Intel đã phát hành dòng CPU Intel Core thế hệ 12 với 60 bộ xử lý chia cho 3 phân khúc: di động, desktop và nhúng. Điểm ******* của những bộ xử lý này chính là kiến trúc hiệu năng lai, vốn kết hợp các nhân Hiệu năng (P-core: Performance) và Hiệu quả (E-core: Efficient).
Dẫu thế, đây chỉ là một trong nhiều yếu tố mà bạn cần xem xét khi lựa chọn một bộ xử lý. Bên cạnh số lượng nhân và tốc độ xung nhịp của bộ xử lý, bạn vẫn cần cân nhắc đến hiệu năng luồng, dung lượng bộ nhớ cache và thậm chí là cả đồ họa của bộ xử lý.
Vậy đâu là những CPU tốt nhất của Intel?
Bộ xử lý Intel Core i7-12700 thuộc phân khúc desktop và được trình làng vào năm 2022. Nó sở hữu 12 nhân, với 8 nhân P-core và 4 nhân E-core.
Mỗi loại nhân sẽ có một chức năng riêng. Chẳng hạn, nhân P-core quản lý hiệu năng đơn luồng và khả năng phản hồi của máy tính, trong khi nhân E-core quản lý hiệu năng đa luồng cũng như tạo điều kiện cho khả năng mở rộng.
Bộ xử lý này có 20 luồng với tốc độ xung nhịp tối đa 4,90Ghz. Tốc độ xung nhịp tối đa cho P-core là 4,80GHz trong khi E-core lại là 3,60GHz. Dung lượng bộ nhớ cache của Intel Core i7-12700 là 25MB, hỗ trợ tối đa mức RAM 128GB.
Intel Core i7-12700K gần như tương tự Intel Core i7-12700. Chúng nằm trong cùng 1 phân khúc, cùng số nhân, cùng dung lượng bộ nhớ cache và sử dụng cùng một bộ xử lý đồ họa: Intel UHD Graphics 770.
Có một lý do đơn giản đến bạn chọn Core i7-12700K thay vì Core i7-12700: tốc độ xung nhịp. Dĩ nhiên, việc lựa chọn bộ xử lý này thay vì bộ xử lý kia chỉ dựa trên tốc độ xung nhịp là một điều khá ngớ ngớ. Tuy nhiên, trong hình huống 2 bộ xử lý gần giống nhau hết mọi thứ thì tốc độ xử lý lại là yếu tố quyết định.
Intel Core i7-12700K có tốc độ xung nhịp tối đa 5,0GHz, tốc độ tối đa đối với nhân P-core là 4,90GHz và 3,80GHz đối với nhân E-core. Ngoài ra, Intel Core i7-12700K cũng được tối ưu hóa cho việc ép xung đối với những người thích cải thiện hiệu năng.
Bộ xử lý Intel Core i9-12900H thuộc phân khúc di động. Dẫu desktop thường hoạt động tốt hơn laptop, thế nhưng, Core i9-12900H lại xứng đáng xếp hạng thứ 5. Bộ xử lý này sở hữu 6 nhân P-core và 8 nhân E-core, tổng cộng 14 nhân. Việc có 8 nhân E-core đồng nghĩa rằng Core i9-12900H sẽ có khả năng mở rộng mức độ đa nhiệm cao hơn Core i7-12700K.
Bộ xử lý desktop Core i7-12700K chắc chắn mạnh mẽ hơn bộ xử lý di động Core i9-12900H. Tuy nhiên, mặc dù cả 2 bộ xử lý đều có cùng tốc độ xung nhịp tối đa nhưng bộ xử lý Core i9-12900H lại có tốc độ P-core nhanh hơn 0,10GHz so với Core i7-12700K.
CPU Core i9-12900H được tích hợp bộ xử lý đồ họa Intel Iris Xe Graphics. Dù Core i7-12700K nhanh hơn 0,05GHz so với Core i9-12900H, thế nhưng, Core i9-12900H lại có thêm 34 đơn vị thực thi trong bộ xử lý đồ họa Intel Iris Xe Graphics.
Số lượng đơn vị thực thi mà bộ xử lý đồ họa tích hợp cực kỳ quan trọng, bởi chúng là khối xây dựng cho kiến trúc bộ xử lý đồ họa. Do đó, lượng đơn vị thực thi càng lớn thì hiệu năng càng tốt.
Bộ vi xử lý Core i9-12900HK tương tự như bộ vi xử lý Core i9-12900H ở trên. Thậm chí, nhiều người tin rằng chúng giống hệt nhau bởi các chỉ số hoạt động của chúng đều tương đồng.
Tuy nhiên, Intel tuyên bố Core i9-12900HK "là bộ xử lý di động nhanh nhất từ trước đến nay" và “là bộ xử lý di động có hiệu năng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay”. Với những tuyên bố đó, cùng với việc Intel đưa ra mức giá cao hơn 3% so với Core i9-12900H, có thể tin rằng Core i9-12900HK hoàn toàn xứng đáng ở vị trí thứ 4.
