Bí ẩn lăng mộ Võ Tắc Thiên: Xác định được vị trí nhưng không khai quật được

Hôm nay, chúng ta hãy nói về lăng mộ Võ Tắc Thiên, nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất ở Trung Quốc, được gọi là Càn Lăng trong lịch sử. Tọa lạc trên núi Lương Sơn (không phải núi Lương Sơn trong "Thủy hử") thuộc huyện Càn, Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, lăng mộ có quy mô lớn và bao quát cả một vùng rộng lớn.
Càn Lăng là lăng mộ duy nhất trong khu lăng tẩm không bị trộm cắp, trải qua hàng nghìn năm mưa gió vẫn bình yên vô sự.

Vị trí của lăng​

 Bí ẩn lăng mộ Võ Tắc Thiên: Xác định được vị trí nhưng không khai quật được
Tương truyền, sau khi Viên Thiên Canh (một bậc thầy về phong thủy đời Đường) tìm thấy một kho báu phong thủy, ông đã chôn một đồng xu bằng đồng dưới đất để làm dấu. Lý Thuần Phong, người thời Sơ Đường, là nhà thiên văn học, khí tượng học, chiêm tinh học, cũng đồng thời là thầy phong thủy nổi tiếng nhất thời Đường đã đặt một chiếc kẹp tóc vào kho báu phong thủy mà ông Viên tìm thấy. Sau đó, Võ Tắc Thiên cử người đến kiểm tra, phát hiện chiếc kẹp tóc đã bị mắc vào mắt của đồng xu bằng đồng.
Võ Tắc Thiên đã vô cùng ngạc nhiên và chọn mảnh đất này là nơi chôn cất mình về sau. Hàng trăm ngàn người được huy động để xây dựng lăng mộ trong vài tháng, tốc độ xây dựng thật đáng kinh ngạc.
Sau đó, khi Võ Tắc Thiên già, bà nhường ngôi cho Lý Hiển, tức Đường Trung Tông và chỉ đạo Lý Hiển chôn cất mình và Lý Trị cùng nhau. Đây là điều dễ hiểu vì Võ Tắc Thiên thực sự yêu Lý Trị trong số những người đàn ông đã qua đời bà và đương nhiên muốn được ở bên ông ấy sau khi chết.
 Bí ẩn lăng mộ Võ Tắc Thiên: Xác định được vị trí nhưng không khai quật được
Sau khi Võ Tắc Thiên chết, Lý Hiển đã làm đúng như những gì bà căn dặn, chôn rất nhiều vàng bạc châu báu trong lăng. Có thể hình dung được độ xa hoa và giá trị của Càn Lăng.
Càn Lăng khởi công xây từ năm 683, qua 23 năm mới hoàn thành, chiếm 2,3 triệu m3. Toàn lăng khí thế hùng vĩ, có 2 vòng thành bao bọc. Tường thành phía trong dài 5.920 m, xây dựng 378 gian huy hoàng lộng lẫy gồm Hiến điện, Khuyết lâu, Vương tân điện, từ đường của 61 công thần, hạ cung. Vòng thành ngoài có chu vi 80 km, chiếm diện tích hơn 200.000 ha. Phần chính lăng có 4 cửa, bố trí đường tư mã, trụ hoa biểu, tượng ngựa, lạc đà, sư tử, bia ký, trụ khắc đá... đều to lớn khác thường. Đường từ đầu cổng lăng đi vào cửa mộ dài 631 m, rộng 3,9 m, có 39 lớp, toàn dùng đá xanh khổng lồ lát kín, dùng chốt sắt khóa cố định, những khe hở đều dùng sắt nấu chảy ra rồi trám vào, nên 1.300 năm qua Càn Lăng chưa hề suy suyển, tránh được nạn trộm mộ.

