Asus thừa nhận lỗi dễ cháy trên bo mạch chủ ROG Maximus Z690 Hero, bắt đầu chương trình thu hồi

Cách đây không lâu, hàng loạt các báo cáo liên quan đến việc cháy MOSFET trên bo mạch chủ ROG Maximus Z690 Hero của Asus đã xuất hiện rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội. Các ảnh chụp từ người dùng cho thấy các bo mạch chủ này bị cháy một vài bộ phận.
Asus thừa nhận lỗi dễ cháy trên bo mạch chủ ROG Maximus Z690 Hero, bắt đầu chương trình thu hồi
Tom's Hardware đã liên hệ với Asus nhằm tìm hiểu thêm và công ty đã thừa nhận những vấn đề này, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ về nguyên nhân cốt lõi. Công ty cũng đã bắt đầu chương trình thu hồi, thay thế cho những người dùng bị ảnh hưởng, nhưng sẽ mất chút thời gian để nó có hiệu lực. Nói chung, nếu đang sở hữu bo mạch chủ ROG Maximus Z690 Hero, có một vài cách để bạn xác định sản phẩm của mình có nằm trong phạm vi bị ảnh hưởng hay không. Nếu có, tốt nhất là bạn nên ngừng sử dụng chúng ngay lập tức.
Thú vị thay, nguyên nhân gốc rễ mà YouTuber Buildzoid đưa ra hoàn toàn đúng. Tất cả điều này xuất phát từ 1 tụ điện mà Asus vô tình lắp đặt ngược. Asus tuyên bố:
“Gửi đến những khách hàng Asus thân thiết của chúng tôi, Asus cam kết sản xuất các sản phẩm chất lượng cao nhất và chúng tôi rất coi trọng mọi báo cáo sự cố từ những khách hàng thân thiết của mình. Gần đây, chúng tôi đã nhận được các báo cáo sự cố liên quan đến bo mạch chủ ROG Maximus Z690 Hero
. Trong cuộc điều tra đang diễn ra, chúng tôi đã xác định sơ bộ một sự cố đảo ngược tụ điện bộ nhớ tiềm ẩn trong quá trình sản xuất từ một trong các dây chuyền sản xuất có thể gây ra mã lỗi debug 53, không POST hoặc làm hỏng những thành phần bo mạch chủ. Sự cố đó có thể ảnh hưởng đến những bo mạch chủ sản xuất trong năm 2021 với số mã linh kiện (part number) 90MB18E0-MVAAY0 và số seri bắt đầu bằng MA, MB hoặc MC".
Bạn có thể xác định số mã linh kiện của mình bằng cách tham khảo cách bao bì sản phẩm mẫu:
Asus thừa nhận lỗi dễ cháy trên bo mạch chủ ROG Maximus Z690 Hero, bắt đầu chương trình thu hồi
Kể từ ngày 28/12/2021, đã có một vài sự cố được báo cáo ở Bắc Mỹ. Trong thời gian tới, Asus cho biết sẽ tiếp tục kiểm tra kỹ lưởng với các nhà cung cấp và khách hàng của mình nhằm xác định những bo mạch chủ ROG Maximus Z690 Hero có thể bị ảnh hưởng trên thị trường và sẽ làm việc với các cơ quan chính phủ liên quan về chương trình thay thế. Asus chân thành cảm ơn mọi người vì đã kiên nhẫn và ủng hộ trong lúc hãng thực hiện chương trình thay thế.
"Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc này, vui lòng liên hệ với bộ phận dịch vụ khách hàng của Asus. Trân trọng, Đội ngũ Asus.”
Sau khi hàng loạt các báo cáo về vấn đề xuất hiện trên nhiều diễn đàn dành cho người dùng và Reddit, YouTuber Buildzoid đã tự mình phân tích và đưa ra kết luận giả thuyết trong video.

Nói tóm lại, mọi bo mạch chủ bị ảnh hưởng đều có 1 điểm chung: 2 MOSFET bị cháy có nhiệm vụ cung cấp nguồn 5V cho một số thành phần trên bo mạch chủ, bao gồm cả hệ thống con phân phối điện cho các mô-đun DDR5.
Buildzoid đã phỏng đoán chính xác khi tin rằng vấn đề không xuất phát từ MOSFET mà là tụ điện ngay bên cạnh chúng. Việc so sánh hình ảnh bo mạch chủ bị ảnh hưởng với những bo mạch hoạt động tốt cho thấy tụ điện đã bị lắp ngược, dẫn đến đảo ngược cực tính và tạo ra lỗi MOSFET.

Asus thừa nhận lỗi dễ cháy trên bo mạch chủ ROG Maximus Z690 Hero, bắt đầu chương trình thu hồi

Asus thừa nhận lỗi dễ cháy trên bo mạch chủ ROG Maximus Z690 Hero, bắt đầu chương trình thu hồi
Nếu đang sở hữu ROG Maximus Z690 Hero và không biết rõ số lô, bạn cần kiểm tra cẩn thận tụ điện được khoanh tròn trong hình trên (nó nằm giữa các khe DIMM và bộ đọc mã Q-Code). Nếu tụ có số “150” bị lắp đặt ngược, tốt nhất là bạn hãy ngừng sử dụng bo mạch chủ và liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng của Asus.
Rõ ràng, rất đáng khích lệ khi thấy Asus thừa nhận các vấn đề một cách nhanh chóng và thực hiện những bước để bắt đầu chương trình thay thế ngay lập tức. Asus đang làm việc với Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CSPC) để gắn nhãn chương trình thay thế là một đợt thu hồi chính thức. Lúc đó, người dùng có thể bắt đầu quy trình thay thế.
Nguồn: Tom’s Hardware
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top