VNR Content
Pearl
Nguồn gốc của Cái chết Đen, dịch bệnh chết chóc đã lấy đi sinh mạng của hàng triệu người vào thế kỷ 14 là một trong những đề tài nóng nhất về lịch sử thời trung cổ. Gần đây, một nhóm nghiên cứu quốc tế tuyên bố đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi làm đau đầu giới khoa học suốt 700 năm qua.
(Ảnh: Youtube)
Theo kết quả phân tích vật liệu di truyền được lưu trữ, dịch bệnh bắt đầu vào khoảng năm 1338 hoặc 1339 tại một khu vực thuộc Kyrgyzstan, Trung Á ngày nay. Tại đây, bệnh đã lây nhiễm trong các thương nhân qua lại khu vực này. Nhiều năm sau, căn bệnh bùng phát thành đại dịch tàn phá lục địa Á-Âu trong giai đoạn 1346 đến 1353, lấy đi sinh mạng của 60% dân số châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Theo nhà sử học Phil Slavin, chủng bệnh dịch hạch gây ra Cái chết Đen (Black Death) ở Kyrgyzstan cũng chính là tổ tiên của hầu hết các bệnh dịch hạch trên thế giới hiện nay.
Khu vực nghiên cứu nằm ở dãy núi Thiên Sơn gần thung lũng Chuy (Chüy) biên giới phía Bắc Kyrgyzstan. Khu vực này nằm trên Con đường Tơ lụa, tuyến đường thương mại lừng danh thời trung cổ. Đây là nơi các đoàn lữ hành chuyên chở hàng hóa đi vào và ra khỏi Trung Quốc, qua những thành phố xa hoa ở Trung Á đến Ba Tư (Iran), Constantinople (thủ đô đế quốc Byzantine cổ đại, ngày nay là Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ). Con đường Tơ lụa có thể là con đường dẫn tới cái chết nếu mầm bệnh xâm nhập trên đường đi của các đoàn lữ hành.
Ảnh chụp xác chết các nạn nhân Cái chết Đen được khai quật (Ảnh: Getty Images)
Năm 1885, các nhà khoa học tìm ra hai nghĩa trang trong khu vực có số lượng bia mộ đề ngày mất từ 1338 – 1339 cao hơn bình thường. Các mộ này ghi chữ mawtānā là một từ tiếng Syriac nghĩa là bệnh dịch hạch. Để xác định chính xác người dân ở đó chết vì nguyên nhân gì, nhóm nghiên cứu đã thực hiện xét nghiệm DNA.
DNA được trích xuất từ các xác chết được lưu trữ sau khi khai quật từ các nghĩa trang này những năm 1885-1892 và đưa về một bảo tàng ở Nga. Kết quả giải trình tự DNA các mẫu răng của 7 xác chết cho thấy có dấu vết DNA của vi khuẩn Yersinia Pestis trong ba mẫu. Do đó, các nhà nghiên cứu có thể khẳng định là người dân được chôn trong khu vực đã chết vì bệnh dịch hạch.
Răng được chọn để tìm kiếm bằng chứng vì răng có nhiều mạch máu, nhiều khả năng phát hiện dấu vết lây nhiễm sản sinh trong máu, theo nhà di truyền học Maria Spyrou.
So sánh kết quả giải trình tự DNA chủng bệnh dịch hạch Cái chết Đen từ các nghiên cứu trước đây và DNA chủng bệnh dịch hạch hiện đại từ các loài gặm nhấm ở Trung Á, các nhà khoa học thấy rằng, chủng bệnh ở Kyrgyzstan rất giống với Cái chết Đen. Vì vậy, chủng bệnh ở Kyrgyzstan đã phát triển thành Cái chết Đen và là “ông tổ” của hầu hết chủng bệnh dịch hạch trên thế giới.