Tuy nhiên, bộ xử lý Core i9-12900T lại có bộ nhớ cache nhiều hơn 6MB và có thể sử dụng bộ nhớ cao gấp đôi bộ xử lý Core i9-12900HK (128GB thay vì 64GB). Bộ nhớ cache lớn hơn rất quan trọng bởi nó cho phếp CPU tìm thấy thứ nó cần nhanh hơn.
Bộ xử lý Core i9-12900HK có điện năng lớn hơn 10W so với bộ xử lý Core i9-12900T. Tuy nhiên, bộ xử lý Core i9-12900T có 2 nhân và 4 luồng bổ sung, đảm bảo hiệu năng cao hơn. Do có nhiều lõi và luồng xử lý hơn, bộ xử lý sẽ thuận lợi hơn trong việc xử lý một lượng lớn dữ liệu cùng một lúc.
Giống như Core i9-12900T ở trên, bộ vi xử lý Core i9-12900 thuộc dòng desktop. Chúng cũng có cùng bộ xử lý đồ họa, bộ nhớ cache và số nhân. Tuy nhiên, Core i9-12900 có tốc độ xung nhịp tối đa là 5,10GHz, nhanh hơn 0,20GHz so với bộ xử lý Core i9-12900T ở trên. Ngoài ra, bộ xử lý Core i9-12900 có công suất lớn hơn đáng kể so với bộ xử lý Core i9-12900T, 65W so với 35W.
Core i9-12900K và Core i9-12900 có chung một số thông số kỹ thuật. Chúng thuộc cùng một phân khúc, có cùng số nhân và luồng, bộ nhớ cache cũng như bộ xử lý đồ họa.
Sự khác biệt chính giữa 2 bộ xử lý này là tốc độ xung nhịp và điện năng. Bộ xử lý Core i9-12900K có tốc độ xung nhịp tối đa là 5,20GHz, nhanh hơn 0,10GHz so với Core i9-12900. Hơn nữa, vì có khả năng ép xung, nó có công suất 120W, gần gấp đôi so với Core i9-12900.
Trong số 60 bộ xử lý Intel Core thế hệ 12, 7 bộ xử lý hàng đầu (về hiệu năng) có một số yếu tố chung, bao gồm:
- Kiến trúc kết hợp hiệu năng mới của Intel (P-core và E-core).
- Bộ xử lý đồ họa tích hợp.
- Công nghệ Turbo Boost 3.0 của Intel.
Một hoặc vài tính năng ở trên không có trong một số bộ xử lý Intel Core thế hệ 12 và chúng đóng một vai trò quan trọng việc đánh giá hiệu năng bộ xử lý. Tuy nhiên, đó không phải là những yếu tố duy nhất mà bạn nên tìm kiếm khi quyết định bộ xử lý nào sẽ cung cấp hiệu năng tốt nhất cho bạn.
>>> APPLE "LOẠI BỎ" DƯ ÂM CUỐI CÙNG CỦA INTEL TRONG MACBOOK AIR M2
>>> AMD RYZEN HÃY DÈ CHỪNG! CPU FLAGSHIP CORE I9-13900K CỦA INTEL CÓ BỘ NHỚ ĐỆM LÊN ĐẾN 68MB
>>> INTEL RA MẮT CARD ĐỒ HỌA ARC A380 CHO PC, GIÁ CHỈ TỪ 3,5 TRIỆU ĐỒNG
>>> KHẢ NĂNG ÉP XUNG CỰC MẠNH, CPU INTEL CORE I9-12900KS LẬP KỶ LỤC MỚI KHIẾN AMD "KHÓC THÉT"
Nguồn: Make Use Of
Vậy đâu là những CPU tốt nhất của Intel?
7. Intel Core i7-12700
Mỗi loại nhân sẽ có một chức năng riêng. Chẳng hạn, nhân P-core quản lý hiệu năng đơn luồng và khả năng phản hồi của máy tính, trong khi nhân E-core quản lý hiệu năng đa luồng cũng như tạo điều kiện cho khả năng mở rộng.
Bộ xử lý này có 20 luồng với tốc độ xung nhịp tối đa 4,90Ghz. Tốc độ xung nhịp tối đa cho P-core là 4,80GHz trong khi E-core lại là 3,60GHz. Dung lượng bộ nhớ cache của Intel Core i7-12700 là 25MB, hỗ trợ tối đa mức RAM 128GB.
6. Intel Core i7-12700K
Có một lý do đơn giản đến bạn chọn Core i7-12700K thay vì Core i7-12700: tốc độ xung nhịp. Dĩ nhiên, việc lựa chọn bộ xử lý này thay vì bộ xử lý kia chỉ dựa trên tốc độ xung nhịp là một điều khá ngớ ngớ. Tuy nhiên, trong hình huống 2 bộ xử lý gần giống nhau hết mọi thứ thì tốc độ xử lý lại là yếu tố quyết định.
