From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Việt Nam là một trong các cứ điểm sản xuất nước ngoài lớn nhất của Samsung, với đủ các loại sản phẩm được làm ra ở đây. Từ tủ lạnh cho tới máy giặt, TV, điện thoại, máy tính bảng,... Tại miền Bắc Việt Nam, Samsung đã chọn Bắc Ninh là nơi đặt nhà máy, thu hút hàng chục ngàn công nhân địa phương tới làm việc bằng lời tuyển dụng sẽ có đãi ngộ tốt, trả lương cao. Bên cạnh Samsung, khu công nghiệp còn có nhiều cái tên nổi bật khác như Canon, Foxconn,...
Các biện pháp được đưa ra gồm cô lập lực lượng lao động với bên ngoài, kiểm soát ra vào nghiêm ngặt, khoanh vùng các ổ lây nhiễm, đảm bảo nơi ăn chỗ ở hay thậm chí là tăng lương, tăng phúc lợi gồm cả đặc quyền được tiếp cận sớm với vaccine. Quyết tâm giữ cho nhà máy vượt qua đại dịch, khi mà số ca nhiễm mới mỗi ngày lên tới hàng ngàn trên khắp cả nước.
Việt Nam là 1 trong các quốc gia có đóng góp lớn cho sự phát triển của Samsung
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam sau đó đã ra tối hậu thư cho các nhà máy, trước lo ngại mất kiểm soát khi dịch bùng trong khu công nghiệp. Đó là phải đóng cửa, hoặc tìm ra 1 cách an toàn nào đó cô lập toàn bộ công nhân với cộng đồng dân cư. Trong tháng Năm, các công nhân Samsung Display ở Bắc Ninh có hai lựa chọn - ở nhà hoặc đi vào các khu tập trung đặc biệt, được thiết kế để có thể sản xuất mà vẫn duy trì chống dịch. Tất nhiên họ sẽ được trả thêm 1 khoản nhỏ, theo tiết lộ từ vài công nhân.
Trong gần 3 tuần sau đó, Nam và nhiều người khác ngủ tại nhà kho, sau đó di chuyển qua lại giữa canteen ăn uống và dây chuyền sản xuất, cứ thế lặp lại. Anh cảm giác như chuỗi ngày chỉ còn có mỗi công việc và công việc, không ngơi. Cuộc sống thu lại chỉ còn trong chiếc màn hình nhỏ bé, thứ nuôi sống anh. Còn vào giờ nghỉ, cũng không có gì ngoài việc “dán mắt” vào màn hình điện thoại, cách duy nhất để kết nối với bạn bè và gia đình bên ngoài.
Để duy trì sản xuất, nhà máy Samsung tại Bắc Ninh đã chọn giải pháp "3 tại chỗ"
Bằng chiến lược “3 tại chỗ” - ăn, ngủ, làm tại cùng 1 nơi - Việt Nam phải chứng minh được nỗ lực kiểm soát đại dịch của mình.
Đối với các công nhân đã trải qua nó, cảm giác đều khá giống nhau. Họ cảm thấy mệt mỏi, cô lập và nhàm chán. Ngày qua ngày, cảm giác như một mùa hè bất tận chỉ có làm việc và làm việc, ngủ ít hơn và sự riêng tư gần như không có. Trên TikTok và Facebook, các công nhân chia sẻ những câu chuyện của mình. Một ngày kết thúc bằng việc ngủ tạm trên những tấm thảm, giường ghép từ bìa các tông (carton) hoặc trong lều.
Julien Brun tại CEL, một công ty tư vấn chuỗi cung ứng trụ sở tại Hà Nội, cho biết: “Những công nhân ấy có lẽ đã cứu cả nền kinh tế Việt Nam. Không có họ, sẽ chỉ còn lại những nhà xưởng đóng cửa trống không”.
