VNR Content
Pearl
Chỉ nhìn qua một lần, bạn sẽ không bao giờ hiểu được sự phức tạp của nút giao thông với 20 làn xe này. Được gọi là “cầu vượt Huangjuewan”, công trình xây dựng tưởng như chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng mới đi vào hoạt động một phần vào năm 2017. Sau đó, nó nhanh chóng nổi như cồn trên các trang chia sẻ hình ảnh quốc tế.
Thoạt nhìn, sẽ có người nói rằng việc thêm làn vào một con đường mà không sớm thì muộn cũng quá tải, bởi số lượng phương tiện quá lớn là điều vô ích. Gần nút giao thông này là nơi sinh sống của 8 triệu cư dân, do đó giải pháp thêm làn có vẻ không hiệu quả lắm về lâu về dài.
Vùng này cần một nút giao thông để kết nối sân bay, thành phố, và cao tốc. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, các nhà thiết kế buộc phải tạo nên hệ thống đường gồm 5 tầng, trong đó tầng cao nhất có độ cao ngang với một tòa nhà 12 tầng. Nút giao thông này có 15 con dốc, và 20 làn xe đi theo 8 hướng khác nhau. Tổng chiều dài các con đường tại nút giao thông ước tính hơn 16,4km.
Quá trình xây dựng nút giao thông bắt đầu vào tháng 9/2009, và phần lớn công trình đã được hoàn thiện vào năm 2017. Một số công đoạn nhỏ khác, và một số con dốc, cũng đã được hoàn thiện vào cuối năm đó.
Khi mở cửa lần đầu vào năm 2017, nút giao thông này đã trở thành một hiện tượng internet và thu hút một số bình luận khá “gắt” từ người dân. Mạng xã hội lúc bấy giờ tràn ngập những bình luận như, “Bạn có thể đến xem, nhưng bạn không bao giờ rời đi được” (một đoạn lời trong bài Hotel California).
Với việc các ứng dụng bản đồ thường mất đôi chút thời gian để nhận ra tài xế đã đi không đúng làn, hoặc đã ra khỏi cao tốc, thì có lẽ bạn sẽ thắc mắc rằng những thiết bị định vị bằng GPS sẽ hoạt động ra sao tại những cung đường kinh khủng như thế này, đặc biệt khi nút giao thông có đến 5 tầng?
Vài người trên internet cảm thấy…thương hại cho thiết bị GPS trong ô tô - làm sao chúng có thể tái điều hướng nếu chủ nhân đi sai đường đây! Có người còn “nhân cách hóa” nỗi thống khổ của thiết bị này bằng cách gán lời thoại cho nó: “Tôi là ai? Tôi ở đâu đây?”. Một người khác thì đùa rằng, “GPS của tôi nói là: ông đi đâu thì đi đi và để tôi yên!”
Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Fred Dufour lại nhìn ra vẻ đẹp của công trình và chụp lại nút giao thông từ nhiều góc khác nhau, nhằm lưu giữ kỳ quan kỹ thuật có một không hai trên thế giới và chia sẻ nó với bạn bè năm châu.
Trong trường hợp bạn vẫn đang thắc mắc điều gì sẽ xảy ra nếu đi nhầm lối ra, thì có một điểm quay đầu cách lối ra khoảng nửa dặm!
>>> Hàn Quốc không biết nên theo phe Mỹ - Nhật hay Trung Quốc?
Tham khảo: InterestingEngineering
Thoạt nhìn, sẽ có người nói rằng việc thêm làn vào một con đường mà không sớm thì muộn cũng quá tải, bởi số lượng phương tiện quá lớn là điều vô ích. Gần nút giao thông này là nơi sinh sống của 8 triệu cư dân, do đó giải pháp thêm làn có vẻ không hiệu quả lắm về lâu về dài.
Tại sao người ta lại xây dựng cầu vượt Huangjuewan?
Một viên chức phụ trách xây dựng cây cầu tiết lộ với tờ Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) vào năm 2017 rằng, thiết kế của nút giao thông này được dựa trên địa hình phức tạp của thành phố tự trị Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc.Vùng này cần một nút giao thông để kết nối sân bay, thành phố, và cao tốc. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, các nhà thiết kế buộc phải tạo nên hệ thống đường gồm 5 tầng, trong đó tầng cao nhất có độ cao ngang với một tòa nhà 12 tầng. Nút giao thông này có 15 con dốc, và 20 làn xe đi theo 8 hướng khác nhau. Tổng chiều dài các con đường tại nút giao thông ước tính hơn 16,4km.
Quá trình xây dựng nút giao thông bắt đầu vào tháng 9/2009, và phần lớn công trình đã được hoàn thiện vào năm 2017. Một số công đoạn nhỏ khác, và một số con dốc, cũng đã được hoàn thiện vào cuối năm đó.
Phản ứng của người dân
Khi nhìn vào một thứ quá khổng lồ như vậy, chỉ có 2 phản ứng: sợ hãi, và nể phục người hoặc đội ngũ đã biến nó thành hiện thực.Khi mở cửa lần đầu vào năm 2017, nút giao thông này đã trở thành một hiện tượng internet và thu hút một số bình luận khá “gắt” từ người dân. Mạng xã hội lúc bấy giờ tràn ngập những bình luận như, “Bạn có thể đến xem, nhưng bạn không bao giờ rời đi được” (một đoạn lời trong bài Hotel California).
Với việc các ứng dụng bản đồ thường mất đôi chút thời gian để nhận ra tài xế đã đi không đúng làn, hoặc đã ra khỏi cao tốc, thì có lẽ bạn sẽ thắc mắc rằng những thiết bị định vị bằng GPS sẽ hoạt động ra sao tại những cung đường kinh khủng như thế này, đặc biệt khi nút giao thông có đến 5 tầng?
Vài người trên internet cảm thấy…thương hại cho thiết bị GPS trong ô tô - làm sao chúng có thể tái điều hướng nếu chủ nhân đi sai đường đây! Có người còn “nhân cách hóa” nỗi thống khổ của thiết bị này bằng cách gán lời thoại cho nó: “Tôi là ai? Tôi ở đâu đây?”. Một người khác thì đùa rằng, “GPS của tôi nói là: ông đi đâu thì đi đi và để tôi yên!”
Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Fred Dufour lại nhìn ra vẻ đẹp của công trình và chụp lại nút giao thông từ nhiều góc khác nhau, nhằm lưu giữ kỳ quan kỹ thuật có một không hai trên thế giới và chia sẻ nó với bạn bè năm châu.
Trong trường hợp bạn vẫn đang thắc mắc điều gì sẽ xảy ra nếu đi nhầm lối ra, thì có một điểm quay đầu cách lối ra khoảng nửa dặm!
>>> Hàn Quốc không biết nên theo phe Mỹ - Nhật hay Trung Quốc?
Tham khảo: InterestingEngineering