thuha19051234
Pearl
Bạn có bao giờ lo lắng về những sợi tóc bạc ngày càng nhiều trên đầu mình? Lão hóa có thể là điều đáng sợ đối với con người! Tại sao chúng ta lại sợ hãi nó? Khi bạn đang ở độ tuổi cuối những năm 20, một khi có ai đó hỏi về tuổi của mình, bạn lại càng bị xoáy vào suy nghĩ lo lắng về việc mình sẽ sớm bước sang tuổi 30. Thời gian đang trôi qua nhanh, khi còn bé, bạn ước được lớn nhanh, tưởng tượng về một cuộc sống tự do độc lập khi rời khỏi vòng tay cha mẹ. Vậy mà giờ đây, khi đang ở một cột mốc của cuộc đời, bạn hình dung mình sẽ sớm trở thành một bà già với làn da nhăn nheo, với những gánh nặng trách nhiệm, đau đớn. Bạn không phải là người duy nhất có suy nghĩ như vậy. Nhiều người đang cảm thấy thất vọng về việc thoát ra khỏi tuổi trẻ và lão hóa hóa cơ thể đang diễn ra từ từ. Họ đang liên kết sự lão hóa với vẻ đẹp tàn phai và sự mất giá trị nói chung. Nhiều người lo sợ rằng tuổi càng cao đồng nghĩa với việc sức khỏe và sự minh mẫn không thể tránh khỏi bị suy giảm.
Nhận thức của xã hội về sự già hóa dẫn đến định kiến đối với người già Theo một nghiên cứu dựa trên Khảo sát của Hiệp hội Châu Âu, phân biệt tuổi tác được coi là hình thức phân biệt đối xử phổ biến nhất, phổ biến hơn cả phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính. Nó thậm chí có thể gây ra căng thẳng mãn tính có thể có những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của một cá nhân, do đó ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức, cũng như đời sống xã hội của nhiều người cao tuổi hơn. Đáng buồn hơn nữa, xã hội đang miêu tả quá trình lão hóa của loài người như một điều gì đó cần phải ngăn chặn hoặc làm chậm nó lại. Nhiều quảng cáo sử dụng thuật ngữ "chống lão hóa" để thu hút bạn, và đôi khi thậm chí khiến khách hàng sợ hãi khi nghĩ rằng họ bắt buộc phải dùng những sản phẩm đó. Thông điệp "hãy trẻ mãi không già, nếu bạn có thể làm được" hiện đang được các phương tiện truyền thông nhắc đến thường xuyên, chúng ta gần như được nghe hằng ngày. Từ các phương pháp botox đến laser đến cấy tóc, thị trường chống lão hóa tiếp tục mở rộng vô thời hạn. Không có gì ngạc nhiên khi biết rằng thị trường chống lão hóa dự kiến sẽ đạt giá trị 88,30 tỷ đô la Mỹ vào năm 2026.
Nỗi ám ảnh văn hóa của chúng ta về sắc đẹp thúc đẩy sự gia tăng số lượng người trải qua các liệu trình chống lão hóa để trông trẻ hơn Phần lớn thị trường chống lão hóa này đều nhắm đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi. Nỗi sợ lão hóa dường như đang khá nổi bật trong giới trẻ mê làm đẹp của chúng ta, những người đang đo lường giá trị bản thân bằng những ánh nhìn ngưỡng mộ hay những lượt like và comment trên mạng xã hội. Không giống với những người lớn tuổi (thường là 65 tuổi trở lên), những người có quan điểm về tuổi già dựa trên kinh nghiệm cá nhân của họ, những người trẻ (15-24 tuổi) nhìn nhận về tuổi già chỉ dựa trên những gì họ quan sát được. Nếu bạn lớn lên và thấy những người già bị coi như một gánh nặng, chắc có lẽ bạn sẽ bớt hào hứng với việc già đi. Cũng khó có thể hình dung được bạn như thế nào ở tuổi 50 khi bạn đang 20. Bạn băn khoăn mình sẽ như thế nào, bạn sẽ tự hỏi xem mình có gia đình chưa, có con không, công việc ra sao và bạn đang sống ở đâu. Một tương lai như vậy có thể khá xa lạ với con người hiện tại của mình và khó tưởng tượng nếu không quay vào một vòng xoáy hiện sinh. Theo một nghiên cứu, khi nói về bản thân, những người trẻ tuổi mong đợi trở thành ngoại lệ đối với những định kiến mà họ có về người lớn tuổi. Tuy nhiên, những kỳ vọng như vậy thường thiếu thực tế và do vậy nó có vấn đề.