Foxconn tăng lương cho các công nhân Việt Nam để duy trì sản xuất khi chống dịch
Đạt, 25 tuổi, công nhân Foxconn sản xuất cable sạc iPhone, cho biết anh đã được tăng lương tháng gần 1/3 lên khoảng 13 đến 14 triệu đồng. Anh cũng được tiêm vaccine từ rất sớm, ngay giữa tháng Sáu, một trong số 2% dân số đầu tiên được tiêm vaccine. Anh và đồng nghiệp luôn phải di chuyển thật nhanh và không nói chuyện với bất cứ ai, thường xuyên quét mã QR, nhằm đảm bảo quy tắc phòng chống dịch.
Tuy nhiên, nhà máy của Samsung trong Hồ Chí Minh lại ở tình thế nghiêm trọng hơn so với các cơ sở miền Bắc. Khi đợt bùng phát lên cao ở trong miền Nam, nhà máy sản xuất TV và đồ gia dụng phải đóng cửa 1 thời gian ngắn, trước khi tái hoạt động với quy tắc “3 tại chỗ”. Thực sự không dễ để các nhà máy có hàng ngàn đến chục ngàn công nhân có thể duy trì chống dịch, mà vẫn đảm bảo sản xuất diễn ra.
Sau những lời phàn nàn của công nhân, Samsung Display đã sửa đường nóng nước, lắp thêm vòi hoa sen và bổ sung chăn cho các nữ công nhân. Mỗi tuần, họ được xét nghiệm COVID-19 từ 2 đến 3 lần. “Nếu có ai tháo khẩu trang xuống, họ lập tức sẽ được đưa đi xét nghiệm ngay”. Với những người lo sợ bị lây nhiễm, họ có thể ở nhà và phần công việc đó sẽ được chuyển sang số chọn ở lại nhà máy.
Trên TikTok, nhiều người đăng các mẩu clip chia sẻ về đời sống cô độc hàng ngày. “Sai lầm lớn nhất đời tôi khi còn trẻ/Đó là cởi bộ áo đồng phục học sinh để khoác lên đồng phục công nhân nhà máy” là lời đệm cho hơn 3.000 video TikTok. Có người lại quay những khu sản xuất to lớn, hay hàng dài các thanh niên lái xe máy đi vào xưởng,...
Trên Facebook, vài người đùa cợt bằng cách đặt cách mối quan hệ hẹn hò với nhau.
Ở một video khác, mọi người động viên nhau - “Ít ra thì ‘3 tại chỗ’ cũng còn đỡ khổ hơn cái đời sinh viên ngày xưa. Hãy cùng nhau vượt qua nhé!”
Tất cả đều cho thấy đời sống tinh thần bị đảo lộn của các công nhân, khi họ phải làm việc xa gia đình trong suốt một thời gian dài.
Hoa, 1 công nhân tại Foxconn, nói: “Mọi chuyện thật khó khăn, nhưng giờ thì tất cả đã như người cùng hội cùng thuyền. Sẽ thế nào nếu công ty phá sản?”
Nam làm việc tại Samsung Display cũng đồng tình: “Rồi thì cũng phải có người ở lại để duy trì sản xuất. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu công ty phải dừng sản xuất”.
Thực tế, ai cũng đã là một mắt xích trong chuỗi cung ứng công nghệ bây giờ.
*Tên các công nhân trong bài đều đã được thay đổi.
