Nguy cơ thất nghiệp bùng nổ thành "sóng thần" ở ngành công nghệ Trung Quốc

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Chiến dịch kìm hãm và hạn chế quyền hạn của các Big Tech ở Trung Quốc đã gây tổn thất nặng nề, đang phủ bóng đen lên thị trường việc làm ở đất nước tỷ dân nơi mà tình trạng thất nghiệp vốn đã trở thành nỗi lo thường trực khi bạn phải cạnh tranh với rất nhiều người. Đây là hệ quả ngoài mong đợi, trái với mục tiêu của chính phủ là tạo ra sự thịnh vượng kinh tế.

Bức tranh ảm đạm về tình trạng thất nghiệp

Ngành công nghệ ở Trung Quốc trong thập kỷ trước vốn là một trong những lĩnh vực tạo việc làm mạnh nhất ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, hiện tại đang cho thấy một câu chuyện buồn, khi số lượng nhân viên thất nghiệp hay bị sa thải ngày càng lớn. Chính sách kiềm chế những công việc liên quan đến công nghệ từ sáng tạo nội dung, dạy thêm, livestream bán hàng,... đang gây ra mối lo ngại về làn sóng thất nghiệp bùng nổ.
Nguy cơ hình thành làn sóng thất nghiệp trong ngành công nghệ được so sánh với thời điểm hàng triệu lao động nhập cư nông thôn bị mất việc làm trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thậm chí, một số người lo ngại nguy cơ này thậm chí còn tồi tệ như thời điểm năm 1990, khi hàng triệu vị trí trong khu vực nhà nước bị mất do những cải cách kinh tế và xã hội tại đất nước này.

Nguy cơ thất nghiệp bùng nổ thành sóng thần ở ngành công nghệ Trung Quốc
Theo ước tính, Trung Quốc sẽ có khoảng 10 triệu sinh viên mới tốt nghiệp tham gia thị trường việc làm vào mùa hè này, bổ sung vào đội quân tìm việc trẻ ngày càng tăng. Lượng lao động mới tốt nghiệp rơi đúng vào thời điểm kinh tế đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine, lẫn đợt bùng phát dịch Covid-19 mới trong nước. Điều này cũng đe dọa đến những chiến lược dài hạn của chính phủ, chẳng hạn như “lưu thông kép” - khái niệm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chủ yếu thông qua nhu cầu trong nước.
Wang Peng, phó giáo sư tại Đại học Renmin Trung Quốc, e ngại cho biết cắt giảm việc làm hàng loạt tại các Big Tech có thể gây ra bất ổn kinh tế nghiêm trọng, vì nền kinh tế kỹ thuật số đã chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP Trung Quốc những năm gần đây. Mặc dù có những số liệu thống kê chính xác để đo lường lượng người mất việc, nhưng nhiều nguồn tin hiện cho biết, bức tranh còn ảm đạm hơn. Cụ thể, một báo cáo trước đó được công bố bởi trang web tuyển dụng Trung Quốc Zhaopin.com cho thấy, một nửa số người được khảo sát cho biết công ty đã sa thải nhân viên vào năm 2021, trong khi 1/4 số người được hỏi nói bị ảnh hưởng trực tiếp.
Hai tập đoàn trong nhóm Big Tech có giá trị nhất của đất nước, Alibaba Group Holding có gần 300 nghìn nhân viên và Tencent Holdings có 107.000 nhân viên, được cho là đang trong quá trình cắt giảm hàng nghìn nhân sự. Theo một số nguồn tin thân cận từ một số người xin dấu tên, việc cắt giảm chi phí của Tencent chủ yếu ảnh hưởng đến các đơn vị kinh doanh nội dung và đám mây. Vì đám mây không thể cạnh tranh lại các đối thủ, còn nội dung thì bị "bóp nghẹt" bởi nhiều quy định khắt khe hơn.

Nguy cơ thất nghiệp bùng nổ thành sóng thần ở ngành công nghệ Trung Quốc
Vào đầu năm nay, Alibaba bắt đầu giải quyết nhiều đơn vị dịch vụ thua lỗ như dịch vụ giao đồ ăn Ele.me, trang web đánh giá nhà hàng Koubei và các dịch vụ khác. Việc cắt giảm việc làm hiện đã lan sang các đơn vị kinh doanh khác.
Hiện có rất ít hãng công nghệ Trung Quốc sẵn sàng thừa nhận việc cắt giảm việc làm, một phần do việc sa thải quy mô lớn từ luật lao động nghiêm ngặt của nước này. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan quản lý lao động vì mất việc có thể cho thấy sự yếu kém của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do tại sao cắt giảm việc làm thường được đưa ra như một bài tập tái cấu trúc hoặc “tối ưu hóa” tại doanh nghiệp.

Những dấu hiệu đáng lo ngại

Theo các dữ liệu được công bố công khai, tổng lực lượng lao động của Alibaba tăng hơn gấp đôi vào năm 2020 nhưng hầu như không thay đổi vào năm 2021. ByteDance, kỳ lân được đánh giá cao nhất của Trung Quốc, đã phát triển từ một khu dân cư ở Bắc Kinh một thập kỷ trước thành một gã khổng lồ công nghệ với hơn 100.000 người. Tuy nhiên, trong năm qua, nó đã chứng kiến sự đóng cửa các dịch vụ giáo dục và rút lui trên nhiều mặt trong bối cảnh quy định khắt khe hơn.
Wang Yixin, chuyên gia tư vấn cấp cao tại Zhaopin cho biết: “Lĩnh vực internet vẫn là lĩnh vực yêu thích của giới trẻ. Một cuộc khảo sát của công ty vào năm ngoái cho thấy hơn 25% sinh viên mới tốt nghiệp vẫn muốn làm việc cho một công ty về công nghệ, đi trước ngành phổ biến thứ hai là bất động sản, với tỷ lệ 10%". Trong năm qua, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc đàn áp không ngừng đối với những công ty công nghệ lớn. Hàng loạt các quy định mới đưa ra nhằm hạn chế lạm dụng quyền lực với người tiêu dùng, ngăn chặn độc quyền, vi phạm quyền riêng tư, xâm phạm dữ liệu người dùng, bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi chứng nghiện game, hạn chế nội dung xấu độc.

Nguy cơ thất nghiệp bùng nổ thành sóng thần ở ngành công nghệ Trung Quốc
Tuy vậy, có thể thấy rõ là chiến dịch này đang tàn phá thị trường việc làm của đất nước. Quyết định của Bắc Kinh đối với hoạt động dạy thêm cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở đã giết chết toàn bộ ngành công nghiệp, vốn từng cung cấp việc làm cho khoảng 10 triệu người. Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Michael Yu Minhong cho biết, chỉ riêng Tập đoàn Giáo dục & Công nghệ Phương Đông Mới đã sa thải 60.000 người vào năm 2021.
Chen Rui, giám đốc điều hành của công ty phát trực tuyến Bilibili, cho biết bất kỳ sự gia tăng nhân sự nào vào năm 2022 sẽ là "rất hạn chế". Điều này trái ngược với xu hướng tăng gấp 3 lần trong ba năm liên tiếp cho tới 2020. Còn Kuaishou Technology, công ty vận hành nền tảng video ngắn lớn thứ hai trong nước, cho biết vào tháng 11 rằng không có kế hoạch tăng đáng kể nhân viên vào năm 2022. Thậm chí, họ bắt đầu loại bỏ những nhân viên có điểm số thấp trong các bài đánh giá hiệu suất. Điều này đánh dấu sự khác biệt lớn so với năm 2020, khi lượng nhân viên của công ty tăng thêm 1/3 chỉ trong sáu tháng.

Không chỉ công nghệ, thất nghiệp cũng đang lan ra những ngành nghề khác

Những tác động về việc làm cũng đang lan rộng ra khắp các công ty liên quan. Các nền tảng internet lớn của Trung Quốc là trung tâm của "nền kinh tế Gig". Gig Economy là khái niệm chỉ một nền kinh tế mà trong đó, mọi người thường làm việc ở những vị trí tạm thời và linh hoạt, còn những công ty có xu hướng thuê những người làm việc độc lập và tự do thay vì nhân viên toàn thời gian.
Hiện đang có hàng chục triệu việc làm bị đe dọa như tài xế gọi xe, shipper, người dẫn chương trình phát trực tiếp và nhà sáng tạo nội dung. Theo dữ liệu bán chính thức của Trung Quốc thì quốc gia này có 200 triệu người - cứ bốn người lao động thì có một người - ở trong tình trạng “việc làm linh hoạt” mà không cần làm việc toàn thời gian.

Nguy cơ thất nghiệp bùng nổ thành sóng thần ở ngành công nghệ Trung Quốc
Gã khổng lồ giao hàng theo yêu cầu Meituan hiện đang mang lại thu nhập cho khoảng 4 triệu người, trong khi gã khổng lồ gọi xe Didi Chuxing hiện có 13 triệu lái xe giao hàng. Lĩnh vực livestream bán hàng - hiện đang bị chính quyền quản lý vì lạm dụng người tiêu dùng - mang lại thu nhập cho ít nhất 10 triệu người.
Những công việc theo hợp đồng có thời hạn này - mở rộng cùng với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ Trung Quốc - đã trở nên quan trọng đối với các nhóm thu nhập thấp của Trung Quốc (với 600 triệu người sống với mức thu nhập trung bình hàng tháng là 1.000 nhân dân tệ). Thống kê cho thấy có 358 triệu việc làm trong lĩnh vực dịch vụ vào năm 2020, tăng 5,3% so với ba năm trước, trong khi việc làm trong lĩnh vực sản xuất giảm 1% xuống 215 triệu trong cùng kỳ.
Một số bằng chứng cho thấy việc cắt giảm các công việc trong khu vực công nghệ tư nhân từ tiếp thị đến quản lý khách hàng và lập trình, đều đang tạo động lực cho những người trẻ của đất nước quay trở lại với việc đảm bảo việc làm trong khu vực nhà nước. Còn tại Đại học Thanh Hoa, một trong những trường đại học danh tiếng nhất ở Trung Quốc, gần 70% sinh viên tốt nghiệp mùa hè năm ngoái đã nhận được việc làm trong các cơ quan chính phủ, các tổ chức công hoặc doanh nghiệp nhà nước.
Julia Feng, một sinh viên kế toán 23 tuổi chuẩn bị tốt nghiệp vào tháng 6 này, cho biết đã mơ ước làm việc tại một hãng công nghệ ở một thành phố hàng đầu, đồng thời được hòa mình vào “nền văn hóa sôi động” của Internet và xã hội truyền thông. Tuy vậy, giờ đây, cô ấy coi một công việc nhà nước là sự lựa chọn tốt nhất khi mang lại cảm giác an toàn hơn.

Nguy cơ thất nghiệp bùng nổ thành sóng thần ở ngành công nghệ Trung Quốc

Những ý kiến chỉ trích chính phủ đã xuất hiện

Trước tình hình ngày càng tồi tệ này, không có gì ngạc nhiên khi xuất hiện một số ý kiến lên tiếng chỉ trích đường lối cứng rắn của Bắc Kinh.
Chẳng hạn trong một ghi chú được lưu hành rộng rãi bởi “Luwei Investment Research” trên nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc WeChat, tác giả cho biết khái niệm “mở rộng vốn phi lý” của Bắc Kinh là “giả tạo” bởi vì “vốn sẽ luôn tính toán chi phí và lợi nhuận, nhưng quyền lực luôn có xu hướng mở rộng ”.
Chính vì thế, các công ty công nghệ không có nhiều giải pháp thay thế khác ngoài việc giảm bớt việc làm, cắt giảm chi phí khi đối mặt với áp lực của nhà nước.
Nguồn
scmp
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top