Những quả trứng đã có mặt trên trái đất hơn 200 triệu năm trước, trứng từ các loài chim, bò sát, khủng long và cả một số loài động vật có vú. Trứng không chỉ là nguồn dinh dưỡng cho con người, trứng hóa thạch còn là nguồn thông tin tiết lộ rất nhiều thứ: hành vi, chế độ ăn uống, thay đổi khí hậu cũng như cách họ hàng tiền sử của chúng ta sống và giao tiếp.
Sau đây là 6 bí mật thú vị từ những quả trứng cổ đại:
Một phân tích về hóa thạch trứng khủng long đã tiết lộ câu trả lời là vế sau. Thông qua thứ tự của nguyên tử oxy và carbon trong vỏ trứng hóa thạch, các nhà nghiên cứu có thể tính được nhiệt độ cơ thể bên trong của mẹ khủng long. Phương pháp này được gọi là "phép đo cổ nhiệt đồng vị kết tụ".
Cận cảnh một mảnh vỡ của trứng khủng long cho thấy những lỗ hô hấp nhỏ qua vỏ trứng
Pincelli Hull, trợ lý giáo sư tại khoa địa chất và địa vật lý của Đại học Yale, đồng tác giả của nghiên cứu được công bố vào năm 2020 cho biết: “Trứng được hình thành bên trong khủng long nên nó đóng vai trò như những chiếc nhiệt kế cổ đại”.
Hull và các đồng nghiệp của cô nhận thấy các mẫu thử tiết lộ nhiệt độ cơ thể của khủng long ấm hơn so với môi trường xung quanh chúng. Nghiên cứu chỉ ra rằng không giống như các loài bò sát, sống dựa vào nhiệt từ môi trường, khủng long có khả năng sinh nhiệt từ bên trong - giống như các loài chim.
Các mảnh vỡ vỏ trứng được tìm thấy tại hai địa điểm thời tiền sử ở Papua New Guinea cho thấy rằng con người có thể đã nuôi đà điểu đầu mào (cassowaries) khoảng 18.000 năm trước. Đà điểu đầu mào thường được miêu tả là loài chim nguy hiểm nhất thế giới vì chúng có móng vuốt giống dao găm ở mỗi bàn chân. Có tính bảo vệ lãnh thổ cao, hung dữ và thường được so sánh với khủng long về ngoại hình, loài chim này không phải một ứng cử viên lý tưởng cho việc thuần hóa. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên hơn 1.000 mảnh vỏ trứng Papua New Guinea hóa thạch tiết lộ chúng được ấp có sự tính toán.
Để đưa ra kết luận chính xác, họ tiến hành kiểm tra vỏ trứng của nhiều loài chim hiện đại và phát hiện rằng ở mỗi giai đoạn phát triển vỏ của trứng lại thay đổi khác đi vì chim lấy canxi từ vỏ trứng.
Sử dụng hình ảnh 3D có độ phân giải cao và kiểm tra bên trong trứng, các nhà nghiên cứu có thể xây dựng mô hình trứng trông như thế nào trong các giai đoạn ấp khác nhau. Sau khi đối chiếu với vỏ trứng hóa thạch, họ phát hiện chúng đều là vỏ của con gần trưởng thành. Điều này khẳng định chúng đã được ấp, không phải bị đập ra để ăn.
“Những gì chúng tôi nhận thấy là phần lớn vỏ trứng được thu hoạch trong giai đoạn cuối”, Douglass, trưởng nghiên cứu tại đại học Penn State chia sẻ. Nghiên cứu cho biết những người sống ở hai địa điểm trên đã thu hoạch trứng khi phôi đà điểu đầu mào đã hình thành đầy đủ các chi, mỏ, móng vuốt và lông.
(còn tiếp)
Nguồn: CNN
Sau đây là 6 bí mật thú vị từ những quả trứng cổ đại:
1. Thân nhiệt khủng long
Khủng long là sinh vật có máu lạnh như thằn lằn hay nóng như loài chim?Một phân tích về hóa thạch trứng khủng long đã tiết lộ câu trả lời là vế sau. Thông qua thứ tự của nguyên tử oxy và carbon trong vỏ trứng hóa thạch, các nhà nghiên cứu có thể tính được nhiệt độ cơ thể bên trong của mẹ khủng long. Phương pháp này được gọi là "phép đo cổ nhiệt đồng vị kết tụ".
Pincelli Hull, trợ lý giáo sư tại khoa địa chất và địa vật lý của Đại học Yale, đồng tác giả của nghiên cứu được công bố vào năm 2020 cho biết: “Trứng được hình thành bên trong khủng long nên nó đóng vai trò như những chiếc nhiệt kế cổ đại”.
Hull và các đồng nghiệp của cô nhận thấy các mẫu thử tiết lộ nhiệt độ cơ thể của khủng long ấm hơn so với môi trường xung quanh chúng. Nghiên cứu chỉ ra rằng không giống như các loài bò sát, sống dựa vào nhiệt từ môi trường, khủng long có khả năng sinh nhiệt từ bên trong - giống như các loài chim.
2. Gà không phải loài chim đầu tiên con người thuần hóa
Chúng ta hay nghĩ rằng gà chính là những loài chim được con người thuần hóa sớm nhất nhưng sự thật không như ta tưởng.Các mảnh vỡ vỏ trứng được tìm thấy tại hai địa điểm thời tiền sử ở Papua New Guinea cho thấy rằng con người có thể đã nuôi đà điểu đầu mào (cassowaries) khoảng 18.000 năm trước. Đà điểu đầu mào thường được miêu tả là loài chim nguy hiểm nhất thế giới vì chúng có móng vuốt giống dao găm ở mỗi bàn chân. Có tính bảo vệ lãnh thổ cao, hung dữ và thường được so sánh với khủng long về ngoại hình, loài chim này không phải một ứng cử viên lý tưởng cho việc thuần hóa. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên hơn 1.000 mảnh vỏ trứng Papua New Guinea hóa thạch tiết lộ chúng được ấp có sự tính toán.
Sử dụng hình ảnh 3D có độ phân giải cao và kiểm tra bên trong trứng, các nhà nghiên cứu có thể xây dựng mô hình trứng trông như thế nào trong các giai đoạn ấp khác nhau. Sau khi đối chiếu với vỏ trứng hóa thạch, họ phát hiện chúng đều là vỏ của con gần trưởng thành. Điều này khẳng định chúng đã được ấp, không phải bị đập ra để ăn.
“Những gì chúng tôi nhận thấy là phần lớn vỏ trứng được thu hoạch trong giai đoạn cuối”, Douglass, trưởng nghiên cứu tại đại học Penn State chia sẻ. Nghiên cứu cho biết những người sống ở hai địa điểm trên đã thu hoạch trứng khi phôi đà điểu đầu mào đã hình thành đầy đủ các chi, mỏ, móng vuốt và lông.
(còn tiếp)
Nguồn: CNN