Nguồn: Rest of World
Đối mặt với đại dịch
Năm 2021, Việt Nam chứng kiến làn sóng bùng phát dịch COVID-19 mạnh mẽ chưa từng có, tại nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Khu công nghiệp tại Bắc Ninh, nơi có nhà máy Samsung đứng trước bài toán giữ vững sản xuất trong khi vẫn phải đảm bảo chống dịch. Nhiều công ty lớn vốn đã mắc kẹt ở các quốc gia khác vì dịch, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị tắc nghẽn. Vì thế, Việt Nam phải nỗ lực không để gián đoạn sản xuất.Các biện pháp được đưa ra gồm cô lập lực lượng lao động với bên ngoài, kiểm soát ra vào nghiêm ngặt, khoanh vùng các ổ lây nhiễm, đảm bảo nơi ăn chỗ ở hay thậm chí là tăng lương, tăng phúc lợi gồm cả đặc quyền được tiếp cận sớm với vaccine. Quyết tâm giữ cho nhà máy vượt qua đại dịch, khi mà số ca nhiễm mới mỗi ngày lên tới hàng ngàn trên khắp cả nước.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam sau đó đã ra tối hậu thư cho các nhà máy, trước lo ngại mất kiểm soát khi dịch bùng trong khu công nghiệp. Đó là phải đóng cửa, hoặc tìm ra 1 cách an toàn nào đó cô lập toàn bộ công nhân với cộng đồng dân cư. Trong tháng Năm, các công nhân Samsung Display ở Bắc Ninh có hai lựa chọn - ở nhà hoặc đi vào các khu tập trung đặc biệt, được thiết kế để có thể sản xuất mà vẫn duy trì chống dịch. Tất nhiên họ sẽ được trả thêm 1 khoản nhỏ, theo tiết lộ từ vài công nhân.
“Chỉ có điện thoại để bầu bạn”
Một nhân viên 23 tuổi tên Nam đã chọn điều kiện vừa làm vừa chống dịch. Anh và hơn chục đồng nghiệp khác được đưa tới 1 phòng học bỏ không, không quạt, không điều hòa, không giường nằm, giữa cái nắng nóng "như thiêu như đốt" 38 độ C của mùa hè. “Chỉ có điện thoại để làm bạn” - Nam nói. Điều kiện thực sự rất khó khăn và họ đã phàn nàn. Sau đó, tất cả được đưa tới khu sản xuất của nhà máy. Bắt đầu từ giờ, không còn khái niệm “nhà” và “xưởng” nữa.Trong gần 3 tuần sau đó, Nam và nhiều người khác ngủ tại nhà kho, sau đó di chuyển qua lại giữa canteen ăn uống và dây chuyền sản xuất, cứ thế lặp lại. Anh cảm giác như chuỗi ngày chỉ còn có mỗi công việc và công việc, không ngơi. Cuộc sống thu lại chỉ còn trong chiếc màn hình nhỏ bé, thứ nuôi sống anh. Còn vào giờ nghỉ, cũng không có gì ngoài việc “dán mắt” vào màn hình điện thoại, cách duy nhất để kết nối với bạn bè và gia đình bên ngoài.
Bằng chiến lược “3 tại chỗ” - ăn, ngủ, làm tại cùng 1 nơi - Việt Nam phải chứng minh được nỗ lực kiểm soát đại dịch của mình.
Đối với các công nhân đã trải qua nó, cảm giác đều khá giống nhau. Họ cảm thấy mệt mỏi, cô lập và nhàm chán. Ngày qua ngày, cảm giác như một mùa hè bất tận chỉ có làm việc và làm việc, ngủ ít hơn và sự riêng tư gần như không có. Trên TikTok và Facebook, các công nhân chia sẻ những câu chuyện của mình. Một ngày kết thúc bằng việc ngủ tạm trên những tấm thảm, giường ghép từ bìa các tông (carton) hoặc trong lều.
Julien Brun tại CEL, một công ty tư vấn chuỗi cung ứng trụ sở tại Hà Nội, cho biết: “Những công nhân ấy có lẽ đã cứu cả nền kinh tế Việt Nam. Không có họ, sẽ chỉ còn lại những nhà xưởng đóng cửa trống không”.