Những định kiến tiêu cực do cha mẹ và người thân truyền bá đã hình thành từ rất sớm trong thời thơ ấu Hoàn toàn có, hơn nữa, những nhận thức tiêu cực này còn bắt đầu sớm. Những kinh nghiệm chúng ta có rất sớm trong cuộc đời thường để lại những ấn tượng lâu dài trong tâm trí chúng ta. Những trải nghiệm như vậy sẽ định hình nhận thức của các cá nhân đối với quá trình già hóa và thường trở thành những định kiến nội tại của chính bản thân ai đó, khiến trẻ em trở thành đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi chủ nghĩa tuổi tác. Khi trẻ em và thanh thiếu niên được yêu cầu đáng giá các thuật ngữ mà họ sẽ sử dụng để mô tả một người từ một nhóm tuổi cụ thể, những người cao tuổi nhất hóa ra lại bị đánh giá tiêu cực nhất. Một nghiên cứu khác cho thấy, hầu hết trẻ em từ 8 tuổi trở lên nhìn nhận và phân loại người lớn tuổi, người già là những người xấu xí và ốm yếu. Và chính những người già cũng thường tự coi mình kém hạnh phúc. Trẻ em thường liên tưởng người lớn tuổi với sự suy giảm về sức khỏe thể chất và tâm lý, da và dáng vẻ đều kém đi, giảm thính giác, thiếu kiên nhẫn, tính khí xấu và không có khả năng đối phó với căng thẳng. Điều đó nói rằng, chúng không hoàn toàn sai khi đưa ra những phân biệt này.
Tuổi già đi kèm với gia tăng khuyết tật và suy giảm sức khỏe thể chất Tuy nhiên, kịch bản này bị đảo ngược khi xảy ra với những người lớn tuổi (65 tuổi trở lên). Khi bước qua tuổi nghỉ hưu, những người lớn tuổi sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi. Chúng ta vẫn thường nói với nhau, tuổi già là thời điểm bạn thực sự bắt đầu theo đuổi những hoạt động hoặc sở thích đã từng phải từ bỏ, để có thể xây dựng sự nghiệp hoặc nuôi dạy con cái. Đáng buồn là quá trình này không êm đềm như chúng ta tưởng tượng, ngoài sức khỏe thể chất giảm sút, tuổi già thường đi kèm với sự cô đơn, buồn chán và lo lắng. Khi ở độ tuổi này, chúng ta thường đi dự đám tang nhiều hơn đám cưới. Mất người thân, khuyết tật về thể chất, nhan sắc xấu đi và những thay đổi khác về ngoại hình đều dẫn đến đời sống xã hội bị giảm sút. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người lớn tuổi thường bị coi là “cứng nhắc và cô đơn” và gần một phần ba người Mỹ coi tuổi từ 60 trở lên là “những năm tồi tệ nhất trong cuộc đời của một cá nhân”.
Các yếu tố như cô đơn và buồn chán làm giảm phẩm chất của tuổi già
Ở một số xã hội, người già được coi là niềm nở và chào đón hơn so với những người trẻ tuổi Nơi sống và văn hóa địa phương cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tình cảm của những người cao tuổi đối với sự lão hóa. Chẳng hạn như ở ở Hồng Kông, những người lớn tuổi được coi là những người cởi mở và bao dung hơn. Ở những nơi khác, họ được coi là vượt trội về kinh nghiệm, quyền hạn và trí tuệ. Lavretsky gọi những người già là “hình mẫu về khả năng phục hồi”, vì họ có thể đã từng phải đối mặt với những rủi ro và mối đe dọa lớn trong suốt cuộc đời dài của họ. Tuy nhiên, ở những quốc gia khác như Mỹ, quan niệm về lão hóa lại khá trái chiều, họ vừa coi những người già là những người ấm áp (mặt tích cực) nhưng lại là những người thiếu năng lực (mặt tiêu cực). Bất chấp những thái độ chủ yếu tiêu cực về tuổi già của xã hội, trải nghiệm hoặc quá trình lão hóa có thể khá phong phú ở từng cá nhân, nếu mỗi người ý thức về mục đích sống giúp đảm bảo sức khỏe tinh thần tốt hơn thì có thể nâng cao được tuổi thợ hơn rất nhiều.
Thái độ đúng đắn có thể làm cho trải nghiệm về tuổi già trở nên thú vị hơn Có những nghiên cứu đã tiết lộ những nhận thức tiêu cực nhằm chống lại sự lão hóa. Nó kết luận rằng mặc dù sức khỏe thể chất suy giảm, nhưng những người lớn tuổi có sức khỏe tinh thần tốt hơn những người trẻ tuổi. Hai nhà nghiên cứu Read và Carstensen đề xuất rằng khi con người già đi họ đầu tư nhiều nguồn lực tâm lý hơn vào các hoạt động có ý nghĩa về mặt cảm xúc, thay vì những hoạt động tiêu cực. Việc chống lại những định kiến tiêu cực đối với tuổi già có thể là một thách thức rất lớn đối với xã hội, nhưng nó là cấp thiết để đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt cho người cao tuổi. Người già nếu luôn có người chăm sóc, một nơi làm việc thân thiện, mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình, hiểu biết về quá trình lão hóa nói chung, đều có thể giúp tạo ra một môi trường lành mạnh hơn cho chính họ. >>> Trẻ em có biết phân biệt người xấu hay không? Nguồn scienceabc