Các công ty Mỹ tẩy chay sản phẩm bán dẫn “Made in China”

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Nhiều công ty Mỹ thời gian qua bắt đầu có động thái từ chối mua các sản phẩm bán dẫn xuất xứ từ Trung Quốc. Theo đó, họ yêu cầu các nhà sản xuất bán dẫn phải cung cấp “chứng nhận xuất xứ”, cho thấy sản phẩm không được sản xuất bởi một nhà máy bán dẫn Trung Quốc, kể cả khi nó được thiết kế bởi một công ty nằm ngoài Trung Quốc, như Hàn Quốc chẳng hạn.
Các chuyên gia nhận định, đây có lẽ là cách thức mà các công ty Mỹ đưa ra, nhằm giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy đến, do các lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ, và không sớm thì muộn, động thái này cũng sẽ tác động đến chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.
Tờ Korea IT News của Hàn Quốc mới đây đưa tin rằng công ty A (giấu tên), một công ty bán dẫn nổi tiếng trong nước, đã nhận được yêu cầu từ một khách hàng Mỹ đề nghị họ chứng minh không sản xuất bán dẫn tại Trung Quốc, và sản phẩm của họ phải đi kèm với một “chứng nhận xuất xứ”. Các điều kiện đối với hàng hóa cung ứng cũng nghiêm ngặt hơn, ví dụ như phải đính kèm thông tin về quốc gia xuất xứ của bán dẫn trong hợp đồng. Công ty thiết kế chip B (giấu tên) của Hàn Quốc, chuyên cung ứng bán dẫn cho thị trường Mỹ, đã phải rút lại kế hoạch sản xuất bán dẫn số lượng lớn đã ký kết với Tập đoàn Sản xuất Bán dẫn Quốc tế Trung Quốc (SMIC), do những quan ngại liên quan chính sách kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.
Các công ty Mỹ tẩy chay sản phẩm bán dẫn “Made in China”
Một lãnh đạo trong ngành bán dẫn Hàn Quốc cho biết, “nhu cầu đối với bằng chứng về nguồn gốc xuất xứ của bán dẫn, nhằm loại bỏ những sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc, đang ngày một phổ biến trong ngành công nghiệp thiết kế chip kể từ tháng 7 năm nay. Dường như hầu hết các khách hàng tại Mỹ đều đang tìm cách, tránh các lệnh cấm vận từ việc chính phủ Mỹ cấm bán dẫn Trung Quốc”. Một số công ty nghĩ ra cách chứng minh quốc gia xuất xứ bằng cách thay đổi địa chỉ nhà máy sản xuất bán dẫn ở Đài Loan thành “Đài Loan” thay vì “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa”. Hàng hóa cung ứng sang Mỹ có thể bị chặn lại, nếu trong phần thông tin nguồn gốc có chữ “Trung Quốc”, và điều này có lẽ liên hệ nào đó đến việc các khách hàng tại Mỹ, yêu cầu phải có giấy tờ nguồn gốc sản phẩm.
Được biết, yêu cầu bằng chứng nguồn gốc nhằm tránh nhập phải các sản phẩm Trung Quốc kể từ khi cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung leo thang. Tuy nhiên, không phải mọi sản phẩm đều buộc phải chứng minh nguồn gốc, mà chỉ giới hạn trong phạm vi một số linh kiện nhất định. Dù sao đi nữa, việc chứng minh quốc gia xuất xứ đối với bán dẫn thực sự là một điều khá bất thường, xét việc nó là một thành phần rất nhỏ trong sản phẩm hoàn thiện.
Lệnh cấm vận của Mỹ đối với sản phẩm bán dẫn “Made in China”, được dự báo sẽ gây ra những hệ quả lớn đối với ngành công nghiệp thiết kế và đúc chip tại Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung. Tờ Korea IT News cho biết, nhiều công ty thiết kế chip trong nước sử dụng các nhà máy đúc chip nội địa như Samsung Electronics, DB HiTek, và Key Foundry.
Trong khi đó, đa phần các công ty còn lại dựa vào các nhà máy đúc chip Đài Loan như TSMC và UMC. Seo-gyu Lee, CEO của Hiệp hội Công nghiệp Thiết kế Bán dẫn Hàn Quốc, cho biết “nhiều khả năng sẽ xảy ra một đợt tái cấu trúc chuỗi cung ứng bán dẫn, nhằm phù hợp với yêu cầu từ các khách hàng Mỹ. Đây có thể là cơ hội cho các nhà thiết kế chip Hàn Quốc, vốn có số sản phẩm sản xuất hàng loạt tại Trung Quốc chiếm tỉ lệ khá thấp”
Các công ty thiết kế chip hiện đang hợp tác với Trung Quốc do tình trạng “nghẽn cổ chai” tại các nhà máy đúc chip nội địa, cũng như tình hình vật giá leo thang, nhiều khả năng sẽ dời dây chuyền về Hàn Quốc và Đài Loan. Trong bảng bên dưới, bạn có thể thấy tỉ lệ đơn hàng của SMIC tại các khu vực châu Á, châu Âu, và Bắc Mỹ, bao gồm Hàn Quốc, đã có sự sụt giảm trong quý II/2022.
Các công ty Mỹ tẩy chay sản phẩm bán dẫn “Made in China”
Điều đó cho thấy động thái loại trừ các sản phẩm Trung Quốc của Mỹ, cũng như hạn chế các mặt hàng xuất khẩu như nguyên vật liệu, linh kiện, và trang thiết bị từ Trung Quốc, đã thực sự có tác động lên thị trường. Khá thú vị là thị phần của SMIC tại Trung Quốc và Hong Kong vẫn tiếp tục tăng lên!
Tham khảo: ETNews
>>> Khó tin: là hãng bán dẫn lớn nhất mà Samsung lại đang "tụt hậu" về bằng sáng chế
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top