Trong quá trình nuôi dạy kỳ công của mình, một số cá cái thuộc họ cichlid (họ cá rô phi) ngậm trứng và cá con trong miệng của chúng khoảng 2 tuần. Hành động này được lý giải là để bảo vệ trứng và cá con khỏi những kẻ săn mồi háu ăn, song đôi lúc một số đứa trẻ xui xẻo lại bị chính mẹ của mình ăn thịt.
Một nghiên cứu mới được Biology Letters công bố gần đây đã tiết lộ sự thật đau lòng trên. Song, nghiên cứu cũng kèm theo lời minh oan. Cá mẹ làm vậy là để giảm số tế bào bị phá hủy do quá trình ấp trứng trong miệng, James Ashworth từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London viết.
“Những con cái có vẻ như đang thu được thứ gì đó từ hành động ăn thịt con của mình, không chỉ về điều kiện cơ thể, mà nó còn để thúc đẩy sức khỏe của chúng”, Peter Dijkstra, nhà sinh vật học tại Đại học Central Michigan kiêm đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Cá Astatotilapia burtoni ấp trứng và nuôi con bằng miệng
Nuôi con là một quá trình rất vất vả đối với cơ thể của giống cá Trung Phi này (tên khoa học là Astatotilapia burtoni), trong khi ấp trứng bằng miệng, cá mẹ không thể ăn hoặc thở bình thường.
Nghiên cứu trên giải thích cho câu hỏi tại sao những con cá cái Astatotilapia burtoni dù không thể mở miệng săn mồi nhưng vẫn có thể sống trong thời gian 2 tuần ấp trứng.
A. burtoni không phải là loài cá duy nhất ăn thịt con cháu chính mình, cá bảy màu, cá bống cát đực và cá bống đầu vàng cũng có thói quen tương tự. Không chỉ giới hạn ở loài cá, một số loài côn trùng, chim, bò sát, lưỡng cư và động vật có vú cũng được quan sát thấy có hành vi ăn thịt con, theo Bảo tàng lịch sử Tự nhiên.
Ban đầu nhóm nghiên cứu tập trung vào tác hại của hành động ấp trứng bằng miệng đến sức khỏe của các bà mẹ nhiều hơn. Trong một nghiên cứu năm 2019, Dijkstra và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng cơ thể của các bà mẹ sản sinh ra nhiều hóa chất phá hủy tế bào hơn trong thời kỳ ấp trứng.
Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã quan sát hơn 60 con A. burtoni cái. Một nửa trong số đó đang trong kỳ ấp trứng, nửa còn lại đã bị nhóm khoa học thu hồi số trứng trong miệng. Sau 2 tuần, 29 trong số 31 bà mẹ ở nhóm đầu có số lượng con nở giảm so với số trứng ấp, còn đàn con của chúng cũng nhỏ hơn kích thước thông thường 40%.
Các nhà khoa học kết luận những con non mất tích có thể đã bị mẹ chúng ăn thịt. Nhóm giải thích điều đó sẽ mang lại lợi ích cho các bà mẹ. Những loài cá ấp trứng bằng miệng thường có hàm lượng hóa chất (gọi là oxy phản ứng ROS) tăng cao, gây phá hủy ADN. Các con cá mẹ có nồng độ ROS cao bất thường cũng thường ăn nhiều con của chúng hơn, điều này được lý giải là để tạo ra một loại chất chống oxy giúp cân bằng lại ROS.
“Các bà mẹ có thể lấy chất dinh dưỡng và cả chất chống oxy từ những đứa con của mình”, Dijkstra chia sẻ.
Sau 2 ngày, những con cá ở nhóm 1 bị tổn thương ADN trong gan nhiều hơn 23.7% so với những con cá không nuôi con ở nhóm 2. Tuy nhiên, lần lượt sau 6 ngày rồi sau 2 tuần, cả hai nhóm cá đều có mức độ phá hủy ADN tương tự.
