Người dùng iPhone ở châu Âu giờ có thể tải xuống ứng dụng từ các kho ứng dụng của bên thứ ba do tác động của Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số mới (DMA) có hiệu lực vào tháng 3.
Hệ sinh thái ứng dụng của iPhone sắp trải qua đợt rung chuyển lớn nhất kể từ khi kho ứng dụng App Store ra mắt vào năm 2008. Hôm nay (26/1), Apple đã công bố kế hoạch thay đổi các quy tắc đối với các nhà phát triển phát hành phần mềm iOS tại Liên minh Châu Âu (EU) để đáp lại Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) sẽ có hiệu lực vào tháng 3. Theo đó, các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba sẽ lần đầu tiên được phép xuất hiện trên iOS, phá vỡ vị trí nhà phân phối ứng dụng iPhone duy nhất của kho ứng dụng App Store. Những thay đổi này sẽ đến với phiên bản iOS 17.4 phát hành vào tháng 3.
Người dùng iPhone ở EU cài đặt iOS 17.4 sẽ có thể tải ứng dụng từ các kho ứng dụng của bên thứ ba về cài đặt. Apple cho biết kho ứng dụng của bên thứ ba sẽ phải trải qua quy trình phê duyệt. Không chỉ mở cửa cho kho ứng dụng bên thứ ba, người dùng thậm chí có thể đặt kho ứng dụng của bên thứ ba làm kho ứng dụng mặc định trên thiết bị để thay thế cho kho ứng dụng App Store chính thống.
Trong khi đó, các nhà phát triển có thể chọn sử dụng dịch vụ thanh toán và mua hàng trong ứng dụng của Apple hay tích hợp hệ thống thanh toán của bên thứ ba mà không phải trả thêm phí cho Apple. Nếu nhà phát triển muốn tiếp tục sử dụng hệ thống thanh toán trong ứng dụng hiện có của Apple, họ sẽ phải trả thêm 3% phí xử lý.
Apple vẫn có kế hoạch theo dõi chặt chẽ quá trình phân phối ứng dụng. Tất cả các ứng dụng phải được Apple “công chứng” và việc phân phối qua các kho ứng dụng của bên thứ ba vẫn do hệ thống của Apple quản lý. Các nhà phát triển sẽ chỉ được phép phân phối một phiên bản ứng dụng duy nhất của họ trên các cửa hàng ứng dụng khác nhau và họ vẫn phải tuân thủ một số yêu cầu cơ bản về nền tảng, như quét phần mềm độc hại.
Cơ chế tính phí ứng dụng mới
Trong tương lai, các nhà phát triển có thể không phải trả tiền hoa hồng cho Apple ở EU, tùy thuộc vào cách họ chọn phân phối ứng dụng của mình. Apple đang thực hiện những thay đổi về cách hoạt động của cấu trúc phí, cả trong App Store và các ứng dụng mới được phân phối bên ngoài App Store. Các nhà phát triển có thể chọn sử dụng các điều khoản kinh doanh mới này hoặc gắn bó với mô hình hiện có và tiếp tục phân phối thông qua App Store như bình thường.
Theo các điều khoản mới, các ứng dụng được phân phối qua App Store chọn sử dụng hệ thống thanh toán thay thế sẽ trả hoa hồng 17% (thay vì 30%) cho hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số. Tỷ lệ hoa hồng này giảm xuống 10% đối với bất kỳ ứng dụng nào hiện đủ điều kiện hưởng tỷ lệ giảm dành cho "doanh nghiệp nhỏ" của Apple. Sau đó, khoản phí bổ sung 3% sẽ áp dụng cho các nhà phát triển chọn sử dụng hệ thống xử lý thanh toán của Apple.
