Cứ sổ mũi là lại "thò lò mũi xanh" - giờ thì tôi đã biết nguyên nhân mình bị "hành hạ"

Ắt hẳn khi bị sổ mũi, chúng ta thường hay bị chảy nước mũi, thậm chí là xảy ra hiện tượng "thò lò mũi xanh". Vậy tại sao hiện tượng khó chịu này lại xảy ra khi cơ thể có bệnh?
Hóa ra, thứ mà chúng ta thường gọi là "nước mũi" vẫn luôn tồn tại cả khi cơ thể khỏe mạnh lẫn khi bị ốm. Nó là một phần của một loại chất lỏng gọi chung là chất nhầy.

Chất nhầy là gì và nó đến từ đâu?

Chất nhầy đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Và không chỉ con người, chất nhầy cũng giúp bảo vệ các sinh vật khác.
Chất nhầy được tạo thành gần như hoàn toàn từ nước, cùng với hàng trăm hợp chất, bao gồm protein, chất béo và muối. Trong đó, quan trọng nhất là một tập hợp các protein được gọi là mucin.
Cứ sổ mũi là lại thò lò mũi xanh - giờ thì tôi đã biết nguyên nhân mình bị hành hạ
Cơ thể người luôn tự sản xuất chất nhầy ở nhiều bộ phận, trong đó có cả mắt
Chất nhầy phục vụ cơ thể chúng ta theo những cách khác nhau:
- Ngăn các mô không bị khô và nứt nẻ, dấn đến nhiễm trùng
- Bôi trơn mắt
- bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit
- Loại bỏ hoặc giữ lại các chất, ngăn chúng xâm nhập vào phổi hoặc máu
- Kiểm soát hàng nghìn tỷ vi khuẩn trong cơ thể
Cơ thể chúng ta liên tục sản xuất chất nhờn. Trên thực tế, chỉ riêng hệ thống hô hấp đã thải ra hơn một lít mỗi ngày. Phần lớn chất này trượt xuống phía trong cổ họng, vào dạ dày và cuối cùng thoát ra khỏi cơ thể.
Khi khỏe mạnh, bạn có thể không biết được tất cả chất nhầy đang chảy xuống phía sau cổ họng. Nhưng khi bạn bị ốm, chất nhầy sẽ trở nên đặc hơn và dính hơn, do cơ thể tăng cường sản xuất để nhanh chóng loại bỏ mọi tác nhân gây bệnh. Đó là lý do có hiện tượng thò lò mũi xanh.
Cứ sổ mũi là lại thò lò mũi xanh - giờ thì tôi đã biết nguyên nhân mình bị hành hạ
Khi bị ốm, chất nhầy của sẽ trở nên đặc và dính hơn do cơ thể tăng cường sản xuất để nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bệnh

Làm thế nào để chất nhầy bảo vệ các sinh vật khác?

Con người không phải là sinh vật duy nhất tiết ra chất nhầy. Các loài động vật có vú khác, động vật lưỡng cư, cá, động vật thân mềm và một số động vật không xương sống nhất định cũng sản xuất chất nhầy với những mục đích khác nhau. Một số ví dụ:
- Chất nhầy đàn hồi nhớt mà ốc sên và sên tiết ra đóng vai trò vừa là chất kết dính vừa là chất bôi trơn cho phép chúng di chuyển dễ dàng hơn trên các địa hình gồ ghề.
- Tất cả các loài cá đều được bao phủ bởi chất nhầy. Đặc biệt, loài cá vẹt còn tiết ra chất nhầy khi ngủ hằng đêm bảo vệ bản thân khỏi ký sinh trùng.
- Chất nhầy giữ ẩm cho mắt và mô mũi của sư tử biển và loài này có thể phóng chất nhầy đến một khoảng cách rất xa.
Cứ sổ mũi là lại thò lò mũi xanh - giờ thì tôi đã biết nguyên nhân mình bị hành hạ
Chất nhầy giữ ẩm cho mắt và mô mũi của sư tử biển
- Chim yến sử dụng nước bọt để xây tổ trong các vách hang dốc. Tổ yến cũng là một món ăn ngon và nổi tiếng bổ dưỡng.

>>> Bí ẩn cơn mưa chất nhầy mang theo thứ dịch bệnh khiến cả thị trấn nhập viện

Theo How Stuff Works
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top