Cuộc gặp mặt lịch sử giữa Biden và Tập Cận Bình trước G20: bắt tay, cười đùa “giả trân” nhưng phát biểu vẫn sặc mùi "thuốc súng"

nhhgiap

Pearl
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Joe Biden đã có cuộc gặp mặt được mong chờ nhất tại Bali vào thứ 2 tuần này. Đây là lần tái ngộ đầu tiên của hai đầu não quan trọng, kể từ sau đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20 và cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ.
Cuộc gặp diễn ra một ngày trước khi chính thức bắt đầu hội nghị thượng đỉnh G20, tại hòn đảo nghỉ mát của Indonesia. Trong phiên họp, lãnh đạo từ hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu thảo luận về hàng loạt vấn đề, nổi bật là chính sách của Mỹ lên Đài Loan đã làm rạn nứt quan hệ song phương.
Nhà Trắng cho biết cuộc gặp gỡ kéo dài 3 tiếng rưỡi giữa hai lãnh đạo là thẳng thắn và bao trùm nhiều chủ đề gai góc. Trong khi đó, phía Trung Quốc tuyên bố hai bên nhất trí tăng cường đối thoại các vấn đề như biến đổi khí hậu, chính sách kinh tế vĩ mô, thương mại và an ninh lương thực.

Cuộc gặp mặt lịch sử giữa Biden và Tập Cận Bình trước G20: bắt tay, cười đùa “giả trân” nhưng phát biểu vẫn sặc mùi thuốc súng
Hai đầu não quan trọng của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có cuộc gặp vào thứ 2
Hai nhà lãnh đạo đã quyết định gặp nhau sau 3 tháng căng thẳng leo thang, khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ghé thăm Đài Loan. Một lý do khác khiến quan hệ hai ông lớn gần như đóng băng là các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ của Mỹ lên Trung Quốc.

Đụng chạm nhiều vấn đề nóng bỏng trong quan hệ Trung - Mỹ

Ông Biden nhắc lại lập trường của Washington đối với vấn đề chủ quyền của Đài Loan vẫn giữ nguyên, “Tôi không nghĩ nên có bất kỳ nỗ lực nào từ phía Trung Quốc nhằm xâm chiếm Đài Loan.
Tôi đã làm rõ rằng phía tôi muốn các vấn đề thương mại được giải quyết một cách hòa bình để mọi chuyện không bao giờ đi đến mức đó. Tôi tin Tập hiểu chính xác điều tôi muốn nói, và tôi cũng hiểu điều ông ấy nói.
Chúng tôi đồng ý sẽ cùng thiết lập một loạt các tình huống mà cần xem xét và giải quyết chi tiết hơn, chúng tôi cũng đồng ý sẽ cử các thành viên nội các thích hợp để cùng ngồi xuống và thảo luận chi tiết của từng vấn đề mà cả hai đã gây ra”,
tổng thống Mỹ cho biết.
Cuộc gặp mặt lịch sử giữa Biden và Tập Cận Bình trước G20: bắt tay, cười đùa “giả trân” nhưng phát biểu vẫn sặc mùi thuốc súng
Biden trong phiên họp báo sau cuộc gặp gỡ với ông Tập Cận Bình vào thứ 2
Sau cuộc gặp kéo dài 3 tiếng rưỡi, Biden xác nhận ông sẽ cử Blinken, Ngoại trưởng Mỹ, đến Bắc Kinh để “theo dõi các cuộc thảo luận giữa hai bên, đồng thời duy trì các kênh liên lạc cởi mở”. Nhà Trắng chưa tiết lộ bao giờ Blinken sẽ bắt đầu chuyến công du của mình.
Đài Loan là gạch đầu dòng quan trọng trong chương trình nghị sự chính giữa hai bên. Biden tuyên bố Mỹ phản đối bất kỳ sự thay đổi “dù đến từ bên nào” đến hiện trạng hiện tại của Eo biển Đài Loan, đồng thời phản đối “các hành động ngày càng hung hăng” của Bắc Kinh đối với hòn đảo tự trị này.
Phía đối diện, ông Tập nói rằng Đài Loan là ranh giới đỏ đầu tiên không được vượt qua trong quan hệ giữa Mỹ - Trung, theo đài địa phương CCTV.

“Chúng tôi hy vọng sẽ thấy và luôn cố gắng duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan, nhưng ‘độc lập của Đài Loan’ không đồng nghĩa với hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”, ông Tập Cận Bình thể hiện quan điểm.
Trong bài phát biểu khai mạc, ông Tập nói rằng tình trạng hiện tại của quan hệ Trung Quốc-Mỹ không mang lại lợi ích cơ bản nào cho hai quốc gia và người dân của họ, và chắc chắn không phải điều mà cộng đồng quốc tế mong đợi.



“Một chính khách nên suy nghĩ và biết vị trí nào để lãnh đạo đất nước. Người đó cũng nên nghĩ và biết cách để hòa hợp với các quốc gia khác”, ông Tập nói. “Thế giới kỳ vọng Trung Quốc và Mỹ sớm giải quyết các xung đột, bất hòa, nên cuộc gặp này rất được quan tâm. Nhìn chung, chúng ta cần làm việc với tất cả quốc gia, để mang lại nhiều hy vọng hơn cho hòa bình thế giới, niềm tin lớn hơn vào sự ổn định của thế giới và động lực mạnh mẽ hơn cho sự phát triển chung”.
“Chúng tôi sẽ không thể giải quyết mọi vấn đề, nhưng tôi tin viễn cảnh về một cuộc chiến tranh lạnh là không có khả năng”,
ông Biden nói.

Kỳ vọng thấp vào cuộc gặp mặt

Ngăn chặn chiến tranh, dù nóng hay lạnh, thể hiện mục tiêu thấp mà Washington và Bắc Kinh đã đặt ra kể từ khi Biden nhậm chức và giữ nguyên lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc từ thời cựu tổng thống Donald Trump.
“Không có dấu hiệu thay đổi cơ bản nào đối với kinh tế và quan hệ giữa hai nước sau cuộc gặp này”, Eurasia Group cho biết trong một báo cáo nghiên cứu. “Cuộc họp đã đáp ứng hoặc vượt những kỳ vọng thấp do chính quyền Biden đề ra, và là một dấu hiệu tích cực “nhẹ” với sự ổn định toàn cầu”.
“Song có một sự thay đổi quan trọng trong mối quan hệ, đó là thái độ ngày càng hung hăng hơn của Mỹ, khi chuyển từ việc coi Trung Quốc là mối đe dọa (dưới thời Trump) sang chính thức hành động để giảm sự phát triển của mối đe dọa đó (dưới thời Biden)”,
Eurasia cho biết.
Trong khi cam kết sẽ can thiệp sâu hơn vào những hiểm họa toàn cầu như biến đổi khí hậu, Biden cũng cho biết Mỹ sẽ tiếp tục cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc bằng cách liên kết với các đồng minh. Ông cũng nêu lên những lo ngại về nhân quyền ở Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong, đồng thời cam kết sẽ giải quyết những trường hợp công dân Mỹ bị giam giữ trái phép hoặc bị cấm xuất cảnh ở Trung Quốc.
Biden cũng nêu ra vấn đề cuộc chiến Ukraine và các vụ thử tên lửa của Triều Tiên trong cuộc họp.

Cuộc gặp mặt lịch sử giữa Biden và Tập Cận Bình trước G20: bắt tay, cười đùa “giả trân” nhưng phát biểu vẫn sặc mùi thuốc súng
Địa điểm tổ chức gặp mặt của hai vị lãnh đạo hàng đầu thế giới là một khách sạn nghỉ dưỡng ở Indonesia
“Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập đã nhắc lại thỏa thuận rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ không bao giờ được diễn ra và không bao giờ có thể giành chiến thắng, đồng thời nhấn mạnh quan điểm phản đối chung với việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trong giao tranh Nga - Ukraine”, Nhà Trắng tuyên bố.
Ông Tập cho rằng, với vị thế là hai quốc gia có lịch sử và con đường phát triển khác nhau, khác biệt và cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Nhưng sau đó, ông nói thêm rằng trong cuộc cạnh tranh này, mỗi bên nên học hỏi lẫn nhau và cùng nhau tiến bộ.

“Cả hai bên nên xem xét các chính sách đối nội và đối ngoại cũng như kế hoạch chiến lược của nhau một cách đúng đắn, đồng thời thiết lập quan điểm trao đổi đối thoại thay vì đối đầu. Trung Quốc không bao giờ tìm cách thay đổi trật tự quốc tế hiện có, không can thiệp vào nội bộ Mỹ và cũng không có ý định thách thức hay thay thế Mỹ”, ông Tập nói.
Ông nói rằng Trung Quốc phản đối “chính trị hóa” các vấn đề thương mại, chiến tranh thương mại và công nghệ cũng như hành động sử dụng các rào cản thương mại.

Cuộc gặp mặt lịch sử giữa Biden và Tập Cận Bình trước G20: bắt tay, cười đùa “giả trân” nhưng phát biểu vẫn sặc mùi thuốc súng
Lãnh đạo hai bên đối thoại vào thứ hai tại Indonesia
Cả hai vị lãnh đạo đều đang có mức ủng hộ lớn tại quê nhà. Trong khi đảng Dân chủ của Biden vẫn giữ quyền kiểm soát Thượng viện và đang hoạt động tốt hơn dự kiến trong cuộc bầu cử giữa kỳ, thì ông Tập vào đại hội đảng tháng trước đã trở thành người tại vị 3 nhiệm kỳ đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, một động thái được các chuyên gia địa chính trị coi là sự củng cố quyền lực áp đảo.
Cả hai bên đã hạ thấp kỳ vọng rằng cuộc họp có thể thiết lập lại mối quan hệ căng thẳng của họ.
Một loạt các cuộc gặp mặt cấp cao của Joe Biden ở châu Á đã bắt đầu diễn ra vào thứ 7, được cho là có thể cắt đứt cơ hội tái thiết lập quan hệ Trung - Mỹ. Đầu tiên là cuộc họp Mỹ - ASEAN và hội nghị thượng đỉnh Đông Á đều diễn ra ở Campuchia, mục tiêu cao nhất của chính quyền Biden là thúc đẩy quan hệ của Washington với châu Á để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Sau điểm đến Bali, ông Tập sẽ thăm Thái Lan tiếp theo trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu vào thứ Năm tuần này, một ngày sau khi G20 kết thúc.

>>>
Biden thực sự lo lắng: Nếu thua bầu cử giữa nhiệm kỳ, tôi sẽ bị luận tội!

Nguồn: SCMP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top