Công ty cũng đang giới thiệu một loại phí mới cho các ứng dụng đặc biệt phổ biến. Phí Công nghệ Cốt lõi mới (Core Technology Fee) sẽ tính phí các nhà phát triển 0,5 euro (0,54 USD) cho mỗi lượt cài đặt ứng dụng hàng năm; tuy nhiên, khoản phí này chỉ có hiệu lực sau một triệu lượt cài đặt hàng năm ở EU. Apple ước tính rằng hơn 99% nhà phát triển sẽ “giảm hoặc duy trì mức phí mà họ nợ Apple” theo các điều khoản kinh doanh mới và “ít hơn 1%” nhà phát triển sẽ phải trả phí Công nghệ Cốt lõi.
Cùng với việc cho phép các cửa hàng ứng dụng và hệ thống thanh toán bên thứ ba, Apple cũng đang mở ra các khía cạnh khác của hệ sinh thái iOS ở EU. Lần đầu tiên, các công cụ trình duyệt thay thế cho WebKit sẽ được phép và người dùng sẽ có thể lựa chọn các trình duyệt thay thế để cài đặt khi họ mở Safari lần đầu tiên trên iOS 17.4. Bản thân App Store cũng đang mở cửa để cho phép các dịch vụ phát trực tuyến trò chơi trên toàn cầu, những dịch vụ này cho đến nay vẫn bị cấm theo các chính sách hiện hành của Apple. Như Ủy ban Châu Âu đã công bố vào tuần trước, Apple cũng đang chuẩn bị cho phép các nhà phát triển ở Khu vực Kinh tế Châu Âu cung cấp thanh toán NFC trong ứng dụng của bên thứ ba.
Tác động của DMA
Những thay đổi này có thể sẽ được áp dụng bởi các nhà phát triển vốn chỉ trích quyền kiểm soát của Apple đối với việc phân phối ứng dụng iOS. Đầu tuần này, Spotify - một hãng lâu nay vẫn phản đối mạnh về tỷ lệ hoa hồng 30% của Apple - đã công bố kế hoạch đưa tính năng mua hàng trong ứng dụng trở lại ứng dụng iOS của mình để cho phép người dùng nâng cấp đăng ký hoặc mua audiobook ở EU sau khi DMA có hiệu lực.
Được thông qua vào năm 2022, DMA là nỗ lực mạnh mẽ nhất của EU nhằm kiềm chế các hành vi bị cáo buộc phản cạnh tranh của các công ty Big Tech. EU đã liệt kê App Store, trình duyệt Safari và hệ điều hành iOS của Apple là “các dịch vụ nền tảng cốt lõi” phải tuân thủ các quy tắc của DMA.
Quy định của DMA rất rộng, bao gồm việc cho phép người dùng cài đặt ứng dụng hoặc cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba, gỡ cài đặt ứng dụng gốc và thay đổi dịch vụ mặc định; làm cho các dịch vụ nhắn tin lớn có thể tương tác được với các đối thủ; và cấm các hãng xếp hạng sản phẩm của họ trong cửa hàng ứng dụng cao hơn đối thủ bên thứ ba hoặc yêu cầu nhà phát triển ứng dụng sử dụng hệ thống thanh toán trong ứng dụng của mình.
Cùng với việc chỉ định iOS, Safari và App Store là các dịch vụ nền tảng cốt lõi, Ủy ban Châu Âu cũng đã mở một cuộc điều tra xem liệu có nên đưa iMessage là dịch vụ nền tảng cốt lõi hay không. Nếu iMessage được xem là dịch vụ nền tảng cốt lõi thì Apple sẽ phải cho phép dịch vụ này tương tác được với các dịch vụ cạnh tranh. Nhưng các báo cáo cho thấy iMessage có thể tránh không bị liệt vào dịch vụ nền tảng cốt lõi.