Biến thể Delta nguy hiểm chưa từng có
Chính quyền Bắc Giang đã từng ra lệnh phong tỏa 4 KCN để khống chế đại dịch, khi đất nước phải đối mặt với đợt bùng phát nghiêm trọng chưa từng có vừa rồi. Các nhà máy của Foxconn, Luxshare, đã buộc phải đóng cửa trong khoảng 10 ngày. Lúc này, các công ty quốc tế phải tìm cách phòng ngự trước làn sóng lây nhiễm, nếu không thiệt hại kinh tế sẽ rất lớn.Đạt, 25 tuổi, công nhân Foxconn sản xuất cable sạc iPhone, cho biết anh đã được tăng lương tháng gần 1/3 lên khoảng 13 đến 14 triệu đồng. Anh cũng được tiêm vaccine từ rất sớm, ngay giữa tháng Sáu, một trong số 2% dân số đầu tiên được tiêm vaccine. Anh và đồng nghiệp luôn phải di chuyển thật nhanh và không nói chuyện với bất cứ ai, thường xuyên quét mã QR, nhằm đảm bảo quy tắc phòng chống dịch.
Tuy nhiên, nhà máy của Samsung trong Hồ Chí Minh lại ở tình thế nghiêm trọng hơn so với các cơ sở miền Bắc. Khi đợt bùng phát lên cao ở trong miền Nam, nhà máy sản xuất TV và đồ gia dụng phải đóng cửa 1 thời gian ngắn, trước khi tái hoạt động với quy tắc “3 tại chỗ”. Thực sự không dễ để các nhà máy có hàng ngàn đến chục ngàn công nhân có thể duy trì chống dịch, mà vẫn đảm bảo sản xuất diễn ra.
Sau những lời phàn nàn của công nhân, Samsung Display đã sửa đường nóng nước, lắp thêm vòi hoa sen và bổ sung chăn cho các nữ công nhân. Mỗi tuần, họ được xét nghiệm COVID-19 từ 2 đến 3 lần. “Nếu có ai tháo khẩu trang xuống, họ lập tức sẽ được đưa đi xét nghiệm ngay”. Với những người lo sợ bị lây nhiễm, họ có thể ở nhà và phần công việc đó sẽ được chuyển sang số chọn ở lại nhà máy.
Đón Trung thu, chơi cầu lông, quay TikTok giữa dịch
Để đón Trung thu, các công nhân đã làm lồng đèn từ móc treo quần áo. Ở 1 vài chỗ khác, họ chơi nhảy dây và cầu lông.Trên TikTok, nhiều người đăng các mẩu clip chia sẻ về đời sống cô độc hàng ngày. “Sai lầm lớn nhất đời tôi khi còn trẻ/Đó là cởi bộ áo đồng phục học sinh để khoác lên đồng phục công nhân nhà máy” là lời đệm cho hơn 3.000 video TikTok. Có người lại quay những khu sản xuất to lớn, hay hàng dài các thanh niên lái xe máy đi vào xưởng,...
Trên Facebook, vài người đùa cợt bằng cách đặt cách mối quan hệ hẹn hò với nhau.
Ở một video khác, mọi người động viên nhau - “Ít ra thì ‘3 tại chỗ’ cũng còn đỡ khổ hơn cái đời sinh viên ngày xưa. Hãy cùng nhau vượt qua nhé!”
Tất cả đều cho thấy đời sống tinh thần bị đảo lộn của các công nhân, khi họ phải làm việc xa gia đình trong suốt một thời gian dài.
“Tất cả đã cùng hội cùng thuyền…”
Tuy nhiên, phần lớn các công nhân đều thông cảm và hiểu tình hình hiện tại.Hoa, 1 công nhân tại Foxconn, nói: “Mọi chuyện thật khó khăn, nhưng giờ thì tất cả đã như người cùng hội cùng thuyền. Sẽ thế nào nếu công ty phá sản?”
Nam làm việc tại Samsung Display cũng đồng tình: “Rồi thì cũng phải có người ở lại để duy trì sản xuất. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu công ty phải dừng sản xuất”.
Thực tế, ai cũng đã là một mắt xích trong chuỗi cung ứng công nghệ bây giờ.
*Tên các công nhân trong bài đều đã được thay đổi.
Nguồn: Rest of World