4 lý do bạn luôn cảm thấy mình không hạnh phúc

K
Giang Vu
Phản hồi: 0
Nhận thức về những hành vi tiêu cực có thể giúp bạn hướng tới một cuộc sống hạnh phúc hơn.
4 lý do bạn luôn cảm thấy mình không hạnh phúc
Hạnh phúc là một thứ gì đó thật khó nắm bắt. Nó có thể ở đó vào một thời điểm và sau đó dường như lại vượt quá tầm với của chúng ta. Định nghĩa văn hóa thường thức về thứ trải nghiệm thiếu ổn định này có xu hướng dồn sự đề cao những thứ giành được, thành tựu và khả năng không ngừng cải thiện bản thân hoặc hoàn cảnh của bản thân. Loại hạnh phúc này thật khó để duy trì vì bản chất không nhất quán của nó và sự căng thẳng thường trực do không ngừng nỗ lực để duy trì hiện tượng ”sớm nở tối tàn” này. Có một loại hạnh phúc khác không dựa trên sự đạt được hay thành tích, mà là từ sự hiểu rõ giá trị: Hài lòng. Hài lòng với việc bạn là ai, bạn đang ở đâu và những gì bạn có. “Sự hài lòng” bền vững hơn nhiều so với kiểu định nghĩa thông thường của chúng ta về hạnh phúc vì nó không đòi hỏi bạn phải cật lực làm gì đó, thay vào đó là đánh giá và ghi nhận những gì tốt đẹp. Tuy nhiên, đối với một số người, ngay cả sự hài lòng cũng là thứ xa xỉ gần như không thể đạt được. Tôi không muốn đánh giá thấp tác động mạnh mẽ của những chấn động tâm lý, lo lắng, trầm cảm và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận hạnh phúc của mỗi người. Những rối loạn này đòi hỏi một mức độ điều trị cao hơn, và với sự chăm sóc thích hợp, những người mắc phải chúng thường có thể sống một cuộc sống đầy những khoảnh khắc hạnh phúc và mãn nguyện. Kinh tế xã hội chắc chắn đóng một vai trò nào đó; thật khó để cảm thấy hài lòng khi tồn tại một sự thiếu kiên định trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người về thực phẩm, quần áo và chỗ ở. Tuy nhiên, thông qua quá trình làm việc với các khách hàng thuộc mọi tầng lớp trong 16 năm trị liệu, tôi đã thấy một số kiểu hành vi nhất định nổi lên, chúng hạn chế đáng kể khả năng tìm thấy sự hài lòng trong cuộc sống của một người dù họ có sở hữu hay đạt được bao nhiêu thứ đi chăng nữa. Những người có quãng thời gian khó khăn đầy bất thường và mục tiêu bằng lòng: 1) Không ngừng so sánh: Bất cứ ai cho rằng sự so sánh chính là kẻ trộm niềm vui thì không thể khôn ngoan hơn nữa. Thật khó để bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống hàng ngày khi liên tục nhìn nó qua lăng kính trải nghiệm của người khác. Nhiều người tái diễn hành vi này hàng ngày. Dạng so sánh đó thúc đẩy sự bất mãn, luôn nhìn vào những người đạt được mức độ thành công cao hơn (so sánh trên - upward social comparison) nhưng lại hiếm khi so sánh bản thân với những người không đạt được nhiều thành tựu (so sánh dưới - downward social comparison). Bởi vì phạm vi so sánh là vô hạn, nó dẫn đến cảm giác thiếu hạnh phúc lan rộng nếu liên tục nhìn cuộc sống như một trải nghiệm “ít ỏi hơn”. Khi nhận thức được hành vi này và bắt đầu cân bằng sự so sánh đối với những người đang phải đối mặt với những khó khăn mà họ không phải gánh chịu, họ sẽ dần mở rộng quan điểm của mình và ít cảm thấy tiêu cực hơn. Thêm vào đó, khi mọi người học được cách dừng lại có chủ đích và tự vấn bản thân: “Điều gì là tốt đẹp trong cuộc sống của tôi hiện tại?”, họ đã có thể xoay “ống kính” để bắt đầu đánh giá cao cuộc sống của chính mình như một trải nghiệm độc đáo và đầy giá trị. 2) Đổ lỗi cho yếu tố ngoại cảnh: Những người không thể nhận ra hoặc chịu trách nhiệm về những hành động mà họ đã góp phần gây ra xung đột trong chính cuộc sống của bản thân, thường phải trải qua đau khổ trong các mối quan hệ, đặc biệt là với những người thân thiết, nơi những thách thức là không thể tránh khỏi. Những người này cảm thấy rằng mọi thứ đều xảy đến với họ và không hề nhận thức về cách họ đã tạo ra hoặc kích động những tình huống khiến họ cảm thấy không hạnh phúc. Trong thế giới của họ, dường như mọi thứ xảy ra đều là lỗi của người khác. Đúng là trong một mối quan hệ xung đột, hành động và lời nói của một người có thể gây ra hậu quả lớn hơn người kia, nhưng đó là trường hợp rất hiếm hoi, chỉ khi một trong hai người hoàn toàn vô tội. Quan niệm này thường khiến người đó cảm thấy bất lực trong việc thay đổi các tình huống tiêu cực. Hãy tự tìm hiểu xem liệu mình đã gây ảnh hưởng như thế nào để dẫn đến tình huống khó khăn này, thậm chí là do không cố ý, bạn sẽ cảm thấy có khả năng kiểm soát và tác dụng đối với cải thiện các mối quan hệ khó khăn.