Ngoài Apple, Ủy ban Châu Âu cũng chỉ định Amazon, Meta và Microsoft, cùng với ByteDance, công ty mẹ của TikTok và Alphabet, công ty mẹ của Google, là những công ty phải tuân thủ DMA. Một số công ty, bao gồm Meta, Google và Microsoft, đã công khai những thay đổi sắp tới đối với dịch vụ của họ do quy định này. Cùng với iOS, hệ điều hành Android của Google cũng được chỉ định là dịch vụ nền tảng cốt lõi theo DMA, nhưng có thể sẽ phải thực hiện ít thay đổi hơn iOS do về mặt kỹ thuật, hệ điều hành này đã cho phép tải ứng dụng từ các kho ứng dụng của bên thứ ba.
Người dùng iPhone ở EU cài đặt iOS 17.4 sẽ có thể tải ứng dụng từ các kho ứng dụng của bên thứ ba về cài đặt. Apple cho biết kho ứng dụng của bên thứ ba sẽ phải trải qua quy trình phê duyệt. Không chỉ mở cửa cho kho ứng dụng bên thứ ba, người dùng thậm chí có thể đặt kho ứng dụng của bên thứ ba làm kho ứng dụng mặc định trên thiết bị để thay thế cho kho ứng dụng App Store chính thống.
Trong khi đó, các nhà phát triển có thể chọn sử dụng dịch vụ thanh toán và mua hàng trong ứng dụng của Apple hay tích hợp hệ thống thanh toán của bên thứ ba mà không phải trả thêm phí cho Apple. Nếu nhà phát triển muốn tiếp tục sử dụng hệ thống thanh toán trong ứng dụng hiện có của Apple, họ sẽ phải trả thêm 3% phí xử lý.
Apple vẫn có kế hoạch theo dõi chặt chẽ quá trình phân phối ứng dụng. Tất cả các ứng dụng phải được Apple “công chứng” và việc phân phối qua các kho ứng dụng của bên thứ ba vẫn do hệ thống của Apple quản lý. Các nhà phát triển sẽ chỉ được phép phân phối một phiên bản ứng dụng duy nhất của họ trên các cửa hàng ứng dụng khác nhau và họ vẫn phải tuân thủ một số yêu cầu cơ bản về nền tảng, như quét phần mềm độc hại.
Cơ chế tính phí ứng dụng mới
Trong tương lai, các nhà phát triển có thể không phải trả tiền hoa hồng cho Apple ở EU, tùy thuộc vào cách họ chọn phân phối ứng dụng của mình. Apple đang thực hiện những thay đổi về cách hoạt động của cấu trúc phí, cả trong App Store và các ứng dụng mới được phân phối bên ngoài App Store. Các nhà phát triển có thể chọn sử dụng các điều khoản kinh doanh mới này hoặc gắn bó với mô hình hiện có và tiếp tục phân phối thông qua App Store như bình thường.
Theo các điều khoản mới, các ứng dụng được phân phối qua App Store chọn sử dụng hệ thống thanh toán thay thế sẽ trả hoa hồng 17% (thay vì 30%) cho hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số. Tỷ lệ hoa hồng này giảm xuống 10% đối với bất kỳ ứng dụng nào hiện đủ điều kiện hưởng tỷ lệ giảm dành cho "doanh nghiệp nhỏ" của Apple. Sau đó, khoản phí bổ sung 3% sẽ áp dụng cho các nhà phát triển chọn sử dụng hệ thống xử lý thanh toán của Apple.
Công ty cũng đang giới thiệu một loại phí mới cho các ứng dụng đặc biệt phổ biến. Phí Công nghệ Cốt lõi mới (Core Technology Fee) sẽ tính phí các nhà phát triển 0,5 euro (0,54 USD) cho mỗi lượt cài đặt ứng dụng hàng năm; tuy nhiên, khoản phí này chỉ có hiệu lực sau một triệu lượt cài đặt hàng năm ở EU. Apple ước tính rằng hơn 99% nhà phát triển sẽ “giảm hoặc duy trì mức phí mà họ nợ Apple” theo các điều khoản kinh doanh mới và “ít hơn 1%” nhà phát triển sẽ phải trả phí Công nghệ Cốt lõi.
Cùng với việc cho phép các cửa hàng ứng dụng và hệ thống thanh toán bên thứ ba, Apple cũng đang mở ra các khía cạnh khác của hệ sinh thái iOS ở EU. Lần đầu tiên, các công cụ trình duyệt thay thế cho WebKit sẽ được phép và người dùng sẽ có thể lựa chọn các trình duyệt thay thế để cài đặt khi họ mở Safari lần đầu tiên trên iOS 17.4. Bản thân App Store cũng đang mở cửa để cho phép các dịch vụ phát trực tuyến trò chơi trên toàn cầu, những dịch vụ này cho đến nay vẫn bị cấm theo các chính sách hiện hành của Apple. Như Ủy ban Châu Âu đã công bố vào tuần trước, Apple cũng đang chuẩn bị cho phép các nhà phát triển ở Khu vực Kinh tế Châu Âu cung cấp thanh toán NFC trong ứng dụng của bên thứ ba.
Tác động của DMA
Những thay đổi này có thể sẽ được áp dụng bởi các nhà phát triển vốn chỉ trích quyền kiểm soát của Apple đối với việc phân phối ứng dụng iOS. Đầu tuần này, Spotify - một hãng lâu nay vẫn phản đối mạnh về tỷ lệ hoa hồng 30% của Apple - đã công bố kế hoạch đưa tính năng mua hàng trong ứng dụng trở lại ứng dụng iOS của mình để cho phép người dùng nâng cấp đăng ký hoặc mua audiobook ở EU sau khi DMA có hiệu lực.
Được thông qua vào năm 2022, DMA là nỗ lực mạnh mẽ nhất của EU nhằm kiềm chế các hành vi bị cáo buộc phản cạnh tranh của các công ty Big Tech. EU đã liệt kê App Store, trình duyệt Safari và hệ điều hành iOS của Apple là “các dịch vụ nền tảng cốt lõi” phải tuân thủ các quy tắc của DMA.
Quy định của DMA rất rộng, bao gồm việc cho phép người dùng cài đặt ứng dụng hoặc cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba, gỡ cài đặt ứng dụng gốc và thay đổi dịch vụ mặc định; làm cho các dịch vụ nhắn tin lớn có thể tương tác được với các đối thủ; và cấm các hãng xếp hạng sản phẩm của họ trong cửa hàng ứng dụng cao hơn đối thủ bên thứ ba hoặc yêu cầu nhà phát triển ứng dụng sử dụng hệ thống thanh toán trong ứng dụng của mình.
Cùng với việc chỉ định iOS, Safari và App Store là các dịch vụ nền tảng cốt lõi, Ủy ban Châu Âu cũng đã mở một cuộc điều tra xem liệu có nên đưa iMessage là dịch vụ nền tảng cốt lõi hay không. Nếu iMessage được xem là dịch vụ nền tảng cốt lõi thì Apple sẽ phải cho phép dịch vụ này tương tác được với các dịch vụ cạnh tranh. Nhưng các báo cáo cho thấy iMessage có thể tránh không bị liệt vào dịch vụ nền tảng cốt lõi.
Ngoài Apple, Ủy ban Châu Âu cũng chỉ định Amazon, Meta và Microsoft, cùng với ByteDance, công ty mẹ của TikTok và Alphabet, công ty mẹ của Google, là những công ty phải tuân thủ DMA. Một số công ty, bao gồm Meta, Google và Microsoft, đã công khai những thay đổi sắp tới đối với dịch vụ của họ do quy định này. Cùng với iOS, hệ điều hành Android của Google cũng được chỉ định là dịch vụ nền tảng cốt lõi theo DMA, nhưng có thể sẽ phải thực hiện ít thay đổi hơn iOS do về mặt kỹ thuật, hệ điều hành này đã cho phép tải ứng dụng từ các kho ứng dụng của bên thứ ba.