Tại sự kiện Unleashed mùa thu diễn ra mới đây, cùng với 2 chiếc MacBook Pro 14 inch và 16 inch mới, Apple đã bổ sung thêm 2 thành viên mới, mạnh mẽ hơn vào dòng chipset M1 “cây nhà lá vườn” của mình, vốn được ra mắt cách đây 1 năm trước.
Apple M1 Pro và M1 Max đại diện cho 1 bước tiến khác trong kế hoạch 2 năm của Apple với mục đích loại bỏ các bộ vi xử lý của Intel trên những sản phẩm của mình. Với Intel, công ty dự định sẽ trình làng những CPU Alder Lake thế hệ 12 trong thời gian tới, sử dụng kiến trúc kết hợp các nhân hiệu năng cao lẫn tiết kiệm điện. Thiết kế này được vay mượn từ những con chip điện thoại nhằm cân bằng hiệu năng và thời lượng pin tốt hơn.
Quay trở lại với Apple, sự phân hóa chipset này có thể gây ra một số nhầm lẫn. 3 dòng chip khác nhau của Apple thực ra được chia thành nhiều phiên bản khác nhau và người dùng có thể tùy chọn cho hệ thống. Hầu hết những biến thể này khác nhau về số lượng nhân CPU và GPU, nhưng lại có cùng tên chip.
Chẳng hạn, M1 Pro có đến 2 phiên bản: 1 phiên bản có 8 nhân CPU và 14 nhân GPU, 1 phiên bản cao cấp hơn có 10 nhân CPU và 16 nhân GPU. Đó không phải là một ví dụ điển hình, nhưng ít nhất, các công ty như Intel và AMD sẽ sử dụng những quy ước đặt tên rõ ràng cho từng loại, trong khi đó, Apple lại chọn cách tiếp cận thân thiện hơn, nhưng đơn giản hóa quá mức, khiến người dùng bối rối cũng như khó có thể so sánh hơn.
Tất nhiên, hiệu năng tối đa giữa M1 Max và M1 Pro cũng sẽ khác nhau. M1 Max có hiệu năng mạnh mẽ hơn, khi có 10 nhân CPU cùng 32 nhân GPU, đồng thời tăng gấp đôi số lượng bộ tăng tốc ProRes phần cứng – một thành phần cực kỳ quan trọng để chỉnh sửa video chuyên nghiệp. Hơn nữa, M1 Max tăng gấp đôi băng thông cho một số kết nối bên trong, chẳng hạn như giữa bộ nhớ và bộ xử lý. Tuy nhiên, những điều đó không có nghĩa là hiệu năng của M1 Max sẽ tăng gấp đôi trong thế giới thực.
Các phiên bản M1 hiện tại không đề cập đến việc hỗ trợ đồ họa rời. Apple đã tăng cường hiệu năng GPU tích hợp tiềm năng và tự hào rằng M1 Max hỗ trợ bộ nhớ có sẵn cao nhất cho GPU di động, lên đến 64GB.
Lưu ý, kiến trúc bộ nhớ thống nhất của Apple đồng nghĩa rằng bộ nhớ sẽ được chia sẻ cho cả GPU lẫn CPU. Điều đó chắc chắn tốt hơn cho hiệu năng tổng thể bởi nó làm cho các tác vụ trao đổi dữ liệu dựa trên khả năng xử lý cũng như đồ họa trở nên nhanh hơn. Trong khi đó, UMA của Intel lại giới hạn dung lượng bộ nhớ mà GPU tích hợp có thể truy cập vào được, và Resizable BAR dựa trên PCIe được GPU rời sử dụng chỉ cho phép CPU truy cập bộ nhớ video chứ không có chiều ngược lại.
Tuy vậy, nếu sử dụng các ứng dụng yêu cầu đồng thời cả CPU và GPU, chẳng hạn như mô phỏng 3D phức tạp, kiến trúc này của Apple vẫn có thể gặp một số vấn đề.
Nguồn: CNET
Quay trở lại với Apple, sự phân hóa chipset này có thể gây ra một số nhầm lẫn. 3 dòng chip khác nhau của Apple thực ra được chia thành nhiều phiên bản khác nhau và người dùng có thể tùy chọn cho hệ thống. Hầu hết những biến thể này khác nhau về số lượng nhân CPU và GPU, nhưng lại có cùng tên chip.
Chẳng hạn, M1 Pro có đến 2 phiên bản: 1 phiên bản có 8 nhân CPU và 14 nhân GPU, 1 phiên bản cao cấp hơn có 10 nhân CPU và 16 nhân GPU. Đó không phải là một ví dụ điển hình, nhưng ít nhất, các công ty như Intel và AMD sẽ sử dụng những quy ước đặt tên rõ ràng cho từng loại, trong khi đó, Apple lại chọn cách tiếp cận thân thiện hơn, nhưng đơn giản hóa quá mức, khiến người dùng bối rối cũng như khó có thể so sánh hơn.
Các phiên bản M1 hiện tại không đề cập đến việc hỗ trợ đồ họa rời. Apple đã tăng cường hiệu năng GPU tích hợp tiềm năng và tự hào rằng M1 Max hỗ trợ bộ nhớ có sẵn cao nhất cho GPU di động, lên đến 64GB.
Tuy vậy, nếu sử dụng các ứng dụng yêu cầu đồng thời cả CPU và GPU, chẳng hạn như mô phỏng 3D phức tạp, kiến trúc này của Apple vẫn có thể gặp một số vấn đề.
Nguồn: CNET