quoccuongp09
Pearl
Tác phẩm của Trần Mai (1694-1745) gồm 12 bức, mỗi bức dài 37 cm, ngang 32 cm, ra đời năm 1738, hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Cố cung, Trung Quốc. Theo The Paper, tranh thực hiện theo yêu cầu của nhà vua, vẽ cuộc sống chốn thâm cung của các phi tần, gồm: Tháng 1 ngắm hoa mai, tháng 2 chơi xích đu, tháng 3 chơi cờ vây, tháng 4 ngắm hoa xuân, tháng 5 tô điểm soi gương bên hồ nước, tháng 6 chèo thuyền hái hoa sen, tháng 7 làm lễ cầu mong được ban cho sự khéo léo, trong ngày Thất tịch.
Tháng 8, họa sĩ miêu tả cảnh các phu nhân ngắm trăng thu. Tháng 9, phi tần tụ tập ngắm hoa cúc. Tháng 10 khắc họa hoạt động thêu thùa. Tháng 11, tác giả tả cảnh xem tranh, thảo luận tranh cổ. Tháng 12, phi tần gặp nhau làm thơ trong ngày tuyết. Càn Long tại vị 60 năm (1735-1795), ông có tổng cộng 41 bà vợ, trong đó có ba đời hoàng hậu.
Theo DPM, tác phẩm đề tài phong phú, vừa thể hiện cuộc sống an nhàn, sung túc của phi tần, vừa cho thấy mối liên quan giữa cuộc sống ở cung cấm và trong dân gian, qua các hoạt động thêu thùa, làm thơ, ngắm hoa...
Họa sĩ Trần Mai khắc họa các hình tượng phụ nữ liễu yếu đào tơ, trang phục biến hóa theo mùa nhưng đều toát lên sự thanh nhã. Tác giả áp dụng phong cách hội họa cung đình có từ thời Tống. Trong khi các kiến trúc lại được miêu tả bằng thủ pháp hội họa phương Tây.
Phi tần ngắm hoa mai, tháng 1. Ảnh: DPM
Mỹ nữ vui chơi trong tháng 2, với cảnh bãi cỏ, cây liễu, hoa mơ.
Các phi tần đấu cờ vây, tháng 3
Phi tần ngắm hoa tháng 4
Khung cảnh soi gương, tô điểm trong tháng 5.
Mỹ nữ chèo thuyền hái sen tháng 6
Tục lệ cầu nguyện dịp Thất tịch, tháng 7.
Các phu nhân dịp Trung thu.
Tháng 9, phi tần thưởng hoa cúc. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, cúc tượng trưng cho sự cao quý, may mắn, trường thọ.
Đầu đông, các phu nhân thêu thùa, ngắm tác phẩm của mình.
Tháng 11, bên cạnh lò than, phi tần ngắm tranh cổ, đàm đạo nghệ thuật.
Tháng 12, phi tần tụ tập trong phòng ấm vừa thưởng trà vừa ngắm tuyết, làm thơ.
Tác phẩm được Càn Long đặc biệt yêu thích, khen ngợi. Ông đóng hơn 60 con dấu lên bộ tranh. Năm 1741, hoàng đế lại lệnh cho các nghệ nhân tay nghề cao của triều đình dùng ngà voi, ngọc bích và phỉ thúy điêu khắc theo tranh vẽ.
Họa sĩ Trần Mai được tiến cử nhập cung từ thời vua Ung Chính, vừa am hiểu nghệ thuật hội họa cổ đại vừa giỏi tiếp cận và áp dụng phương pháp vẽ phương Tây. Càn Long trọng dụng Trần Mai, để ông tham gia sáng tác nhiều tác phẩm đồ sộ, trong đó có bức Thanh minh thượng hà đồ (1736), dài hơn 1.100 cm, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc.
Nghinh Xuân
Tháng 8, họa sĩ miêu tả cảnh các phu nhân ngắm trăng thu. Tháng 9, phi tần tụ tập ngắm hoa cúc. Tháng 10 khắc họa hoạt động thêu thùa. Tháng 11, tác giả tả cảnh xem tranh, thảo luận tranh cổ. Tháng 12, phi tần gặp nhau làm thơ trong ngày tuyết. Càn Long tại vị 60 năm (1735-1795), ông có tổng cộng 41 bà vợ, trong đó có ba đời hoàng hậu.
Theo DPM, tác phẩm đề tài phong phú, vừa thể hiện cuộc sống an nhàn, sung túc của phi tần, vừa cho thấy mối liên quan giữa cuộc sống ở cung cấm và trong dân gian, qua các hoạt động thêu thùa, làm thơ, ngắm hoa...
Họa sĩ Trần Mai khắc họa các hình tượng phụ nữ liễu yếu đào tơ, trang phục biến hóa theo mùa nhưng đều toát lên sự thanh nhã. Tác giả áp dụng phong cách hội họa cung đình có từ thời Tống. Trong khi các kiến trúc lại được miêu tả bằng thủ pháp hội họa phương Tây.
Tác phẩm được Càn Long đặc biệt yêu thích, khen ngợi. Ông đóng hơn 60 con dấu lên bộ tranh. Năm 1741, hoàng đế lại lệnh cho các nghệ nhân tay nghề cao của triều đình dùng ngà voi, ngọc bích và phỉ thúy điêu khắc theo tranh vẽ.
Họa sĩ Trần Mai được tiến cử nhập cung từ thời vua Ung Chính, vừa am hiểu nghệ thuật hội họa cổ đại vừa giỏi tiếp cận và áp dụng phương pháp vẽ phương Tây. Càn Long trọng dụng Trần Mai, để ông tham gia sáng tác nhiều tác phẩm đồ sộ, trong đó có bức Thanh minh thượng hà đồ (1736), dài hơn 1.100 cm, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc.
Nghinh Xuân