Không ai dám đào trộm​

 Bí ẩn lăng mộ Võ Tắc Thiên: Xác định được vị trí nhưng không khai quật được
Thực tế không ai dám ăn trộm, đào trộm lăng mộ Võ Tắc Thiên mặc dù cũng có nhiều kẻ cả gan mò đến với hy vọng tìm được vàng bạc, châu báu ở đây. Nhưng không có ai thành công cho đến nay.
Theo lịch sử ghi chép, Càn Lăng có 17 lần bị đào mộ được ghi lại rõ ràng, trong đó có 3 lần lớn nhất, còn những vụ đào trộm nhỏ khác thì nhiều không kể xiết.
Cuối đời Đường, lãnh tụ nông dân Hoàng Sào đứng lên khởi nghĩa, thanh thế lừng lẫy, chia đôi sơn hà. Hoàng Sào đã dùng đến 40 vạn dân binh từ phía Tây của Lương Sơn đào thẳng xuống Càn Lăng, kết quả là để lại “khe Hoàng Sào” sâu 40 m mà chẳng gặp gì cả. Đó là vì trong quân ít người am tường địa lý, không hiểu cấu trúc Càn Lăng là theo hướng “tọa Bắc triều Nam”. Sai phương hướng nên nhọc công vô ích. Điều khó hiểu là đúng lúc đó, một âm thanh chói tai là tiếng của người phụ nữ kêu lên từ khắp nơi. Mọi người lập tức kinh hãi, vứt bỏ đồ nghề, chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi nơi này.
Đời Ngũ Đại, thứ sử Diệu Châu là Ôn Đạo, một quan chức trộm mộ có tiếng, từng cho binh sĩ đào hơn 10 tòa lăng Đường, kiếm được khá nhiều châu báu. Có tiền, Ôn Đạo cho 2 vạn người ngang nhiên đào bới Càn Lăng. Nhưng kỳ lạ là công việc luôn gặp điều bất lợi, lại thêm trời cứ nổi mưa to gió lớn, sấm rền vang dội, chớp nổ tung trời.
Nhìn thấy tình cảnh này, Ôn Đạo lui dần về phía sau, xa dần Lương Sơn. Như là cảm ứng được bầu trời, sắc trời trong nháy mắt trở nên quang đãng. Ôn Đạo nghĩ thầm, đây hẳn là lời nhắc nhở của Thần không được dời lăng mộ đi, nếu không sẽ rất nguy hiểm, nên đưa người về.
Đến đầu năm Dân Quốc, tướng Quốc dân đảng là Tôn Liên Trọng thiếu kinh phí quân sự nên đã nghĩ đến Càn Lăng. Ông ta đưa đội quân hơn 100.000 người đến Lương Sơn và bắt đầu tiến hành khai quật, nhưng họ đào một thời gian dài mà không thấy mặt bên của lăng mộ, vì vậy họ quyết định sử dụng thuốc nổ để trực tiếp cho nổ tung lăng mộ, phá 3 tầng nham thạch bên đường vào mộ, nhưng rốt cuộc chỉ là “mò kim đáy bể”.
Vào năm 1958, do làm đường, hai người nông dân đã cho nổ tung những tảng đá trên dốc Lương Sơn, nhưng đã tìm thấy một hàng dải đá được đào bằng tay. Càn Lăng bí ẩn cuối cùng đã xuất hiện.
Các chuyên gia khảo cổ cho rằng Càn Lăng chưa từng bị trộm vì mộ đạo quá chắc chắn. Theo “Kế hoạch khai quật Càn Lăng” của nhiều chuyên gia tỉnh Thiểm Tây, muốn khai quật Càn Lăng phải áp dụng một hệ thống bảo mật với công nghệ cao, chỉ cho 2 nhân viên trang bị hệ thống dưỡng khí trong điều kiện vô khuẩn (hoặc người máy) vào mộ đạo, dùng máy ảnh đặc biệt để thu thập hiện trạng, lấy đó làm cơ sở để quyết định cách thức khai quật. Cần phải biết chính xác vị trí của phần địa cung mới có thể khai quật, nếu không sẽ phá vỡ cảnh quan mà chẳng được gì. Theo suy đoán, kết cấu địa cung của Càn Lăng sẽ là từ mộ đạo, qua động, qua thiên tỉnh đến đường thông trước sau, hai bên trái phải là cung điện, bên trái là chỗ nằm của Đường Cao Tông, bên phải là chỗ nằm của Võ Tắc Thiên.
Trên lưng chừng núi Lương Sơn có một con mương rất dài, tuy đã được bồi lấp nhưng vẫn còn dấu ấn. Phía trước nghĩa trang là Tư Mã Đường hay còn gọi là Thần Đạo, hai bên Tư Mã Đường có tượng đá cao và bia đá, phía Tây có hai bia đá đối diện.
 Bí ẩn lăng mộ Võ Tắc Thiên: Xác định được vị trí nhưng không khai quật được
Một là để tưởng nhớ những thành tựu to lớn của Lý Trị Đường Cao Tông, còn lại là một ********* không ghi gì cả. Đây có thể là tấm bia dành cho Võ Tắc Thiên, và lý do tấm bia này không đề gì cũng được suy đoán khác nhau, có người cho rằng công lao của Võ Tắc Thiên là vô hạn, không thể diễn tả bằng lời; có người nói rằng bà ấy đã làm tất cả những điều xấu và tự thấy xấu hổ không đáng được ghi bia.
Nhưng có lẽ ý của Võ Tắc Thiên là để công tội một đời mặc cho người sau luận định.

>> Tại sao không khai quật hết lăng mộ Tần Thủy Hoàng? Chuyên gia: Bạn có đủ can đảm thử không?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top