VNR Content
Pearl
Thời gian gần đây, doanh số của mẫu xe Innova tại thị trường Việt Nam đang ngày càng giảm sút, người tiêu dùng cũng cảm thấy thiếu sức hút đối với mẫu xe quốc dân. Trong cùng phân khúc, Innova đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ như Mitsubishi Xpander, Suzuki XL7, Toyota Rush,...
Bằng chứng là trong 7 tháng đầu năm 2021, Mitsubishi Xpander là mẫu xe có doanh số cao nhất trong những mẫu xe phân khúc MPV với 8.757 xe. Trong khi đó, doanh số của Toyota Innova xếp thứ 4 với 1.820 xe đến tay khách hàng. Điều này lặp lại khi trong tháng 7/2021, doanh số của Mitsubishi Xpander là 433 xe, về phía Innova doanh số cả tháng chỉ vào khoảng 41 xe.
Bên cạnh đó, các đối thủ khác như Xpander, XL7 có mức giá tốt hơn khi chỉ vào khoảng 600 triệu đồng và đi kèm với nhiều chương trình khuyến mại. Ví dụ đối với mẫu xe Xpander, khi mua các phiên bản như AT và MT người tiêu dùng sẽ được tặng kèm thêm gói hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ (tương đương 32 triệu đồng).
Tính ra để sở hữu phiên bản cao cấp nhất của Mitsubishi Xpander, chủ xe chỉ phải bỏ ra hơn 700 triệu đồng đã bao gồm toàn bộ chi phí đăng ký, đăng kiểm để sở hữu xe. Và mức giá này cũng rẻ hơn so với giá của phiên bản thấp nhất Innova E 2.0MT (chưa bao gồm đăng ký, đăng kiểm và các loại phí khác).
Ở trên phương diện của người kinh doanh vận tải, để sở hữu mẫu xe Xpander phiên bản số sàn (MT), người kinh doanh chỉ cần phải bỏ ra tổng toàn bộ chi phí bao gồm đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự là 605 triệu đồng.
Mặc dù, Toyota Innova được chào bán với mức giá khá cao nhưng trên thực tế trang bị theo xe lại chưa thực sự tốt. Thiết kế nội thất của xe vẫn còn khá thực dụng và thiếu trang bị tiên tiến hiện nay. Điều này khiến cho đây là điểm trừ khá lớn đối với người tiêu dùng trong việc lựa chọn xe.
Điểm đầu tiên mà ít thay đổi nhất trong nội thất của Innova là bảng táp-lô, điều khiển trung tâm trên Toyota Innova vẫn giữ nguyên từ đời cũ. Sự nâng cấp duy nhất ở đây là màn hình kích thước 7 inch thay cho cụm module đầu DVD ở các thế hệ trước đó.
Ở 2 phiên bản 2.0G và VENTURER có mức giá đều trên 800 triệu đồng, nhưng lại chỉ được trang bị ghế nỉ trong khi đó ở 2 mẫu xe XL7 và Xpander đều đã được trang bị ghế da.
Toyota Innova sở hữu khung gầm tách rời giống như trên mẫu xe SUV và bán tải vì vậy khi vào cua thường hay gặp phải tình trạng bồng bềnh. Bên cạnh đó, với kích thước chiều dài x rộng x cao lần lượt là [COLOR=rgba(0, 0, 0, 0.87)]4735mm x 1830mm x 1795mm cùng trọng lượng 2.340 kg khiến cho mẫu xe di chuyển ở tốc độ cao tạo nên cảm giác thiếu chắc chắn. Với chiều dài lên đến 4.735 mm cũng khiến cho chủ xe khó quay đầu và xử lý ở trong môi trường nhỏ hẹp.
Đối với mẫu xe Suzuki XL7, kích thước chiều dài x rộng x cao lần lượt là 4.450 mm x 1.775 mm x 1.710 mm với kích thước nhỏ gọn giúp cho chủ xe dễ dàng quay đầu và xử lý ở ngõ nhỏ hơn so với Innova. [/COLOR]
Trong vòng 2 năm trở lại đây, Toyota Innova liên tục vấp phải sự cạnh tranh đến từ đối thủ như Mitsubishi Xpander và sau đó là Suzuki XL7 và Toyota Rush. Nhờ sự xuất hiện của Mitsubishi Xpander khiến cho người tiêu dùng thay đổi quan điểm về nhu cầu lựa chọn xe.
Thay vì mua mẫu xe SUV thuần tuý thì người tiêu dùng có thể lựa chọn mẫu MPV vừa đáp ứng nhu cầu chở gia đình đi du lịch hoặc chuyển đổi giữa chở người và chở hàng rất linh hoạt.
Ngoài ra, khi sở hữu mẫu xe Innova, nhiều người hay quan niệm Innova là "xe chạy dịch vụ" hay "xe chỉ chạy taxi" điều này vô hình chung gây thiếu thoải mái đối với chủ xe mua về phục vụ gia đình.
Với 5 lý do kể trên sẽ khiến cho mẫu xe Innova trở nên kém thu hút người tiêu dùng hơn so với những mẫu xe đang nổi đình đám gần đây. Ngoài ra, với mức giá của Toyota đưa ra cũng sẽ khiến cho nhiều người dùng có nhu cầu gặp trở ngại và cảm thấy chưa thực sự hào hứng đối với mẫu xe "quốc dân" này.