Intel Core i7-12700K có tốc độ xung nhịp tối đa 5,0GHz, tốc độ tối đa đối với nhân P-core là 4,90GHz và 3,80GHz đối với nhân E-core. Ngoài ra, Intel Core i7-12700K cũng được tối ưu hóa cho việc ép xung đối với những người thích cải thiện hiệu năng.
5. Intel Core i9-12900H
Bộ xử lý desktop Core i7-12700K chắc chắn mạnh mẽ hơn bộ xử lý di động Core i9-12900H. Tuy nhiên, mặc dù cả 2 bộ xử lý đều có cùng tốc độ xung nhịp tối đa nhưng bộ xử lý Core i9-12900H lại có tốc độ P-core nhanh hơn 0,10GHz so với Core i7-12700K.
CPU Core i9-12900H được tích hợp bộ xử lý đồ họa Intel Iris Xe Graphics. Dù Core i7-12700K nhanh hơn 0,05GHz so với Core i9-12900H, thế nhưng, Core i9-12900H lại có thêm 34 đơn vị thực thi trong bộ xử lý đồ họa Intel Iris Xe Graphics.
Số lượng đơn vị thực thi mà bộ xử lý đồ họa tích hợp cực kỳ quan trọng, bởi chúng là khối xây dựng cho kiến trúc bộ xử lý đồ họa. Do đó, lượng đơn vị thực thi càng lớn thì hiệu năng càng tốt.
4. Intel Core i9-12900HK
Tuy nhiên, Intel tuyên bố Core i9-12900HK "là bộ xử lý di động nhanh nhất từ trước đến nay" và “là bộ xử lý di động có hiệu năng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay”. Với những tuyên bố đó, cùng với việc Intel đưa ra mức giá cao hơn 3% so với Core i9-12900H, có thể tin rằng Core i9-12900HK hoàn toàn xứng đáng ở vị trí thứ 4.
3. Intel Core i9-12900T
Bộ xử lý Core i9-12900T có 16 nhân, và có số nhân P-core cao hơn 2 nhân so với bộ xử lý Core i9-12900HK. Bộ xử lý Core i9-12900T có tốc độ xung nhịp tối đa là 4,90GHz, chậm hơn 0,10GHz so với bộ xử lý Core i9-12900HK.Tuy nhiên, bộ xử lý Core i9-12900T lại có bộ nhớ cache nhiều hơn 6MB và có thể sử dụng bộ nhớ cao gấp đôi bộ xử lý Core i9-12900HK (128GB thay vì 64GB). Bộ nhớ cache lớn hơn rất quan trọng bởi nó cho phếp CPU tìm thấy thứ nó cần nhanh hơn.
Bộ xử lý Core i9-12900HK có điện năng lớn hơn 10W so với bộ xử lý Core i9-12900T. Tuy nhiên, bộ xử lý Core i9-12900T có 2 nhân và 4 luồng bổ sung, đảm bảo hiệu năng cao hơn. Do có nhiều lõi và luồng xử lý hơn, bộ xử lý sẽ thuận lợi hơn trong việc xử lý một lượng lớn dữ liệu cùng một lúc.
2. Intel Core i9-12900
1. Intel Core i9-12900K
Sự khác biệt chính giữa 2 bộ xử lý này là tốc độ xung nhịp và điện năng. Bộ xử lý Core i9-12900K có tốc độ xung nhịp tối đa là 5,20GHz, nhanh hơn 0,10GHz so với Core i9-12900. Hơn nữa, vì có khả năng ép xung, nó có công suất 120W, gần gấp đôi so với Core i9-12900.
Xếp hạng các bộ xử lý Intel Core thế hệ 12
- Kiến trúc kết hợp hiệu năng mới của Intel (P-core và E-core).
- Bộ xử lý đồ họa tích hợp.
- Công nghệ Turbo Boost 3.0 của Intel.
Một hoặc vài tính năng ở trên không có trong một số bộ xử lý Intel Core thế hệ 12 và chúng đóng một vai trò quan trọng việc đánh giá hiệu năng bộ xử lý. Tuy nhiên, đó không phải là những yếu tố duy nhất mà bạn nên tìm kiếm khi quyết định bộ xử lý nào sẽ cung cấp hiệu năng tốt nhất cho bạn.
>>> APPLE "LOẠI BỎ" DƯ ÂM CUỐI CÙNG CỦA INTEL TRONG MACBOOK AIR M2
>>> AMD RYZEN HÃY DÈ CHỪNG! CPU FLAGSHIP CORE I9-13900K CỦA INTEL CÓ BỘ NHỚ ĐỆM LÊN ĐẾN 68MB
>>> INTEL RA MẮT CARD ĐỒ HỌA ARC A380 CHO PC, GIÁ CHỈ TỪ 3,5 TRIỆU ĐỒNG
>>> KHẢ NĂNG ÉP XUNG CỰC MẠNH, CPU INTEL CORE I9-12900KS LẬP KỶ LỤC MỚI KHIẾN AMD "KHÓC THÉT"
Nguồn: Make Use Of