Nhà di truyền học cổ sinh Sally Wasef ở đại học công nghệ Queensland (Úc) cho rằng công trình này đem lại niềm hy vọng tháo gỡ nhiều bí ẩn khoa học cổ xưa khác. “Nghiên cứu đã cho thấy làm cách nào mà việc khôi phục DNA vi sinh cổ thành công có thể tiết lộ bằng chứng giải quyết các tranh cãi lâu nay”, nguyên văn lời Sally được AFP trích dẫn.
Nhà di truyền học tiến hóa Hendrik Poinar ở đại học MacMaster (Ontorio, Canada), một người không tham gia nghiên cứu lại có ý kiến khác. Ông cho rằng, do chậm biến đổi nên về mặt di truyền, chủng bệnh ở Tây Âu giống hệt chủng ở Kyrgyzstan. Do vậy, khó mà khẳng định việc chủng ở Tây Âu đến từ đâu và khi nào.
Chủng bệnh ở Kyrgyzstan có thể đến từ một phần khác trong khu vực vì vi khuẩn Yersinia pestis tiến hóa rất chậm, 5 đến 10 năm mới có 1 đột biến, trong khi người dân ở gần khu vực nghiên cứu là các thương nhân đi lại khắp Trung Á và châu Âu nên có thể đã mắc bệnh trong những chuyến du hành tới Tây Âu.
Tuy không đồng quan điểm với kết luận của nghiên cứu nhưng Poinar vẫn đánh giá cao tầm quan trọng của công trình này trong việc hiểu rõ lịch sử ban đầu của Cái chết Đen. Những câu hỏi mà các nhà nghiên cứu bệnh dịch hạch mất nhiều năm tìm kiếm đã được giải đáp. Theo ông, việc biết rằng bệnh dịch hạch đã có (ở Kyrgyzstan) 10 năm trước khi hoành hành ở Tây Âu là một phần quan trọng của câu đố hóc búa về bệnh dịch hạch.
Nguyên nhân của bệnh dịch hạch là do vi khuẩn Yersinia pestis có ở khắp mọi nơi trên thế giới, lây lan qua con người và các loài gặm nhấm như sóc, chuột.
Ảnh chụp vi khuẩn Yersinia pestis dưới kính hiển vi
Thật ra, dịch bệnh Cái chết Đen thế kỷ 14 là đại dịch lớn thứ hai do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Đại dịch đầu tiên mang tên Justinian xảy ra vào thế kỷ thứ 6, theo nhà sử học y khoa Mary Fissel. Cái chết Đen là đại dịch nổi tiếng nhất và được xem là một trong những đại dịch chết chóc nhất.
Đến hôm nay, bệnh dịch hạch vẫn còn tồn tại do mầm bệnh từ các loài gặm nhấm ở mọi châu lục ngoại trừ châu Úc. Tuy vậy, ngày nay bệnh này dễ chữa nhờ có kháng sinh và việc lây nhiễm hiếm gặp do điều kiện vệ sinh tốt hơn.
Ngoài thể hạch với tiếng xấu đã gây ra cái chết đen, chiếm đa số các trường hợp mắc bệnh dịch hạch (hơn 90%), bệnh dịch hạch còn có thể phổi, thể nhiễm khuẩn huyết... tùy theo bộ phận bị ảnh hưởng trên cơ thể. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho biết, thông thường con người bị nhiễm trùng huyết hoặc sưng hạch sau khi bị bọ chét mang theo vi khuẩn cắn. Con người cũng có thể bị lây bệnh khi nuôi một con thú nào đó mắc bệnh.
Theo CBS News, bệnh dịch hạch được đưa vào Mỹ lần đầu tiên năm 1900 do các tàu hơi nước chở theo những con chuột mắc bệnh. Dịch bệnh ở thành thị liên quan tới chuột lớn nhất ở Mỹ là tại Los Angeles từ năm 1924-1925. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), có tổng cộng 3248 ca bệnh dịch hạch với 584 trường hợp tử vong được báo cáo trên toàn cầu giai đoạn 2010-2015. Những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Cộng hòa Dân chủ Congo, Madagascar và Peru.
Nguồn: CBS News
Bằng chứng khoa học về nguồn gốc Cái chết Đen
Các nhà khoa học đứng đầu công trình này là: nhà di truyền học Maria Spyrou đại học Tubingen (Đức)-tác giả chính, nhà di truyền học Johannes Krause thuộc Học viện Max Planck về Nhân chủng học Tiến hóa, nhà di truyền học Wolfgang Haak từ Học viện Max Planck về Khoa học Lịch sử Con người ở Đức, nhà sử học Philip Slavin thuộc đại học Stirling ở Scotland, Anh quốc.Theo kết quả phân tích vật liệu di truyền được lưu trữ, dịch bệnh bắt đầu vào khoảng năm 1338 hoặc 1339 tại một khu vực thuộc Kyrgyzstan, Trung Á ngày nay. Tại đây, bệnh đã lây nhiễm trong các thương nhân qua lại khu vực này. Nhiều năm sau, căn bệnh bùng phát thành đại dịch tàn phá lục địa Á-Âu trong giai đoạn 1346 đến 1353, lấy đi sinh mạng của 60% dân số châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Theo nhà sử học Phil Slavin, chủng bệnh dịch hạch gây ra Cái chết Đen (Black Death) ở Kyrgyzstan cũng chính là tổ tiên của hầu hết các bệnh dịch hạch trên thế giới hiện nay.
Khu vực nghiên cứu nằm ở dãy núi Thiên Sơn gần thung lũng Chuy (Chüy) biên giới phía Bắc Kyrgyzstan. Khu vực này nằm trên Con đường Tơ lụa, tuyến đường thương mại lừng danh thời trung cổ. Đây là nơi các đoàn lữ hành chuyên chở hàng hóa đi vào và ra khỏi Trung Quốc, qua những thành phố xa hoa ở Trung Á đến Ba Tư (Iran), Constantinople (thủ đô đế quốc Byzantine cổ đại, ngày nay là Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ). Con đường Tơ lụa có thể là con đường dẫn tới cái chết nếu mầm bệnh xâm nhập trên đường đi của các đoàn lữ hành.
Năm 1885, các nhà khoa học tìm ra hai nghĩa trang trong khu vực có số lượng bia mộ đề ngày mất từ 1338 – 1339 cao hơn bình thường. Các mộ này ghi chữ mawtānā là một từ tiếng Syriac nghĩa là bệnh dịch hạch. Để xác định chính xác người dân ở đó chết vì nguyên nhân gì, nhóm nghiên cứu đã thực hiện xét nghiệm DNA.
DNA được trích xuất từ các xác chết được lưu trữ sau khi khai quật từ các nghĩa trang này những năm 1885-1892 và đưa về một bảo tàng ở Nga. Kết quả giải trình tự DNA các mẫu răng của 7 xác chết cho thấy có dấu vết DNA của vi khuẩn Yersinia Pestis trong ba mẫu. Do đó, các nhà nghiên cứu có thể khẳng định là người dân được chôn trong khu vực đã chết vì bệnh dịch hạch.
Răng được chọn để tìm kiếm bằng chứng vì răng có nhiều mạch máu, nhiều khả năng phát hiện dấu vết lây nhiễm sản sinh trong máu, theo nhà di truyền học Maria Spyrou.
So sánh kết quả giải trình tự DNA chủng bệnh dịch hạch Cái chết Đen từ các nghiên cứu trước đây và DNA chủng bệnh dịch hạch hiện đại từ các loài gặm nhấm ở Trung Á, các nhà khoa học thấy rằng, chủng bệnh ở Kyrgyzstan rất giống với Cái chết Đen. Vì vậy, chủng bệnh ở Kyrgyzstan đã phát triển thành Cái chết Đen và là “ông tổ” của hầu hết chủng bệnh dịch hạch trên thế giới.
