngô, nhiều năm trước, hai vợ chồng đã cưu mang một người phụ nữ lớn tuổi họ Vương. Họ thấy bà Vương một mình côi cút, không nơi nương tựa, nên đã động lòng thương, dốc lòng chăm sóc, coi bà như người thân trong gia đình.
Bà Vương qua đời ở tuổi 80, trước khi lâm chung, bà giao một chiếc gối nhỏ cho ông Ngô, còn chưa kịp nói ra bí mật cất giấu bên trong đó thì đã qua đời. Về sau, có một ngày, vợ của ông Ngô thấy cái gối nhỏ này quá bẩn nên muốn lấy đi giặt giũ, kết quả trong lúc vô tình mới phát hiện, bên trong cất giấu 4 viên dạ minh châu to bằng quả nhãn, trong suốt và đen láy.
Hai vợ chồng ông Ngô ban đầu không biết đây chính là dạ minh châu có giá trị không thể tưởng tượng được. Đến khi mang đến nơi có khả năng thẩm định đá quý mới xác nhận đây là dạ minh châu chân chính, là vật báu hiếm có mang giá trị lịch sử, hơn nữa giá trị thành tiền trên chục tỷ nhân dân tệ.
Sau khi biết được đó là vật có liên quan đến lịch sử trọng đại, ông Ngô không chút do dự giao nộp cho chính quyền. Chuyên gia khảo cổ giám định, bốn viên dạ minh châu này chính là 4 viên bị mất trên phượng quan của Từ Hi Thái hậu năm đó, định giá ít nhất là trên 20 tỷ NDT (hơn 68,5 nghìn tỷ đồng).
Còn có một câu chuyện khác về sự lưu lạc của 4 viên dạ minh châu. Đó là khi Liên quân tám nước tràn vào Bắc Kinh, Từ Hi dẫn theo Quang Tự chạy trốn. Thái hậu đã giao 4 viên dạ minh châu cho cung nữ thân cận nhất bảo quản, cho đến khi mọi chuyện ổn thỏa quay lại hoàng cung. Thế nhưng cung nữ này đã biệt tăm biệt tích kể từ đó và được một gia đình cưu mang. Mọi diễn biến về sau giống như câu chuyện trong quyển “Văn sử thức thú” trên.
Thế nhưng giả thuyết này không được đồng tình vì có điểm không chân thật. Vì sao Từ Hi vốn có bản tính đa nghi, cả đời sống xa hoa, sưu tầm báu vật trên khắp thiên hạ mà lại giao cho cung nữ cất giữ dạ minh châu của mình? Điều này thật sự không đúng với tâm tính của vị Thái hậu nổi tiếng độc ác nhất Thanh triều!
Nguồn: 163
Trong những sự kiện xảy ra xung quanh Từ Hi Thái hậu, có một câu chuyện ít ai biết đến, xuất phát từ quyển "Văn sử thức thú" của Lý Ánh Phát. Cuốn sách này ghi lại rằng vào năm 1900, Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ, Liên quân tám nước đổ bộ từ Thiên Tân, trực tiếp tấn công Bắc Kinh, tuyên bố sẽ tìm đến “tính sổ” Từ Hi Thái hậu.
Lúc này, Từ Hi sợ hãi hoảng loạn, thái độ ngoại giao mạnh mẽ ban đầu đã tiêu tan, từ thù địch chuyển thành thỏa hiệp, lấy lòng, vội vàng phái Lý Hồng Chương đi thương lượng với Liên quân tám nước, khẩn cầu lui binh.
Sau đó, Từ Hi còn không yên tâm, bởi vì lúc ấy tâm phúc đã xuất cung thực hiện nhiệm vụ khác, Thái hậu liền ra lệnh cho một họ Vương 17 tuổi, mang theo 4 lấy từ trên Phượng quan (mũ phượng) có giá trị liên thành, đến nơi Lý Hồng Chương đàm phán với người nước ngoài và giao cho ông. Dụng ý của Từ Hi là muốn Lý Hồng Chương tặng dạ minh châu cho người nước ngoài để lấy lòng và khẩn cầu bọn họ lui binh.
Mãi đến 64 năm sau, vào năm 1964, 4 viên dạ minh châu của Từ Hi Thái hậu mới xuất hiện trong một gia đình công nhân ở Tây An (Thiểm Tây, Trung Quốc). Người đàn ông họ Ngô và vợ đều là công nhân của một nhà máy hóa dầu. Theo ông Ngô, nhiều năm trước, hai vợ chồng đã cưu mang một người phụ nữ lớn tuổi họ Vương. Họ thấy bà Vương một mình côi cút, không nơi nương tựa, nên đã động lòng thương, dốc lòng chăm sóc, coi bà như người thân trong gia đình.
Bà Vương qua đời ở tuổi 80, trước khi lâm chung, bà giao một chiếc gối nhỏ cho ông Ngô, còn chưa kịp nói ra bí mật cất giấu bên trong đó thì đã qua đời. Về sau, có một ngày, vợ của ông Ngô thấy cái gối nhỏ này quá bẩn nên muốn lấy đi giặt giũ, kết quả trong lúc vô tình mới phát hiện, bên trong cất giấu 4 viên dạ minh châu to bằng quả nhãn, trong suốt và đen láy.
Hai vợ chồng ông Ngô ban đầu không biết đây chính là dạ minh châu có giá trị không thể tưởng tượng được. Đến khi mang đến nơi có khả năng thẩm định đá quý mới xác nhận đây là dạ minh châu chân chính, là vật báu hiếm có mang giá trị lịch sử, hơn nữa giá trị thành tiền trên chục tỷ nhân dân tệ.
Sau khi biết được đó là vật có liên quan đến lịch sử trọng đại, ông Ngô không chút do dự giao nộp cho chính quyền. Chuyên gia khảo cổ giám định, bốn viên dạ minh châu này chính là 4 viên bị mất trên phượng quan của Từ Hi Thái hậu năm đó, định giá ít nhất là trên 20 tỷ NDT (hơn 68,5 nghìn tỷ đồng).
Còn có một câu chuyện khác về sự lưu lạc của 4 viên dạ minh châu. Đó là khi Liên quân tám nước tràn vào Bắc Kinh, Từ Hi dẫn theo Quang Tự chạy trốn. Thái hậu đã giao 4 viên dạ minh châu cho cung nữ thân cận nhất bảo quản, cho đến khi mọi chuyện ổn thỏa quay lại hoàng cung. Thế nhưng cung nữ này đã biệt tăm biệt tích kể từ đó và được một gia đình cưu mang. Mọi diễn biến về sau giống như câu chuyện trong quyển “Văn sử thức thú” trên.
Thế nhưng giả thuyết này không được đồng tình vì có điểm không chân thật. Vì sao Từ Hi vốn có bản tính đa nghi, cả đời sống xa hoa, sưu tầm báu vật trên khắp thiên hạ mà lại giao cho cung nữ cất giữ dạ minh châu của mình? Điều này thật sự không đúng với tâm tính của vị Thái hậu nổi tiếng độc ác nhất Thanh triều!
Nguồn: 163