Hàn Quốc giữa ngã ba đường: bên này là Mỹ - Nhật có công nghệ lõi; bên kia là Trung Quốc nắm tài nguyên, thị trường

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Một là chọn chung chiến tuyến với Mỹ và các đồng minh, còn kia là chọn lợi ích kinh tế của đất nước tỷ dân, Hàn Quốc đang lâm phải tình thế vô cùng khó xử.
Các nhà sản xuất chip Hàn Quốc đang chịu áp lực ngày càng tăng nếu Seoul tham gia vào liên minh bán dẫn do Mỹ dẫn đầu, được gọi là "Chip 4". Liên minh này lập ra nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy năng lực sản xuất công nghệ cao của Mỹ.
Chính phủ Mỹ gần đây đã yêu cầu các quan chức Seoul đáp lại lời mời tham gia liên minh chip vào cuối tháng 8, các cuộc đàm phán liên quan sẽ sớm bắt đầu.
Hàn Quốc giữa ngã ba đường: bên này là Mỹ - Nhật có công nghệ lõi; bên kia là Trung Quốc nắm tài nguyên, thị trường
Chip 4 là liên minh do Mỹ đề xuất vào tháng 3/2022. Đây là một liên minh chiến lược của bốn cường quốc chip toàn cầu, bao gồm 2 đồng minh Nhật Bản và Đài Loan.
Mỹ là quốc gia hàng đầu trong việc sản xuất các loại chip tiên tiến nhất, trong khi Nhật Bản dẫn đầu về cung cấp các loại vật liệu và máy móc thiết yếu. Hàn Quốc và Đài Loan thì lại có thế mạnh về gia công sản xuất quy mô lớn.
Liên minh này được lập ra nhằm mục đích tái cấu trúc chuỗi cung ứng chip, từ sản xuất đến phân phối giữa các quốc gia chung thiện chí. Nó cũng là chìa khóa quan trọng giúp Mỹ chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.
Tuy nhiên, không giống Nhật Bản và Đài Loan rất sẵn lòng tham gia sáng kiến này, Hàn Quốc, quê hương của Samsung và SK Hynix, vẫn chưa đưa ra được lập trường của mình do quan hệ kinh tế mật thiết với Trung Quốc.

Hàn Quốc giữa ngã ba đường​

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Choi Young-sam, cho biết trong một cuộc họp báo tuần trước: “Chúng tôi đã tiếp tục đàm phán với Mỹ để củng cố mối quan hệ về chip nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định”. Bộ ngoại giao Hàn Quốc gọi liên minh chip do Mỹ dẫn đầu là “quan hệ đối tác toàn cầu” thay vì đề cập trực tiếp đến “Chip 4”.
Sự chần chừ của Hàn Quốc phản ánh tình thế tiến thoái lưỡng lan của nước này. Một bên là Mỹ, đồng minh an ninh quan trọng nhất và bên kia là Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Khi nói đến chip, đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc, Trung Quốc hiện là khách hàng lớn nhất chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Samsung đang sản xuất 40% chip NAND tại nhà máy Tây An, chiếm gần 10% nguồn cung toàn cầu. Trong Q1/2022, công ty đã công bố doanh số 11,2 tỷ USD tại thị trường Trung Quốc, trong đó doanh số bán chip ước tính chiếm khoảng 30%.
Nhà sản xuất chip SK Hynix cũng vận hành một nhà máy DRAM ở Vô Tích, Trung Quốc, chiếm 50% tổng sản lượng DRAM của công ty. Họ có kế hoạch bơm thêm 1,75 tỷ USD để mở rộng nhà máy ở Vô Tích trong ba năm tới.
Hàn Quốc giữa ngã ba đường: bên này là Mỹ - Nhật có công nghệ lõi; bên kia là Trung Quốc nắm tài nguyên, thị trường
Cả hai công ty đều đang mở rộng cơ sở sản xuất tại Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu chip ngày càng tăng. Trong quá trình mở rộng, họ cũng được hưởng những ưu đãi hào phóng từ chính quyền địa phương và các ngân hàng quốc doanh.

Lo sợ Trung Quốc trả đũa​

Các quan chức trong ngành đang theo dõi chặt chẽ tình hình vì lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể thực hiện các hành động trả đũa.
Trong những năm gần đây, nhiều công ty Hàn Quốc đã giảm mạnh doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc do nhiều tranh chấp ngoại giao. Một số công ty lại giữ thái độ khiêm tốn, né tránh chủ đề chính trị để duy trì hoạt động tại Trung Quốc.
Một quan chức giấu tên chia sẻ: “Trung Quốc là một thị trường khổng lồ không thể bị bỏ rơi. Vấn đề không thể được giải quyết nếu chỉ có các công ty tư nhân. Chính phủ nên nỗ lực ngoại giao để giảm thiểu tác động đến hoạt động kinh doanh”.
Mới đây tờ Global Times của nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo, việc Seoul tham gia Chip 4 sẽ gây hại nhiều hơn có lợi nếu Hàn Quốc không chịu nổi áp lực từ phía Mỹ.
Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng Hàn Quốc có thể sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn khi tham gia liên minh chip. Đó là cơ hội học hỏi kiến thức sản xuất chip, các công nghệ liên quan do Mỹ và Nhật Bản nắm giữ, nguồn vật liệu và máy móc hiện đại vốn không thể thiếu để vận hành các dây chuyền bán dẫn. Đây là những thứ rất khó có sự lựa chọn thay thế, hoặc thay thế được nhưng vẫn không sánh bằng, không giống như nguyên liệu thô ở Trung Quốc.

>>> Nữ sinh Nhật bị kỷ luật vì tỉa lông mày.

Nguồn: Koreaherald
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top