4 lý do bạn luôn cảm thấy mình không hạnh phúc
3) Không muốn chấp nhận: Thực hành chấp nhận trong những hoàn cảnh bất lợi là điều không thể thiếu để đối mặt với những sự kiện khó khăn bất ngờ trong cuộc sống và vượt qua chúng. Những người có xu hướng khăng khăng đặt câu hỏi “Tại sao” thường sẽ khó khăn hơn trong việc chấp nhận. “Tại sao điều này lại xảy đến với tôi?”, “Tại sao tôi phải trải qua chúng chứ?”, đấy là những câu hỏi mà chúng ta có thể sẽ không tìm được câu trả lời thích đáng trong thời điểm đó. Mặc dù việc chấp nhận có thể xảy ra sau khi biến cố được xử lý, nhưng việc cân nhắc các câu hỏi dạng như “Bằng cách nào” (How) và “Cái gì” (What) sẽ giúp đưa chúng ta đến gần hơn với nó. Có thể đặt ra các câu hỏi như: “Làm thế nào để tôi có thể tiến về phía trước?”, “Tôi có thể học được điều gì từ sự việc này?”, “Điểm mạnh của tôi ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn này là gì?”. Ngay cả những câu hỏi về “Ai” (Who) chẳng hạn như “Tôi có thể gọi cho ai để nhờ hỗ trợ hoặc nói chuyện với ai để được thấu hiểu?” sẽ giúp cho việc tiếp cận khả năng chấp nhận dễ dàng hơn và trao quyền năng cho người đó vượt qua được tình huống mà họ cảm thấy đang chìm đắm trong sự tiêu cực. 4) Xao lãng trong đời sống: Hầu hết mọi người phải vật lộn ở một mức độ mất tập trung nào đó vì cùng một nguyên nhân rằng so sánh là một vấn đề phổ biến. Sự phân tâm ngay lập tức loại bỏ một người khỏi khoảnh khắc hiện tại, điều này tạo ra sự chuyển đổi suy nghĩ nhanh chóng. Nghiên cứu khẳng định rằng việc chuyển đổi suy nghĩ liên tục dẫn đến lo lắng ở mức độ thấp, giảm năng suất làm việc, và thậm chí là kiệt sức. Sự phân tâm liên tục khiến chúng ta rất khó để trải nghiệm sự trân quý hạnh phúc bắt nguồn ở ngay lúc này và ngay bây giờ. Mặc dù việc thiết lập mục tiêu là một nguồn gốc rất quan trọng và đầy giá trị hướng đến sự hài lòng, nhưng việc “đóng đinh” bản thân vào những suy nghĩ kiểu như “Tôi sẽ hạnh phúc hơn khi …” đạt được mục tiêu hoặc đạt được một mức độ thành công nào đó cũng có thể khiến bạn xao nhãng khỏi những điều tốt đẹp của thời điểm hiện tại. Những người có chủ đích về việc nâng cao nhận thức đối với mức độ mất tập trung của họ sẽ bắt đầu cảm thấy bình tĩnh hơn, có mục đích hơn và thỏa mãn khi họ dành sự tập trung cho cuộc sống hiện tại, ở ngay thời điểm đó. Xác định được những khuôn mẫu hành vi phổ biến này có thể giúp bạn thực hiện bước đầu tiên trong việc nhận ra lý do tại sao bạn thường không cảm thấy hài lòng với bản thân hoặc cuộc sống của mình. Thông qua giáo dục hoặc liệu pháp, bạn có thể chủ đích học cách thay thế các hành vi cụ thể này và đảo ngược các mô hình suy nghĩ. Nguồn: Psychology Today
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top