Nhà di truyền học cổ sinh Sally Wasef ở đại học công nghệ Queensland (Úc) cho rằng công trình này đem lại niềm hy vọng tháo gỡ nhiều bí ẩn khoa học cổ xưa khác. “Nghiên cứu đã cho thấy làm cách nào mà việc khôi phục DNA vi sinh cổ thành công có thể tiết lộ bằng chứng giải quyết các tranh cãi lâu nay”, nguyên văn lời Sally được AFP trích dẫn.
Chủng bệnh ở Kyrgyzstan có thể đến từ một phần khác trong khu vực vì vi khuẩn Yersinia pestis tiến hóa rất chậm, 5 đến 10 năm mới có 1 đột biến, trong khi người dân ở gần khu vực nghiên cứu là các thương nhân đi lại khắp Trung Á và châu Âu nên có thể đã mắc bệnh trong những chuyến du hành tới Tây Âu.
Tuy không đồng quan điểm với kết luận của nghiên cứu nhưng Poinar vẫn đánh giá cao tầm quan trọng của công trình này trong việc hiểu rõ lịch sử ban đầu của Cái chết Đen. Những câu hỏi mà các nhà nghiên cứu bệnh dịch hạch mất nhiều năm tìm kiếm đã được giải đáp. Theo ông, việc biết rằng bệnh dịch hạch đã có (ở Kyrgyzstan) 10 năm trước khi hoành hành ở Tây Âu là một phần quan trọng của câu đố hóc búa về bệnh dịch hạch.
Cái chết Đen và bệnh dịch hạch
Cái chết Đen là một dạng bệnh dịch hạch thuộc thể hạch, người bệnh sẽ bị cúm rồi sưng các hạch bạch huyết. Dịch bệnh được đặt tên Cái chết Đen, một cái tên đầy sợ hãi vì các vết loét sẽ mọc lên khắp cơ thể người mắc bệnh, đen lại rồi gây hoại tử.Nguyên nhân của bệnh dịch hạch là do vi khuẩn Yersinia pestis có ở khắp mọi nơi trên thế giới, lây lan qua con người và các loài gặm nhấm như sóc, chuột.
Thật ra, dịch bệnh Cái chết Đen thế kỷ 14 là đại dịch lớn thứ hai do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Đại dịch đầu tiên mang tên Justinian xảy ra vào thế kỷ thứ 6, theo nhà sử học y khoa Mary Fissel. Cái chết Đen là đại dịch nổi tiếng nhất và được xem là một trong những đại dịch chết chóc nhất.
Đến hôm nay, bệnh dịch hạch vẫn còn tồn tại do mầm bệnh từ các loài gặm nhấm ở mọi châu lục ngoại trừ châu Úc. Tuy vậy, ngày nay bệnh này dễ chữa nhờ có kháng sinh và việc lây nhiễm hiếm gặp do điều kiện vệ sinh tốt hơn.
Ngoài thể hạch với tiếng xấu đã gây ra cái chết đen, chiếm đa số các trường hợp mắc bệnh dịch hạch (hơn 90%), bệnh dịch hạch còn có thể phổi, thể nhiễm khuẩn huyết... tùy theo bộ phận bị ảnh hưởng trên cơ thể. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho biết, thông thường con người bị nhiễm trùng huyết hoặc sưng hạch sau khi bị bọ chét mang theo vi khuẩn cắn. Con người cũng có thể bị lây bệnh khi nuôi một con thú nào đó mắc bệnh.
Theo CBS News, bệnh dịch hạch được đưa vào Mỹ lần đầu tiên năm 1900 do các tàu hơi nước chở theo những con chuột mắc bệnh. Dịch bệnh ở thành thị liên quan tới chuột lớn nhất ở Mỹ là tại Los Angeles từ năm 1924-1925. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), có tổng cộng 3248 ca bệnh dịch hạch với 584 trường hợp tử vong được báo cáo trên toàn cầu giai đoạn 2010-2015. Những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Cộng hòa Dân chủ Congo, Madagascar và Peru.
>>> 6 đại dịch giết chết nhiều người nhất lịch sử
Nguồn: CBS News