thumbnail - Chụp được ảnh cực hiếm về sóng xung kích khi máy bay gần ngưỡng tốc độ âm thanh
Trần Tiến
Hà Nội

Chụp được ảnh cực hiếm về sóng xung kích khi máy bay gần ngưỡng tốc độ âm thanh

Nhiếp ảnh gia Camden Thrasher đang chụp màn trình diễn máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ thì bất ngờ ghi lại được bức ảnh cận cảnh đáng chú ý khi chiếc máy bay tạo ra "đường sóng xung kích" vào thời điểm tiến tới tốc độ âm thanh.

Chụp được ảnh cực hiếm về sóng xung kích khi máy bay gần ngưỡng tốc độ âm thanh  

Nhiếp ảnh gia đua xe thể thao và hàng không Camden Thrasher có mặt tại buổi trình diễn EAA Airventure với sự tham gia của phi đội máy bay chiến đấu VFA-106 Gladiators (tên chính thức là Strike Fighter Squadron 106) vào cuối năm 2021. Airshow hàng năm được tổ chức tại sân bay Wittman ở Oshkosh, Wisconsin, một thành phố có gần 70.000 cư dân của Mỹ.

Khi đó anh đã chụp được bức ảnh ấn tượng về McDonnell Douglas F / A-18 Hornet, chiếc máy bay phản lực chiến đấu đa năng siêu thanh lần đầu tiên được giới thiệu trong Hải quân Mỹ vào năm 1984.

Trong khi bức ảnh được lan truyền trên mạng như một ví dụ về máy bay phản lực phá vỡ rào cản âm thanh, Thrasher đã chỉ ra rằng chiếc máy bay khi đó không bay nhanh hơn tốc độ âm thanh.

Chụp được ảnh cực hiếm về sóng xung kích khi máy bay gần ngưỡng tốc độ âm thanh  

Bức ảnh ấn tượng của nhiếp ảnh gia Camden Thrasher được lan truyền trên mạng

Thrasher chia sẻ với PetaPixel: “Có nhiều quy tắc khác nhau về một chuyến bay siêu thanh và phần lớn họ loại trừ việc làm như vậy ở độ cao thấp hoặc khu vực đông dân cư. Đó là lý do bức ảnh không phải là một chiếc máy bay phản lực phá vỡ rào cản âm thanh như những gì mọi người nghĩ".

Điều này thường xảy ra tại các buổi biểu diễn airshows khi các phi công sẽ bay ngay dưới tốc độ âm thanh. Nhưng nó vẫn là một điều gì đó thật ấn tượng dù không thực sự phá vỡ rào cản âm thanh.

Những gì thực sự thấy trong bức ảnh là không khí xung quanh một chiếc máy bay phản lực siêu thanh bị biến dạng như thế nào khi nó đạt gần Mach 1 (tốc độ âm thanh trong môi trường trung bình hoặc khoảng 1224km/giờ với không khí ở mực nước biển tại 20 độ C).

Thrasher chía sẻ: “Tôi không phải là một nhà khí động lực học nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để giải thích. Máy bay đang bay ít hơn một chút so với tốc độ âm thanh nhưng khi không khí đi qua các bộ phận khác nhau của cánh và thân máy bay, bản thân luồng không khí thực sự có thể siêu âm trong một số khu vực nhất định. Khi điều này xảy ra, không khí sẽ bị nén hoặc giãn nở và những thay đổi về áp suất đó sẽ thay đổi cách ánh sáng bị khúc xạ hoặc bị bẻ cong khi nó đi qua”.

Hiệu ứng có thể nhìn thấy là những đường sóng xung kích hoặc đôi khi là đám mây hình nón bao phủ một phần của máy bay nếu không khí đủ ẩm.

Chụp được ảnh cực hiếm về sóng xung kích khi máy bay gần ngưỡng tốc độ âm thanh  


Chụp được ảnh cực hiếm về sóng xung kích khi máy bay gần ngưỡng tốc độ âm thanh  

Được biết bức ảnh trên đã được Thrasher chụp bằng máy ảnh máy ảnh DSLR Nikon D5 ở tiêu cự 500mm, f/5, 1/2500 và ISO 50.

Nguồn: Petapixel

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác