thumbnail - Đừng tưởng trẻ em không biết gì, làm việc xấu trước mắt chúng là "bị trừng phạt" đấy!
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Đừng tưởng trẻ em không biết gì, làm việc xấu trước mắt chúng là "bị trừng phạt" đấy!

Bạn đã bao giờ bắt gặp ánh mắt của một đứa trẻ và đột nhiên cảm thấy như mình bị phán xét? Nghiên cứu mới cho thấy rằng cảm giác của bạn không hoàn toàn là tưởng tượng. Nếu bạn đã làm điều gì đó mà trẻ không đồng ý, chúng có thể đang dùng ánh mắt để thể hiện sự không hài lòng về những sự "vi phạm đạo đức" mà chúng đặt ra.

Một loạt các thí nghiệm, được tiến hành ở trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi, hiện đã tìm thấy bằng chứng cho thấy những đứa trẻ biết nói trước sẽ quan sát những người khác về mặt đạo đức. Khi chứng kiến một hành động gây hấn, được thể hiện bằng những hình ảnh động đơn giản trên màn hình máy tính - những đứa trẻ trong nghiên cứu sẽ tập trung chú ý nhiều hơn vào kẻ gây hấn sau đó. Nếu kẻ tấn công bị đứa bé nhìn chằm chằm trong thời gian đủ lâu, một chương trình theo dõi ánh mắt được kết nối với máy tính sẽ làm cho nhân vật biến mất.

Nói cách khác, những đứa trẻ đã được ban cho khả năng loại bỏ những hình ảnh động không được chào đón chỉ bằng mắt của chúng. Một số nhà tâm lý học cho rằng ánh mắt kiên định này là dấu hiệu của ý định trừng phạt, chính xác hơn đó là hành vi thể hiện sự chống đối xã hội với kẻ tấn công, khiến trẻ tập trung vào những người đó cho đến khi họ không xuất hiện nữa.

Đừng tưởng trẻ em không biết gì, làm việc xấu trước mắt chúng là "bị trừng phạt" đấy! 

Tuy nhiên, vì cho rằng những đứa trẻ sơ sinh không có khả năng diễn đạt bằng lời, các tác giả không thể chắc chắn rằng những đứa trẻ có ý định trừng phạt những kẻ xấu. Sự chú ý kiên trì của chúng cũng có thể là biểu hiện của sự thận trọng khi đối mặt với một nhân vật hay thay đổi đặc điểm, hoặc hy vọng rằng kẻ tấn công sẽ nhận được một số hậu quả cho hành động của họ. Việc nhận ra quyết định ở những trẻ chưa biết nói là cực kỳ khó đo lường vì khả năng giao tiếp rất hạn chế. Những nghiên cứu trước đây đã phát hiện rằng, những đứa trẻ mới biết đi tầm 19 tháng tuổi sẵn sàng đóng vai trò là thẩm phán của bên thứ ba, chúng lấy đi những phần thưởng của những kẻ chống đối xã hội.

Ánh mắt nhìn chằm chằm và tập trung là một hình thức trừng phạt "sơ khai" của trẻ em, nhưng nếu kết luận của các tác giả nghiên cứu là đúng thì nó có thể là dấu hiệu sớm nhất của "la bàn" đạo đức ở trẻ em, một hình thức có thể được cho là bản năng hơn là học được. Nhà tâm lý học Yasuhiro Kanakogi giải thích rằng đạo đức là một phần quan trọng nhưng bí ẩn làm nên con người của chúng ta. Các nhà nghiên cứu cũng muốn biết liệu sự trừng phạt của bên thứ ba đối với những người chống đối xã hội có xuất hiện ở độ tuổi rất trẻ hay không, bởi vì điều này sẽ giúp báo hiệu liệu đạo đức có được học hay không. 

Một loạt các thí nghiệm đã được sử dụng để tìm hiểu lý do tại sao trẻ 8 tháng tuổi có thể tập trung hơn vào những người có hành vi vi phạm đạo đức xã hội. Gây hấn về thể chất, chẳng hạn như đánh đập, đã được sử dụng trong nghiên cứu vì đây là một trong những sai lầm xã hội rõ ràng nhất mà trẻ sơ sinh biết. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra, trẻ sơ sinh sớm có thể nhận ra kẻ gây hấn với nạn nhân khi bị đánh, chúng tỏ ra ác cảm với loại hành vi này.

Đừng tưởng trẻ em không biết gì, làm việc xấu trước mắt chúng là "bị trừng phạt" đấy! 

Các thí nghiệm diễn ra trên màn hình máy tính, trẻ được ngồi trước màn hình và chiếu hai nhân vật hoạt hình. Đôi mắt của chúng được theo dõi trong quá trình thử nghiệm. Nếu nhìn chằm chằm đủ lâu vào một nhân vật, người điều khiển sẽ làm cho nhân vật đó biến mất.

Sau đó, những đứa trẻ này sẽ được xem một đoạn video về một  nhân vật này đánh người kia. Ở cuối video, các em bé một lần nữa được xem cả hai nhân vật cạnh nhau. Với hệ thống theo dõi ánh mắt, những đứa trẻ sơ sinh rõ ràng đã tập trung hơn và nhận ra kẻ hung hãn so với nạn nhân một cách rõ ràng. 

Thử nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần với các biến thể khác nhau, gồm một một cú đánh nhẹ từ một vật thể nào đó và cả hai nhân vật đều bị trừng phạt bất kể đứa trẻ đang nhìn vào điều gì. Điều này để đảm bảo bọn trẻ không chỉ thích các nhân vật hung hãn hơn, hoặc có thể chúng đang theo dõi để đảm bảo kẻ xấu sẽ bị trừng phạt.

Những phát hiện cuối cùng cho thấy trẻ nhỏ đang đặc biệt áp dụng hình phạt đối với các tương tác xã hội bạo lực. Kết quả này thực sự đáng ngạc nhiên. Việc quan sát những hành vi này ở trẻ nhỏ chỉ ra, con người đã có nhận biết hành vi đạo đức trong quá trình tiến hóa.


>>> Quấy rối tình dục nơi công sở.

Nguồn sciencealert

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác