VNR Content
Pearl
Vào những ngày thu mát mẻ hay trời mưa rả rích, không gì đã bằng ngồi nhâm nhi lẩu cùng với bạn bè. Nhưng dưới đây là những sai lầm khi ăn lẩu mà mình nghĩ ai cũng đã từng mắc phải.
Ăn quá lâu
Hầu hết mọi người khi ăn lẩu đều có thói quen vừa ăn vừa tán gẫu, nên thời gian ăn có thể kéo dài từ một tới vài tiếng đồng hồ. Điều này khiến dạ dày phải làm việc liên tục do dịch vị dạ dày, dịch mật, tuỵ phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Đó là lý do vì sao sau khi ăn lẩu, nhiều người bị đau bụng, rối loạn tiêu hoá,...
Ăn quá nóng
Không ít người cho rằng ăn lẩu phải nóng, đồ ăn vừa gắp ra từ nồi nước lẩu đang sôi phải ăn ngay mới ngon. Tuy nhiên, ăn đồ quá nóng dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản. Ngoài ra, gia vị cay nóng kèm với nhiệt độ cao của đồ ăn sẽ gây kích thích đường tiêu hoá.
Ăn quá chua hoặc quá cay
Lẩu Thái, lẩu Tứ Xuyên là những hương vị được yêu thích với vị chua, cay. Ngon miệng đấy, nhưng vị chua, cay tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.
Các chuyên gia cho biết khi ăn lẩu, bạn cần để ý tới trình tự ăn. Trước tiên bạn uống một chút nước ngọt hoặc nước ép, sau đó ăn tới phần rau và cuối cùng tới phần thịt. Như vậy dạ dày sẽ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Ăn đồ còn sống
Ăn thịt chín tái là thói quen của nhiều người, cho rằng ăn như vậy thịt ngọt hơn và mềm hơn. Tuy nhiên, đồ ăn chưa chín có chứa nhiều vi khuẩn có thể gây hại cho sức khoẻ, nhất là nếu nhà hàng lẩu phục vụ thịt đông lạnh thì càng cần phải làm chín trước khi ăn. Thịt gà, các loại nội tạng động vật thì càng nên nấu chín kỹ.
Uống nước lạnh
Ngồi bên nồi lẩu nóng, ăn đồ chua cay, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên. Để giải toả cảm giác nóng trong người thì chúng ta thường dùng nước lạnh, nhưng cách này lại gây hại tới đường ruột và dạ dày.
Việc ăn lẩu nóng, uống nước đá cùng lúc có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa và làm giảm thời lượng làm việc của men tiêu hóa. Từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa.
Hầu hết mọi người khi ăn lẩu đều có thói quen vừa ăn vừa tán gẫu, nên thời gian ăn có thể kéo dài từ một tới vài tiếng đồng hồ. Điều này khiến dạ dày phải làm việc liên tục do dịch vị dạ dày, dịch mật, tuỵ phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Đó là lý do vì sao sau khi ăn lẩu, nhiều người bị đau bụng, rối loạn tiêu hoá,...
Ăn quá nóng
Không ít người cho rằng ăn lẩu phải nóng, đồ ăn vừa gắp ra từ nồi nước lẩu đang sôi phải ăn ngay mới ngon. Tuy nhiên, ăn đồ quá nóng dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản. Ngoài ra, gia vị cay nóng kèm với nhiệt độ cao của đồ ăn sẽ gây kích thích đường tiêu hoá.
Ăn quá chua hoặc quá cay
Lẩu Thái, lẩu Tứ Xuyên là những hương vị được yêu thích với vị chua, cay. Ngon miệng đấy, nhưng vị chua, cay tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.
Các chuyên gia cho biết khi ăn lẩu, bạn cần để ý tới trình tự ăn. Trước tiên bạn uống một chút nước ngọt hoặc nước ép, sau đó ăn tới phần rau và cuối cùng tới phần thịt. Như vậy dạ dày sẽ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Ăn đồ còn sống
Ăn thịt chín tái là thói quen của nhiều người, cho rằng ăn như vậy thịt ngọt hơn và mềm hơn. Tuy nhiên, đồ ăn chưa chín có chứa nhiều vi khuẩn có thể gây hại cho sức khoẻ, nhất là nếu nhà hàng lẩu phục vụ thịt đông lạnh thì càng cần phải làm chín trước khi ăn. Thịt gà, các loại nội tạng động vật thì càng nên nấu chín kỹ.
Uống nước lạnh
Ngồi bên nồi lẩu nóng, ăn đồ chua cay, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên. Để giải toả cảm giác nóng trong người thì chúng ta thường dùng nước lạnh, nhưng cách này lại gây hại tới đường ruột và dạ dày.
Việc ăn lẩu nóng, uống nước đá cùng lúc có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa và làm giảm thời lượng làm việc của men tiêu hóa. Từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa.