Khi Ecovacs ra mắt chiếc Deebot T20e Omni mới của năm 2024, mình đã bất ngờ. Đây không phải là bản nâng cấp mới của chiếc Deebot T20 Omni ra năm 2023 như thường lệ mà lại là phiên bản rẻ hơn T20. Mình để ý trong vài năm qua, Ecovacs chưa ra phiên bản nào kiểu như thế này ở dòng T.
Đặc biệt, chiếc T20e rẻ hơn tới 4 triệu đồng so với T20 mà những thứ bị cắt giảm lại mỏng như miếng bò ba chỉ Mỹ ở các quán lẩu. Robot này vẫn có gần như mọi thứ chúng ta cần ở một robot đa năng. Cụ thể, T20e có lau xoay áp lực, tự động giặt giẻ, tự động sấy giẻ bằng khí nóng, tự động hút rác lên trạm, tự động nâng giẻ lau khi gặp thảm và khả năng tránh vật cản trong quá trình lau dọn.
So với T20 thì robot này chỉ thua ở hai chi tiết đáng kể: giặt giẻ bằng nước lạnh chứ không phải nước nóng 55 độ C và không có trợ lý ảo YIKO để điều khiển robot bằng giọng nói (tiếng Anh). Ngoài ra chổi quét chính của T20e là chổi cao su kết hợp lông bàn chải, còn T20 là chổi lau thuần cao su. Nhưng T20e cũng có một điểm hơn là lực hút 7.100 Pa, mạnh hơn lực hút 6000 Pa của T20.
Trong hai tuần sử dụng thực tế ở căn chung cư, mình thấy T20e có hiệu quả không khác biệt gì so với chiếc T20 mình đã từng trải nghiệm giữa năm ngoái.
T20e có hai chổi lau xoay kết hợp áp lực chà miết xuống sàn nhà
Ở chức năng lau, T20e sử dụng cơ chế lau xoay tương tự T20 và nhiều robot khác của Ecovacs. Trong quá trình lau, hai chổi lau sẽ xoay 180 vòng phút kết hợp với áp lực chà, miết lên sàn nên hiệu quả làm sạch thực sự rất tốt. Khi đánh giá hiệu quả lau của robot, mình chỉ nhìn vào bề mặt sàn nhà sạch và khô là được. Ở điểm này thì mình thấy T20e làm tốt. Ngoài ra, khi đổ khay đựng nước bẩn, mình thấy phía dưới khay luôn có một lớp bùn mỏng, dấu hiệu rõ rệt cho thấy hiệu quả lau của robot.
T20e lau sàn hiệu quả
Không chỉ sàn nhà, hai chiếc chổi lau cũng được giặt sạch và sấy khô, không hề có mùi sau 2 tuần sử dụng. T20e giặt giẻ bằng nước lạnh nhưng sấy khô bằng khí nóng tương tự các robot cao cấp khác của Ecovacs. Trong quá trình lau, robot sẽ tự động về giặt giẻ sau khi lau sau khoảng 6, 10 hoặc 15 phút tùy người dùng lựa chọn. Chức năng sấy khô cũng có thể tùy chọn sấy trong 2, 3 hay 4 giờ. Mình thường để sấy trong 2 giờ mà thấy hai miếng giẻ đều rất khô.
Trong quá trình lau, robot có tính năng tự động nâng chổi lên khi gặp thảm, tránh làm ướt thảm. Khoảng cách nâng chổi khi gặp thảm của robot này là 9mm, tương tự T20.
Ở chức năng lau, T20e cung cấp cho người dùng rất nhiều tùy chọn trên ứng dụng như chế độ lau kỹ, lau nhanh, lau theo phòng hay lau sạch ở các góc. Ở chế độ lau sạch ở các góc, mình để ý thấy robot sẽ “lắc nhẹ mông” để chổi lau đi sát cạnh và góc tường hơn một chút.
Robot có nhiều tùy chọn liên quan đến lau hút trên ứng dụng.
Miếng giẻ lau cũng có thể điều chỉnh mức độ ướt linh hoạt với 3 mức thấp, tiêu chuẩn và cao. Khi lau ở bề mặt sàn gỗ, mình thấy chế độ ướt ở mức thấp là phù hợp nhất, mặt sàn sẽ khô ngay sau vài phút. Tuy vậy trong những ngày trời nồm, mình đặt giẻ ở mức ướt thấp nhất mà mặt sàn vẫn hơi dư nước. Với những ngày thời tiết như vậy, mình nghĩ sẽ tốt hơn nếu T20e có tùy chọn giẻ khô hơn chút nữa.
Về chức năng hút bụi, T20e có lực hút 7.100 Pa, thuộc nhóm robot có lực hút mạnh nhất hiện nay, mạnh hơn lực hút 6000 Pa của T20 và chỉ thấp hơn lực hút khủng bố 8000 Pa của mẫu Deebot X2 Omni cao cấp. Với lực hút như vậy thì không ngạc nhiên khi T20e có thể làm sạch cả những bụi bẩn cỡ lớn như các mảnh vụn bim bim, hạt hướng dương và hạt khử mùi cho chó mèo mình bày ra sàn nhà để thử thách robot ở bề mặt sàn gỗ.
Sàn nhà sạch bong bụi bẩn
Hơi tiếc là mình hiện chưa có điều kiện test khả năng hút bụi của T20e trên các bề mặt thảm. Trước đó, mình test hai chiếc T10 Omni và T20 Omni đều hút rất tốt bụi bẩn và cả lông chó mèo ở bề mặt thảm nên mình nghĩ với lực mạnh hơn thì T20e cũng sẽ làm tốt ở bề mặt này. Mình sẽ cập nhật khả năng hút trên thảm vào bài đánh giá trong thời gian tới sau khi có điều kiện trải nghiệm.
Như đã đề cập, T20e dùng chổi lau cao su kết hợp lông bàn chải giống như bản T10 Omni, không phải chổi thuần cao su như T20. So với chổi thuần cao su, chổi lau cao su kết hợp lông bàn chải có hiệu quả lau bụi mịn và bụi bông rất tốt nhưng dễ mắc tóc hơn, cần thường xuyên để ý đến chổi lau để gỡ tóc bám.
Chổi lông lau bụi mịn và bụi bông rất tốt nhưng dễ mắc tóc hơn chổi thuần cao su.
T20e cũng có túi đựng rác trên dock. Sau mỗi lần hút xong, bụi bẩn sẽ được tự động hút lên túi đựng rác trên dock. Túi đựng bụi trên dock của T20e có dung tích 3 lít, đủ chứa bụi cho khoảng 1,5- 2 tháng với các căn hộ chung cư. Trong khay chứa túi đựng rác, mình thấy Ecovacs còn lắp thêm cả một miếng bông chứa than hoạt tính để khử mùi.
Khay chứa túi đựng bụi trên trạm có lớp bông chứa than hoạt tính để khử mùi.
Có thể nói, hai chức năng chính là lau và hút bụi của T20e đều rất tốt. Việc điều chỉnh các chức năng lau hút cũng rất linh hoạt. Robot có tùy chọn chỉ lau, chỉ hút hoặc cả lau và hút đồng thời.
T20e tránh vật cản hiệu quả bằng công nghệ TrueDetect sử dụng cảm biến hồng ngoại.
Trong quá trình lau hút, T20e có khả năng tránh vật cản khá hiệu quả. Robot này sử dụng công nghệ Ecovacs gọi là Truedetect 3D với 2 cảm biến hồng ngoại quét các đồ vật xung quanh robot để tránh va chạm. Nhiều robot của Ecovacs đang dùng công nghệ Truedetect 3D để tránh vật cản. Mình cố tình đặt một số vật cản như đôi dép, cốc nước, dây sạc và dây giày trên bề mặt sàn thì thấy robot tránh được hết các vật cản bày ra.
Robot tránh tốt những vật cản mình bày ra trên sàn
Tuy vậy, để việc lau dọn hiệu quả, chúng ta nên thu gọn bớt đồ sạc trên sàn nhà để robot có thể làm sạch cả nhà, không để lại những khu vực quanh vật cản. Hơn nữa, mình trải nghiệm nhiều thì thấy không có robot nào có thể tránh hoàn toàn được các loại dây, đôi khi chúng vẫn có thể mắc vào.
Các yếu tố còn lại của T20e như hiệu quả dẫn đường, thời lượng pin, đồ ồn vận hành và phần mềm không có gì để phàn nàn. Các phần cứng cơ bản của T20e như cảm biến laser để vẽ bản đồ và dẫn đường, tránh vật cản Truedetect 3D, công nghệ lau xoay áp lực, cơ chế tự giặt và sấy khô giẻ… đều là những thứ mà Ecovacs đã dùng trên một số dòng sản phẩm từ vài năm nay nên hoạt động rất ổn định, vẽ bản đồ nhanh và chính xác, dẫn đường hiệu quả.
T20e hoạt động ổn định nhờ dùng các công nghệ đã đến độ chín.
Viên pin 5200 mAh thoải mái lau cho những căn nhà lớn không lo hết pin giữa chừng. Mình lau dọn cho căn phòng chung cư 70 mét vuông với diện tích lau thực hơn 30 mét vuông thường chỉ hết khoảng 1/4 dung lượng pin mỗi lần chạy cả lau và hút.
Ứng dụng Ecovacs Home mang đến nhiều tính năng tùy chỉnh linh hoạt cho việc lau hút. Bạn có thể lên lịch hẹn giờ lau hút, lau dọn theo từng phòng, lập tường ảo và khu vực cấm lau hút. Ở khía cạnh phần mềm, T20e hiện chưa hỗ trợ tiếng Việt và thiếu trợ lý ảo YIKO để ra lệnh cho robot như trên phiên bản T20 và các robot dòng X của Ecovacs. Nếu bạn hay dùng trợ lý ảo này thì đây sẽ là điểm cần cân nhắc.
Còn về độ ồn, mình thấy T20e chạy êm tai hơn một chút so với T20. Nguyên nhân có lẽ nằm ở chiếc chổi chính. Chổi lông bàn chải của T20e miết lên bề mặt sàn ít gây ồn hơn so với chổi thuần cao su của T20.
Về thiết kế, T20e có kiểu dáng tương tự các thế hệ T20 và T10 trước đó. Cả robot và trạm đều được hoàn thiện tốt, trang bị nhiều cảm biến để chống rơi cầu thang, va chạm, cùng hai chổi dài quét ven và hai bánh xe lớn để vượt gờ cao trên 2cm.
Khoang rửa ở trạm sạc được thiết kế liền, không tiện khi cần vệ sinh
Tuy vậy, thiết kế của robot này cũng có một điểm trừ nằm ở trạm sạc. Khoang rửa ở trạm sạc được thiết kế liền khối, không tháo ra để vệ sinh dễ dàng như nhiều robot khác. Vì vậy, việc vệ sinh khoảng rửa sẽ khó khăn hơn chút. Mình thấy Ecovacs đã nhìn ra điểm hạn chế này nên cung cấp kèm robot một chiếc bàn chải khá to để vệ sinh khoang rửa.
Tổng kết lại, mình đánh giá T20e là chiếc T20 bị cắt giảm rất mỏng. Những chi tiết cắt giảm như trợ lý ảo YIKO và giặt khăn bằng nước lạnh không ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm thực tế. Trong khi đó, mức giá lại được giảm đi rất nhiều. Mình tham khảo trên một số hệ thống bán lẻ như MiVietnam thì thấy T20e hiện có giá 14,9 triệu đồng, rẻ hơn 4 triệu đồng so với mức giá 18,9 triệu đồng của T20.
Đây là mức giá rất tốt với một sản phẩm không thiếu một chức năng cần thiết nào ở các robot flagship hiện nay. Mình tin đây sẽ ngôi sao trong thị trường robot của năm 2024.
Ưu điểm:
+) Cả lau và hút bụi đều rất hiệu quả
+) Chổi lau được giặt sạch, sấy khô bằng khí nóng.
+) Tránh vật cản hiệu quả, tránh được cả dây cáp và dây giày.
+) Cảm biến laser dẫn đường và vẽ bản đồ chính xác.
+) Phần mềm nhiều chức năng điều khiển linh hoạt.
+) Vận hành êm
+) Giá tốt so với hiệu năng mang lại
Nhược điểm
+) Khoang rửa không tháo ra được để tiện vệ sinh.
+) Chổi lau vẫn hơi ướt vào ngày trời nồm
+) Chổi quét chính bằng lông bàn chải dễ bám tóc
+) Thiếu trợ lý ảo YIKO, phần mềm chưa có tiếng Việt.
Đặc biệt, chiếc T20e rẻ hơn tới 4 triệu đồng so với T20 mà những thứ bị cắt giảm lại mỏng như miếng bò ba chỉ Mỹ ở các quán lẩu. Robot này vẫn có gần như mọi thứ chúng ta cần ở một robot đa năng. Cụ thể, T20e có lau xoay áp lực, tự động giặt giẻ, tự động sấy giẻ bằng khí nóng, tự động hút rác lên trạm, tự động nâng giẻ lau khi gặp thảm và khả năng tránh vật cản trong quá trình lau dọn.
Trong hai tuần sử dụng thực tế ở căn chung cư, mình thấy T20e có hiệu quả không khác biệt gì so với chiếc T20 mình đã từng trải nghiệm giữa năm ngoái.
Ở chức năng lau, T20e sử dụng cơ chế lau xoay tương tự T20 và nhiều robot khác của Ecovacs. Trong quá trình lau, hai chổi lau sẽ xoay 180 vòng phút kết hợp với áp lực chà, miết lên sàn nên hiệu quả làm sạch thực sự rất tốt. Khi đánh giá hiệu quả lau của robot, mình chỉ nhìn vào bề mặt sàn nhà sạch và khô là được. Ở điểm này thì mình thấy T20e làm tốt. Ngoài ra, khi đổ khay đựng nước bẩn, mình thấy phía dưới khay luôn có một lớp bùn mỏng, dấu hiệu rõ rệt cho thấy hiệu quả lau của robot.
Không chỉ sàn nhà, hai chiếc chổi lau cũng được giặt sạch và sấy khô, không hề có mùi sau 2 tuần sử dụng. T20e giặt giẻ bằng nước lạnh nhưng sấy khô bằng khí nóng tương tự các robot cao cấp khác của Ecovacs. Trong quá trình lau, robot sẽ tự động về giặt giẻ sau khi lau sau khoảng 6, 10 hoặc 15 phút tùy người dùng lựa chọn. Chức năng sấy khô cũng có thể tùy chọn sấy trong 2, 3 hay 4 giờ. Mình thường để sấy trong 2 giờ mà thấy hai miếng giẻ đều rất khô.
Trong quá trình lau, robot có tính năng tự động nâng chổi lên khi gặp thảm, tránh làm ướt thảm. Khoảng cách nâng chổi khi gặp thảm của robot này là 9mm, tương tự T20.
Ở chức năng lau, T20e cung cấp cho người dùng rất nhiều tùy chọn trên ứng dụng như chế độ lau kỹ, lau nhanh, lau theo phòng hay lau sạch ở các góc. Ở chế độ lau sạch ở các góc, mình để ý thấy robot sẽ “lắc nhẹ mông” để chổi lau đi sát cạnh và góc tường hơn một chút.
Miếng giẻ lau cũng có thể điều chỉnh mức độ ướt linh hoạt với 3 mức thấp, tiêu chuẩn và cao. Khi lau ở bề mặt sàn gỗ, mình thấy chế độ ướt ở mức thấp là phù hợp nhất, mặt sàn sẽ khô ngay sau vài phút. Tuy vậy trong những ngày trời nồm, mình đặt giẻ ở mức ướt thấp nhất mà mặt sàn vẫn hơi dư nước. Với những ngày thời tiết như vậy, mình nghĩ sẽ tốt hơn nếu T20e có tùy chọn giẻ khô hơn chút nữa.
Về chức năng hút bụi, T20e có lực hút 7.100 Pa, thuộc nhóm robot có lực hút mạnh nhất hiện nay, mạnh hơn lực hút 6000 Pa của T20 và chỉ thấp hơn lực hút khủng bố 8000 Pa của mẫu Deebot X2 Omni cao cấp. Với lực hút như vậy thì không ngạc nhiên khi T20e có thể làm sạch cả những bụi bẩn cỡ lớn như các mảnh vụn bim bim, hạt hướng dương và hạt khử mùi cho chó mèo mình bày ra sàn nhà để thử thách robot ở bề mặt sàn gỗ.
Hơi tiếc là mình hiện chưa có điều kiện test khả năng hút bụi của T20e trên các bề mặt thảm. Trước đó, mình test hai chiếc T10 Omni và T20 Omni đều hút rất tốt bụi bẩn và cả lông chó mèo ở bề mặt thảm nên mình nghĩ với lực mạnh hơn thì T20e cũng sẽ làm tốt ở bề mặt này. Mình sẽ cập nhật khả năng hút trên thảm vào bài đánh giá trong thời gian tới sau khi có điều kiện trải nghiệm.
Như đã đề cập, T20e dùng chổi lau cao su kết hợp lông bàn chải giống như bản T10 Omni, không phải chổi thuần cao su như T20. So với chổi thuần cao su, chổi lau cao su kết hợp lông bàn chải có hiệu quả lau bụi mịn và bụi bông rất tốt nhưng dễ mắc tóc hơn, cần thường xuyên để ý đến chổi lau để gỡ tóc bám.
T20e cũng có túi đựng rác trên dock. Sau mỗi lần hút xong, bụi bẩn sẽ được tự động hút lên túi đựng rác trên dock. Túi đựng bụi trên dock của T20e có dung tích 3 lít, đủ chứa bụi cho khoảng 1,5- 2 tháng với các căn hộ chung cư. Trong khay chứa túi đựng rác, mình thấy Ecovacs còn lắp thêm cả một miếng bông chứa than hoạt tính để khử mùi.
Có thể nói, hai chức năng chính là lau và hút bụi của T20e đều rất tốt. Việc điều chỉnh các chức năng lau hút cũng rất linh hoạt. Robot có tùy chọn chỉ lau, chỉ hút hoặc cả lau và hút đồng thời.
Trong quá trình lau hút, T20e có khả năng tránh vật cản khá hiệu quả. Robot này sử dụng công nghệ Ecovacs gọi là Truedetect 3D với 2 cảm biến hồng ngoại quét các đồ vật xung quanh robot để tránh va chạm. Nhiều robot của Ecovacs đang dùng công nghệ Truedetect 3D để tránh vật cản. Mình cố tình đặt một số vật cản như đôi dép, cốc nước, dây sạc và dây giày trên bề mặt sàn thì thấy robot tránh được hết các vật cản bày ra.
Tuy vậy, để việc lau dọn hiệu quả, chúng ta nên thu gọn bớt đồ sạc trên sàn nhà để robot có thể làm sạch cả nhà, không để lại những khu vực quanh vật cản. Hơn nữa, mình trải nghiệm nhiều thì thấy không có robot nào có thể tránh hoàn toàn được các loại dây, đôi khi chúng vẫn có thể mắc vào.
Các yếu tố còn lại của T20e như hiệu quả dẫn đường, thời lượng pin, đồ ồn vận hành và phần mềm không có gì để phàn nàn. Các phần cứng cơ bản của T20e như cảm biến laser để vẽ bản đồ và dẫn đường, tránh vật cản Truedetect 3D, công nghệ lau xoay áp lực, cơ chế tự giặt và sấy khô giẻ… đều là những thứ mà Ecovacs đã dùng trên một số dòng sản phẩm từ vài năm nay nên hoạt động rất ổn định, vẽ bản đồ nhanh và chính xác, dẫn đường hiệu quả.
Viên pin 5200 mAh thoải mái lau cho những căn nhà lớn không lo hết pin giữa chừng. Mình lau dọn cho căn phòng chung cư 70 mét vuông với diện tích lau thực hơn 30 mét vuông thường chỉ hết khoảng 1/4 dung lượng pin mỗi lần chạy cả lau và hút.
Ứng dụng Ecovacs Home mang đến nhiều tính năng tùy chỉnh linh hoạt cho việc lau hút. Bạn có thể lên lịch hẹn giờ lau hút, lau dọn theo từng phòng, lập tường ảo và khu vực cấm lau hút. Ở khía cạnh phần mềm, T20e hiện chưa hỗ trợ tiếng Việt và thiếu trợ lý ảo YIKO để ra lệnh cho robot như trên phiên bản T20 và các robot dòng X của Ecovacs. Nếu bạn hay dùng trợ lý ảo này thì đây sẽ là điểm cần cân nhắc.
Còn về độ ồn, mình thấy T20e chạy êm tai hơn một chút so với T20. Nguyên nhân có lẽ nằm ở chiếc chổi chính. Chổi lông bàn chải của T20e miết lên bề mặt sàn ít gây ồn hơn so với chổi thuần cao su của T20.
Về thiết kế, T20e có kiểu dáng tương tự các thế hệ T20 và T10 trước đó. Cả robot và trạm đều được hoàn thiện tốt, trang bị nhiều cảm biến để chống rơi cầu thang, va chạm, cùng hai chổi dài quét ven và hai bánh xe lớn để vượt gờ cao trên 2cm.
Tuy vậy, thiết kế của robot này cũng có một điểm trừ nằm ở trạm sạc. Khoang rửa ở trạm sạc được thiết kế liền khối, không tháo ra để vệ sinh dễ dàng như nhiều robot khác. Vì vậy, việc vệ sinh khoảng rửa sẽ khó khăn hơn chút. Mình thấy Ecovacs đã nhìn ra điểm hạn chế này nên cung cấp kèm robot một chiếc bàn chải khá to để vệ sinh khoang rửa.
Tổng kết lại, mình đánh giá T20e là chiếc T20 bị cắt giảm rất mỏng. Những chi tiết cắt giảm như trợ lý ảo YIKO và giặt khăn bằng nước lạnh không ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm thực tế. Trong khi đó, mức giá lại được giảm đi rất nhiều. Mình tham khảo trên một số hệ thống bán lẻ như MiVietnam thì thấy T20e hiện có giá 14,9 triệu đồng, rẻ hơn 4 triệu đồng so với mức giá 18,9 triệu đồng của T20.
Ưu điểm:
+) Cả lau và hút bụi đều rất hiệu quả
+) Chổi lau được giặt sạch, sấy khô bằng khí nóng.
+) Tránh vật cản hiệu quả, tránh được cả dây cáp và dây giày.
+) Cảm biến laser dẫn đường và vẽ bản đồ chính xác.
+) Phần mềm nhiều chức năng điều khiển linh hoạt.
+) Vận hành êm
+) Giá tốt so với hiệu năng mang lại
Nhược điểm
+) Khoang rửa không tháo ra được để tiện vệ sinh.
+) Chổi lau vẫn hơi ướt vào ngày trời nồm
+) Chổi quét chính bằng lông bàn chải dễ bám tóc
+) Thiếu trợ lý ảo YIKO, phần mềm chưa có tiếng Việt.