“Nếu xét đường dài, sẽ có lợi hơn khi cá mẹ ăn một số con non để đổi lại khả năng tiếp tục sinh sản trong tương lai, thay vì cố giữ đạo đức và chết ngay sau kỳ sinh sản vì đói”, Jake Sawecki, nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Michigan và là tác giả chính của nghiên cứu. cho biết.
>>>Đội cứu hộ chuột sẽ giúp con người ứng phó với các trận động đất
Nguồn: Smithsonian
Một nghiên cứu mới được Biology Letters công bố gần đây đã tiết lộ sự thật đau lòng trên. Song, nghiên cứu cũng kèm theo lời minh oan. Cá mẹ làm vậy là để giảm số tế bào bị phá hủy do quá trình ấp trứng trong miệng, James Ashworth từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London viết.
“Những con cái có vẻ như đang thu được thứ gì đó từ hành động ăn thịt con của mình, không chỉ về điều kiện cơ thể, mà nó còn để thúc đẩy sức khỏe của chúng”, Peter Dijkstra, nhà sinh vật học tại Đại học Central Michigan kiêm đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Nuôi con là một quá trình rất vất vả đối với cơ thể của giống cá Trung Phi này (tên khoa học là Astatotilapia burtoni), trong khi ấp trứng bằng miệng, cá mẹ không thể ăn hoặc thở bình thường.
Nghiên cứu trên giải thích cho câu hỏi tại sao những con cá cái Astatotilapia burtoni dù không thể mở miệng săn mồi nhưng vẫn có thể sống trong thời gian 2 tuần ấp trứng.
A. burtoni không phải là loài cá duy nhất ăn thịt con cháu chính mình, cá bảy màu, cá bống cát đực và cá bống đầu vàng cũng có thói quen tương tự. Không chỉ giới hạn ở loài cá, một số loài côn trùng, chim, bò sát, lưỡng cư và động vật có vú cũng được quan sát thấy có hành vi ăn thịt con, theo Bảo tàng lịch sử Tự nhiên.
Ban đầu nhóm nghiên cứu tập trung vào tác hại của hành động ấp trứng bằng miệng đến sức khỏe của các bà mẹ nhiều hơn. Trong một nghiên cứu năm 2019, Dijkstra và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng cơ thể của các bà mẹ sản sinh ra nhiều hóa chất phá hủy tế bào hơn trong thời kỳ ấp trứng.
Các nhà khoa học kết luận những con non mất tích có thể đã bị mẹ chúng ăn thịt. Nhóm giải thích điều đó sẽ mang lại lợi ích cho các bà mẹ. Những loài cá ấp trứng bằng miệng thường có hàm lượng hóa chất (gọi là oxy phản ứng ROS) tăng cao, gây phá hủy ADN. Các con cá mẹ có nồng độ ROS cao bất thường cũng thường ăn nhiều con của chúng hơn, điều này được lý giải là để tạo ra một loại chất chống oxy giúp cân bằng lại ROS.
“Các bà mẹ có thể lấy chất dinh dưỡng và cả chất chống oxy từ những đứa con của mình”, Dijkstra chia sẻ.
Sau 2 ngày, những con cá ở nhóm 1 bị tổn thương ADN trong gan nhiều hơn 23.7% so với những con cá không nuôi con ở nhóm 2. Tuy nhiên, lần lượt sau 6 ngày rồi sau 2 tuần, cả hai nhóm cá đều có mức độ phá hủy ADN tương tự.
“Nếu xét đường dài, sẽ có lợi hơn khi cá mẹ ăn một số con non để đổi lại khả năng tiếp tục sinh sản trong tương lai, thay vì cố giữ đạo đức và chết ngay sau kỳ sinh sản vì đói”, Jake Sawecki, nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Michigan và là tác giả chính của nghiên cứu. cho biết.
>>>Đội cứu hộ chuột sẽ giúp con người ứng phó với các trận động đất
Nguồn: Smithsonian