thuha19051234
Pearl
Giải Nobel Vật lý năm 2022 đã được ba nhà nghiên cứu cùng chia sẻ bằng công trình nghiên cứu cơ học lượng tử. Đó là Alain Aspect (75 tuổi), John F Clauser (79 tuổi) và Anton Zeilinger (77 tuổi), đã cùng nhau giành được giải thưởng 10 triệu Kronor Thụy Điển (802.000 bảng Anh). Ba người sẽ được chia đều khoảng tiền thưởng này.
Giải thưởng này được trao cho "Thí nghiệm với các photon vướng víu, thiết lập vi phạm những bất đẳng thức Bell và khoa học thông tin lượng tử tiên phong". Công trình này tập trung vào hiện tượng rối lượng tử, được Albert Einstein mệnh danh là “hành động ma quái ở khoảng cách xa”.
Nghiên cứu được kỳ vọng đóng một vai trò quan trọng trong tính toán lượng tử, truyền thông tin an toàn và các công nghệ cảm biến.
Công trình về rối lượng tử đạt giải Nobel Vật Lý 2022
Rối lượng tử hay vướng víu lượng là các thuộc tính của một hạt, có thể suy ra bằng cách xem xét các đặc tính của hạt thứ hai - ngay cả khi chúng cách nhau một khoảng cách lớn. Điều quan trọng là các đặc tính của mỗi hạt không cố định cho đến khi chúng được kiểm tra. Các hạt dường như kết nối với nhau mà không cần bất kỳ tín hiệu nào được gửi qua lại giữa chúng.
Một khả năng được những nhà vật lý đề xuất là các hạt có thể chứa một số thông tin bí mật hoặc "các biến ẩn", xác định thuộc tính của chúng. Vào đầu những năm 1960, nhà vật lý người Bắc Ireland John Stewart Bell đã đề xuất có thể kiểm tra điều này bằng cách thực hiện nhiều lần một loại thí nghiệm cụ thể. Một lý thuyết dẫn đến cái được gọi là Bất đẳng thức Bell.
Lấy cảm hứng từ công trình này, nhà vật lý người Mỹ John Clauser, hiện đang làm việc tại JF Clauser and Associates ở Walnut Creek, đã cùng với hợp tác với một người nữa nhằm chỉ ra các hạt (trong trường hợp này là photon) không chứa thông tin bí mật.
Tiếp đến Alain Aspect, hiện đang làm việc tại Đại học Paris-Saclay và École Polytechnique ở Pháp, đã đưa ra những thí nghiệm sâu hơn - đóng lại những lỗ hổng quan trọng có thể vẫn cho phép lý thuyết "biến ẩn" giải thích kết quả.
Còn nhà khoa học Zeilinger và đồng nghiệp đã khám phá những hệ thống vướng víu liên quan đến nhiều hơn hai hạt - dẫn đến các thí nghiệm đầu tiên liên quan đến dịch chuyển lượng tử. Cách tiếp cận liên quan đến việc chuyển thuộc tính của một hạt - thường là 1 photon - qua những khoảng cách lớn để đến một hạt khác.
Những gương mặt đạt giải
Giải thưởng này được cho là vô cùng xứng đáng cho những người tiên phong của vật lý lượng tử hiện đại. Các thí nghiệm đã xác nhận khía cạnh kỳ lạ nhất và có thể là quan trọng nhất của lý thuyết lượng tử - sự vướng víu.
Kết quả từ công trình nghiên cứu của họ được xem là tài nguyên quan trọng để khai thác lĩnh vực máy tính lượng tử, nền tảng của lý thuyết thông tin hiện đại.
>>>Giải Nobel Y học 2022 gọi tên người Thụy Điển, có gì đặc biệt ở công trình nghiên cứu này?
Nguồn theguardian
Giải thưởng này được trao cho "Thí nghiệm với các photon vướng víu, thiết lập vi phạm những bất đẳng thức Bell và khoa học thông tin lượng tử tiên phong". Công trình này tập trung vào hiện tượng rối lượng tử, được Albert Einstein mệnh danh là “hành động ma quái ở khoảng cách xa”.
Nghiên cứu được kỳ vọng đóng một vai trò quan trọng trong tính toán lượng tử, truyền thông tin an toàn và các công nghệ cảm biến.
Rối lượng tử hay vướng víu lượng là các thuộc tính của một hạt, có thể suy ra bằng cách xem xét các đặc tính của hạt thứ hai - ngay cả khi chúng cách nhau một khoảng cách lớn. Điều quan trọng là các đặc tính của mỗi hạt không cố định cho đến khi chúng được kiểm tra. Các hạt dường như kết nối với nhau mà không cần bất kỳ tín hiệu nào được gửi qua lại giữa chúng.
Một khả năng được những nhà vật lý đề xuất là các hạt có thể chứa một số thông tin bí mật hoặc "các biến ẩn", xác định thuộc tính của chúng. Vào đầu những năm 1960, nhà vật lý người Bắc Ireland John Stewart Bell đã đề xuất có thể kiểm tra điều này bằng cách thực hiện nhiều lần một loại thí nghiệm cụ thể. Một lý thuyết dẫn đến cái được gọi là Bất đẳng thức Bell.
Lấy cảm hứng từ công trình này, nhà vật lý người Mỹ John Clauser, hiện đang làm việc tại JF Clauser and Associates ở Walnut Creek, đã cùng với hợp tác với một người nữa nhằm chỉ ra các hạt (trong trường hợp này là photon) không chứa thông tin bí mật.
Tiếp đến Alain Aspect, hiện đang làm việc tại Đại học Paris-Saclay và École Polytechnique ở Pháp, đã đưa ra những thí nghiệm sâu hơn - đóng lại những lỗ hổng quan trọng có thể vẫn cho phép lý thuyết "biến ẩn" giải thích kết quả.
Còn nhà khoa học Zeilinger và đồng nghiệp đã khám phá những hệ thống vướng víu liên quan đến nhiều hơn hai hạt - dẫn đến các thí nghiệm đầu tiên liên quan đến dịch chuyển lượng tử. Cách tiếp cận liên quan đến việc chuyển thuộc tính của một hạt - thường là 1 photon - qua những khoảng cách lớn để đến một hạt khác.
Giải thưởng này được cho là vô cùng xứng đáng cho những người tiên phong của vật lý lượng tử hiện đại. Các thí nghiệm đã xác nhận khía cạnh kỳ lạ nhất và có thể là quan trọng nhất của lý thuyết lượng tử - sự vướng víu.
Kết quả từ công trình nghiên cứu của họ được xem là tài nguyên quan trọng để khai thác lĩnh vực máy tính lượng tử, nền tảng của lý thuyết thông tin hiện đại.
>>>Giải Nobel Y học 2022 gọi tên người Thụy Điển, có gì đặc biệt ở công trình nghiên cứu này?
Nguồn theguardian