Innova cũng sẽ là mẫu xe mà gia đình ít lựa chọn bởi trang bị và cảm giác lái chưa thực sự tốt với chi phí mà người dùng sẽ bỏ ra để sở hữu xe. Ngoài ra, trên phương diện của chủ kinh doanh vận tải, Innova vẫn còn rào cản về mức tiêu hao nhiên liệu và giá thành sau khi đóng các khoản thuế đi kèm.
Cuối cùng, tổng hợp những điều chưa hoàn thiện trên khiến cho doanh số của Innova trở nên sụt giảm đáng kể trong khi những mẫu xe khác vẫn đang có mức tăng trưởng ổn định và điều này cũng ngầm khẳng định người tiêu dùng đã giảm hào hứng đối với mẫu xe đến từ Nhật Bản.
Bằng chứng là trong 7 tháng đầu năm 2021, Mitsubishi Xpander là mẫu xe có doanh số cao nhất trong những mẫu xe phân khúc MPV với 8.757 xe. Trong khi đó, doanh số của Toyota Innova xếp thứ 4 với 1.820 xe đến tay khách hàng. Điều này lặp lại khi trong tháng 7/2021, doanh số của Mitsubishi Xpander là 433 xe, về phía Innova doanh số cả tháng chỉ vào khoảng 41 xe.
1. Giá bán cao - ít chương trình hỗ trợ
Trong tất cả đối thủ ở trong cùng phân khúc, Toyota Innova đang có giá bán đắt nhất trong phân khúc, mức giá để sở hữu xe Innova dao động từ 750 triệu - 989 triệu đồng với 4 phiên bản cụ thể như sau:Tính ra để sở hữu phiên bản cao cấp nhất của Mitsubishi Xpander, chủ xe chỉ phải bỏ ra hơn 700 triệu đồng đã bao gồm toàn bộ chi phí đăng ký, đăng kiểm để sở hữu xe. Và mức giá này cũng rẻ hơn so với giá của phiên bản thấp nhất Innova E 2.0MT (chưa bao gồm đăng ký, đăng kiểm và các loại phí khác).
Ở trên phương diện của người kinh doanh vận tải, để sở hữu mẫu xe Xpander phiên bản số sàn (MT), người kinh doanh chỉ cần phải bỏ ra tổng toàn bộ chi phí bao gồm đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự là 605 triệu đồng.
2. Trang bị nội thất chưa thực sự tốt
Điểm đầu tiên mà ít thay đổi nhất trong nội thất của Innova là bảng táp-lô, điều khiển trung tâm trên Toyota Innova vẫn giữ nguyên từ đời cũ. Sự nâng cấp duy nhất ở đây là màn hình kích thước 7 inch thay cho cụm module đầu DVD ở các thế hệ trước đó.
3. Mức tiêu hao nhiên liệu cao (12,63L/ 100km)
Do Toyota Innova sở hữu khối động cơ xăng VVT-i kép 2.0 vì vậy theo như công bố từ hãng, mức tiêu hao nhiên liệu của Innova là 12,63L/100km cho đường đô thị; 8,08L/ 100km ở đường trường và 9,75L /100km trong điều kiện di chuyển hỗn hợp. Trong khi đó, 3 đối thủ còn lại là Mitsubishi Xpander, Suzuki XL7 và Toyota Rush lại có mức tiêu hao nhiên liệu tốt hơn bởi chỉ sử dụng khối động cơ 1.5, cụ thể mức tiêu hao nhiên liệu như sau:4. Cảm giác lái chưa tốt
Đối với mẫu xe Suzuki XL7, kích thước chiều dài x rộng x cao lần lượt là 4.450 mm x 1.775 mm x 1.710 mm với kích thước nhỏ gọn giúp cho chủ xe dễ dàng quay đầu và xử lý ở ngõ nhỏ hơn so với Innova. [/COLOR]
5. Sự cạnh tranh
Thay vì mua mẫu xe SUV thuần tuý thì người tiêu dùng có thể lựa chọn mẫu MPV vừa đáp ứng nhu cầu chở gia đình đi du lịch hoặc chuyển đổi giữa chở người và chở hàng rất linh hoạt.
Ngoài ra, khi sở hữu mẫu xe Innova, nhiều người hay quan niệm Innova là "xe chạy dịch vụ" hay "xe chỉ chạy taxi" điều này vô hình chung gây thiếu thoải mái đối với chủ xe mua về phục vụ gia đình.
6. Tổng kết
Innova cũng sẽ là mẫu xe mà gia đình ít lựa chọn bởi trang bị và cảm giác lái chưa thực sự tốt với chi phí mà người dùng sẽ bỏ ra để sở hữu xe. Ngoài ra, trên phương diện của chủ kinh doanh vận tải, Innova vẫn còn rào cản về mức tiêu hao nhiên liệu và giá thành sau khi đóng các khoản thuế đi kèm.
Cuối cùng, tổng hợp những điều chưa hoàn thiện trên khiến cho doanh số của Innova trở nên sụt giảm đáng kể trong khi những mẫu xe khác vẫn đang có mức tăng trưởng ổn định và điều này cũng ngầm khẳng định người tiêu dùng đã giảm hào hứng đối với mẫu xe đến từ Nhật Bản.