21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 1

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Thế giới luôn tràn ngập những điều bí ẩn mà khoa học khó lý giải. Từ cố chí kim, loài người đã luôn tò mò và đầy sáng tạo, tổ tiên của chúng ta đã có nhiều phát minh vĩ đại mà đến hiện tại, dù khoa học đã rất tiến bộ, bậc con cháu vẫn chưa thể biết cách họ tạo ra hoặc mục đích của chúng là gì.
21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 1

Cột sắt 1600 năm tuổi ở Delhi không bao giờ bị gỉ

The Iron Pillar ở Delhi là một cột sắt nặng 6 tấn, cao 24 foot và có tuổi đời 1.600 năm. Mặc dù tồn tại từ rất lâu nhưng điểm kỳ lạ là cột sắt này không bị quá trình oxi hóa tác động. Nhiều nhà khoa học lý giải hiện tượng trên là do khí hậu ôn hòa, khô cằn của Delhi, số khác cho rằng chính loại hợp kim kim loại mà người cổ đại dùng để chế tạo đã giữ được trạng thái nguyên sơ của sắt.
Hợp kim đó chứa lượng lớn phốt pho nhưng không có lưu huỳnh và mangan. Dù vì lý do gì, các nhà khoa học đều đồng ý đây là một công trình khảo cổ đặc biệt, đại diện cho sự phát triển văn minh nhân loại.

Người Hy Lạp cổ đại và người Ấn Độ đều là cha đẻ của lý thuyết nguyên tử

John Dalton được cho là người đã đưa ra ý tưởng về nguyên tử vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên, các nhà triết học ở cả Hy Lạp và Ấn Độ cùng một lúc đã đưa ra ý tưởng về thuyết nguyên tử, còn được gọi là thuyết tiền nguyên tử, vào khoảng 2500 năm trước.
Acharya Kanad, một nhà khoa học người Ấn Độ, đã đưa ra giả thuyết rằng một hạt gạo có thể bị chia nhỏ đến mức không thể chia nhỏ thêm nữa. Cùng lúc đó, các nhà triết học tự nhiên Hy Lạp cho rằng một thứ được gọi là nguyên tử khi nó bị chia nhỏ đến mức không thể cắt thêm.
21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 1

Làm thế nào một nhà khoa học Ấn Độ cổ đại tính toán vòng quay của Trái đất?

Bhāskarāchārya là một nhà thiên văn học và toán học người Ấn Độ sống vào thế kỷ 12. Khi còn là người điều hành của một đài quan sát thiên văn ở Ấn Độ, ông tính toán chính xác rằng Trái Đất chỉ mất hơn 365 ngày để quay quanh mặt trời.
Đáng ngạc nhiên hơn là ông đã thực hiện khám phá của mình trước các nhà thiên văn phương Tây hàng trăm năm. Nếu khoa học phương Tây tiếp cận được với công trình này từ trước, họ sẽ không phải mất thời gian nghiên cứu từ đầu. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào ông có thể tính toán chính xác phép tính đó khi không có công nghệ hiện đại?

21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 1
Cuốn sách Codex Gigas

Văn bản tóm gọn kiến thức thế giới thời Trung Cổ được viết trong 1 ngày

Codex Gigas là một bản thảo viết tay từ thế kỷ 13, tác giả của nó đã dùng đến 160 tấm da động vật để hoàn thành. Tác phẩm nặng đến mức cần 2 người đàn ông trưởng thành mới nâng được. Đó không phải điểm đặc biệt duy nhất, Codex Gigas được hoàn thành trong khoảng thời gian rất ngắn, chỉ 1 ngày duy nhất.
Theo truyền thuyết lưu truyền, để cứu mạng mình, một nhà sư đề nghị chép toàn bộ kiến thức trên thế giới chỉ trong một ngày. Cuối cùng người này đã thỏa thuận với ác quỷ để biến lời hứa thành sự thật. Đó chỉ là lời lưu truyền không thật, nhưng chuyện tấm da được hoàn thành bởi một người trong thời gian ngắn là sự thật.

21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 1
Bản vẽ và mô tả về máy bay của người Ấn cổ đại

Người cổ đại Ấn Độ đã phát minh ra máy bay

Một cuốn sách được viết ở Ấn Độ vào năm 400 trước Công nguyên mô tả chi tiết những cỗ máy bay được gọi là vimanas. Tác giả cuốn sách, Maharshi Bhardwaj, đã mô tả cách điều khiển chúng, phi công cần làm gì cho chuyến bay dài, cách chúng bay, cách phi công bảo vệ tàu bay khỏi bão và thậm chí cả việc chuyển đổi sang năng lượng mặt trời.
Bức vẽ kèm mô tả về vimanas đến này vẫn là bài toán khó với các nhà nghiên cứu. Một số cho rằng đây là kết quả của sự hỗ trợ từ người ngoài hành tinh, số khác tin rằng đó là trò bịp bợm. Có người lại nói vimanas sẽ sớm được khoa học giải thích một cách logic hơn.

Issac Newton không phải người đầu tiên tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn

Trước khi Isaac Newton chứng kiến một quả táo rơi xuống từ trên cây thay vì rơi lên, sau đó tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn, các nhà thiên văn học Hindu đã nhìn lên trời và đưa ra kết luận tương tự. Nhà thiên văn đó là Bhaskaracharya, và ông đã phát hiện ra rằng loại lực mà hút các vật thể về phía mặt đất cũng chính là lực giữ các hành tinh trên quỹ đạo.
Ông ghi chú rằng: “Vật thể rơi trên mặt đất cũng chính vì lực hút của trái đất. Sở dĩ Trái đất, các hành tinh, các chòm sao, mặt trăng và mặt trời được giữ trên quỹ đạo đều là nhờ lực hút này”.

Người cổ đại từng sở hữu vũ khí hạt nhân

Một trong những giả thuyết gây khó hiểu nhất cho khoa học hiện đại là, những câu chuyện mà Mahabharata từng kể dường như ám chỉ sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, một điểm đáng ngờ khác là ở Rajasthan, Ấn Độ, tỷ lệ người cổ đại mắc bệnh ung thư và dị tật bẩm sinh cao bất thường.
Lời giải thích đơn giản nhất là nơi đây từng xảy ra vụ nổ hạt nhân. Nhưng làm thế nào họ có thể sở hữu vũ khí hạt nhân? Nhiều người tin rằng vì đã tìm ra lý thuyết hạt nhân nên việc tách hạt nhân để chế tạo vũ khí cũng dễ dàng hơn.

21 phát minh cổ đại mà khoa học chưa lí giải nổi - Phần 1
Bản ghi chép trên đá bằng hệ thống chữ viết Rongo Rongo

Chữ viết trên Đảo Phục Sinh không giống với các nền văn hóa khác

Những bức tượng moai khổng lồ bao phủ bề mặt của Đảo Phục Sinh không phải là bí ẩn duy nhất về tộc người Polynesia từng sống ở đó. Hệ thống chữ viết sử dụng biểu tượng, có tên Rongo Rongo, của họ cũng là một bí ẩn thách thức khoa học.
Khoa học vẫn chưa thể đọc được những ký tự này, chủ yếu là do nó khác với tất cả hệ thống ngôn ngữ lân cận.


>>> 21 phát minh cổ đại mà khoa học không lí giải nổi - Phần 2.
>>> 21 phát minh cổ đại mà khoa học không lí giải nổi - Phần 3.
Nguồn: Sciencesensei
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top