Có những người nhớ rất rõ về giấc mơ của mình còn người khác lại không, tại sao vậy?

Bạn có thể không kiểm soát được những gì mình mơ, nhưng bạn có thể nhớ tốt hơn những giấc mơ đó sau khi thức dậy! Nghiên cứu cho thấy rằng thức dậy một cách từ từ sau giấc ngủ, viết nhật ký và nói về những giấc mơ của bạn có thể giúp bạn nhớ lại chúng tốt hơn.
Hầu hết chúng ta đều thích kể cho người khác nghe mọi chi tiết về một giấc mơ điên rồ mà bạn đã trải qua, nhưng lại không thể thuật lại nó như một câu chuyện "có đầu có đuôi". Dường như những giấc mơ của chúng ta đều "tan biến" ngay sau khi chúng ta thức dậy. Vậy làm thế nào chúng ta có thể cố ý nhớ những giấc mơ của mình?

Có những người nhớ rất rõ về giấc mơ của mình

Não bộ của con người vẫn hoạt động rất tích cực ngay cả khi chúng ta ngủ. Giấc ngủ được chia thành nhiều giai đoạn và trong một giai đoạn được gọi là “chuyển động mắt nhanh” (hoặc giấc ngủ REM), giấc mơ sẽ đến với mỗi người. Điều quan trọng cần lưu ý là những giấc mơ cũng xảy ra bên ngoài giai đoạn này, nhưng không nhiều người biết về chúng.
Hoạt động của não được ghi lại trong giai đoạn REM tương tự như khi chúng ta thức, vì thế nếu thức giấc trong giai đoạn này cũng có thể khiến chúng ta nhớ lại những gì đã từng mơ. Stickgold, một giáo sư tại trường y Harvard, đã nói rằng "Để nhớ những giấc mơ, chính là thức đậy vào đúng thời điểm." Điều này có thể giải thích phần nào lý do tại sao chúng ta có thể nhớ lại một số giấc mơ, đặc biệt là những giấc mơ sống động khi chúng ta thức dậy vào nửa đêm.

Có những người nhớ rất rõ về giấc mơ của mình còn người khác lại không, tại sao vậy?
Các giai đoạn của một giấc ngủ
Các nhà nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra sự khác biệt về mặt sinh học của những người có khả năng nhớ lại giấc mơ của họ so với những người không thể. Những người có hoạt động não cao ở một số vùng não nhất định, chẳng hạn như giao điểm thái dương hàm, có nhiều khả năng thường xuyên thức giấc vào ban đêm và nhớ lại những giấc mơ của họ. Một chất hóa học thần kinh được gọi là noradrenaline cũng có thể đóng một vai trò nào đó.

Làm sao để nhớ những giấc mơ?

Nếu theo những lý giải phía trên, thức dậy thường xuyên vào ban đêm có thể giúp chúng ta nhớ lại những giấc mơ, nhưng điều đó sẽ khiến ảnh hưởng đến giấc ngủ và con người sẽ mệt mỏi vào ngày hôm sau. Có những cách khác để bạn vẫn có thể nhớ những giác mơ.
Có những người nhớ rất rõ về giấc mơ của mình còn người khác lại không, tại sao vậy?
Có những cách để chúng ta nhớ lại được những giấc mơ nếu muốn
- Thức dậy một cách từ từ
Tiến sĩ Barrett, một nhà tâm lý học, nhấn mạnh rằng nếu bạn dành thời gian cho việc thức dậy và thư giãn trên giường, đôi khi những giấc mơ của bạn có thể trở lại trong đầu bạn.
- Viết nhật ký
Viết ra mọi thứ bạn nhớ khi thức dậy có thể giúp bạn giữ lại giấc mơ hiệu quả hơn.
- Thái độ của bạn cũng quan trọng
Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu bạn có thái độ đúng đắn với những giấc mơ của mình, bạn sẽ có khả năng ghi nhớ chúng cao hơn rất nhiều. Có nghĩa là khi quan tâm và có đủ động lực để nhớ lại những giấc mơ, bạn có thể làm được điều đó.
- Nói về những giấc mơ
Đưa giấc mơ ra khỏi tâm trí ảo và nói về nó như những câu chuyện, bạn càng có nhiều khả năng nhớ chúng. Đây là thủ thuật tương tự mà một số người sử dụng để ghi nhớ các khái niệm nhất định trong học tập. Khi kể cho bạn bè về những gì đã xảy ra tối qua, bạn càng dễ ghi nhớ chúng.
Rất nhiều người muốn biết thêm về những giấc mơ của mình vì lý do này hoặc lý do khác. Khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu một số khía cạnh trong giấc mơ của chúng ta, trả lời những câu hỏi như tại sao chúng ta lại mơ mỗi ngày.

>>>Là người bi quan luôn suy nghĩ tiêu cực? Làm sao để bản thân thoát khỏi những suy nghĩ đó?
Nguồn scienceabc
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top