Robot hút bụi lau nhà bây giờ là thị trường cực kỳ sôi động. Hãng nào cũng tích cực đưa những thứ mới mẻ vào sản phẩm của mình. Nhìn vào các robot ra mắt từ đầu năm đến giờ ở Việt Nam, chiếc Deebot X2 Omni của Ecovacs nổi lên là robot hội tụ nhiều đổi mới và có chức năng toàn diện nhất.
Có rất nhiều thứ của Deebot X2 Omni lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Đây là robot đầu tiên có thiết kế vuông, có hệ thống cảm biến Lidar ẩn, có lực hút “bão tố” tới 8.000 Pa, thân robot mỏng nhất và khả năng nâng chổi lau khi gặp thảm lên cao nhất. Ngoài các điểm này thì Deebot X2 Omni cũng có đầy đủ các tính năng cần có ở các robot trong phân khúc cao cấp. Nó có khả năng tự động giặt giẻ bằng nước nóng, tự động hút rác lên trạm, tự động sấy khô giẻ và các công nghệ để tránh vật cản trong quá trình lau dọn.
Deebot X2 Omni sở hữu nhiều thứ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường.
Sau khi đọc những chi tiết trên về Deebot X2 Omni, mình tin rằng vấn đề duy nhất bạn còn cân nhắc ở robot này là những đổi mới và các chức năng của robot hoạt động như thế nào trong thực tế? Nếu đó đúng là điều bạn suy nghĩ thì xin mời đọc tiếp các chia sẻ của mình về Deebot X2 Omni sau gần 1 tháng trải nghiệm.
Deebot X2 Omni là robot đầu tiên ở Việt Nam có kiểu dáng vuông
Về thiết kế, Deebot X2 Omni gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Robot này có kiểu dáng vuông, không phải là hình tròn quen thuộc như các robot khác. Thay đổi thiết kế này không phải chỉ để khác biệt mà được làm có mục đích giúp cho robot có thể đi sát chân tường và các góc hơn. Đây là “góc chết” mà các robot hình tròn không tiếp cận tới.
Thiết vuông giúp robot đi chất chân tường hơn
Cũng nhờ thiết kế vuông, chổi chính của Deebot X2 Omni cũng dài hơn 2cm so với thế hệ tiền nhiệm Deebot X1 Omni (20cm và 18cm) và không cần đặt ở vị trí giữa như các robot thân tròn khác. Bên cạnh đó, thiết kế vuông còn giúp chiều ngang của robot này hẹp hơn các robot hình tròn, len lỏi vào các không gian hẹp dễ dàng hơn.
Chiều ngang của Deebot X2 Omni nhỏ hơn các robot tròn, nên len lỏi dưới chân bàn ghế tốt hơn.
Thay đổi lớn thứ hai trong thiết kế của Deebot X2 Omni là cảm biến Lidar được tích hợp trong thân robot, không phải nằm trên đỉnh như hầu hết robot khác. Đây là sản phẩm đầu tiên trong làng robot đặt cảm biến Lidar ở vị trí đó.
Cách bố trí cảm biến Lidar như vậy giúp cho chiều cao của Deebot X2 Omni mỏng hơn gần 1cm so với thế hệ tiền nhiệm và là robot có thân mỏng nhất hiện nay. Cụ thể, chiều cao của robot này là 9,5 cm so với 10,35 cm của chiếc Deebot X1 Omni và 10,38 của chiếc Dreame L20 Ultra. Nếu đã dùng robot chắc bạn sẽ hiểu được điều đó sẽ giúp cho robot chui rúc các đồ nội thất có gầm thấp tốt hơn.
Deebot X2 Omni là robot có thân mỏng nhất hiện nay.
Việc đặt cảm biến vào thân robot có ảnh hưởng đến hiệu quả điều hướng không? Đó là vấn đề rất nhiều người lo ngại nhưng có vẻ như chúng ta đã suy nghĩ quá nhiều. Thực tế, mình thấy Deebot X2 Omni vẽ bản đồ căn nhà rất nhanh và chính xác.
Deebot X2 Omni sử dụng kết hợp camera và cảm biến Lidar nằm trong thân robot để điều hướng và tránh vật cản.
Robot này sử dụng kết hợp cảm biến Lidar và máy ảnh RGB 960P để điều hướng và tránh chướng ngại vật khi vận hành. Kết hợp cảm biến Lidar phát chùm tia laser và máy ảnh chụp ảnh vật thể trong nhà để so sánh với cơ sở dữ liệu được nhà sản xuất nạp vào và học hỏi theo thời gian nhờ công nghệ AI, Ecovacs cho biết robot có thể “nhìn thấy” các vật thể rất nhỏ để tránh ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu.
Deebot X2 Omni tránh tốt các vật cản như dây sạc hay dây đeo thẻ.
Mình đã thử thách robot bằng cách bày các đồ vật mà các robot thông thường dễ vương hoặc va vào như dây sạc điện thoại, dây giày và dây đeo thẻ thì thấy nó đều tránh được. Ngoài tránh vật cản, camera tích hợp còn có thể dùng làm camera giám sát trong nhà để kiểm tra xem cửa nhà có quên đóng hay không và thực hiện cuộc gọi điện video có độ trễ khá cao.
Chiếc camera trên robot có thể dùng làm camera giám sát trong nhà và gọi điện video.
Về chức năng lau, mình đã thích Ecovacs từ khi trải nghiệm chiếc Deebot T10 Omni với hai chiếc chổi lau dày dặn và cơ chế lau xoay có áp lực chà lên sàn nhà. Nhiều robot gần đây của Ecovacs và chiếc Deebot X2 Omni tiếp tục dùng hệ thống lau xoay đó.
Hai chổi lau xoay áp lực
Trên Deebot X2 Omni, hiệu quả lau còn tiến xa hơn một bước nữa nhờ cơ chế giặt chổi lau bằng nước nóng 55 độ C, mức nhiệt độ đủ nóng để làm tan dầu mỡ và giúp giặt chổi lau sạch sẽ hơn. Mình đã trải nghiệm nhiều robot dùng công nghệ lau xoay và lau rung khác nhau nhưng thùng đựng nước bẩn của Deebot X2 Omni có lẽ là thùng nước mình thấy bẩn nhất.
Khi đánh giá hiệu quả lau, mình chỉ cần sàn nhà sạch, khô sau khi lau là đạt yêu cầu và mình thấy Deebot X2 Omni làm tốt điều này. Ngoài ra, nhìn vào thùng đựng nước bẩn cũng là một minh chứng rõ rệt cho thấy hiệu quả lau của robot.
Chổi lau được giặt sạch bằng nước nóng 55 độ C
Trong quá trình lau, robot cũng thường xuyên trở lại dock để giặt sạch chổi bằng nước nóng sau từ 10, 15 hoặc 25 phút tùy bạn thiết lập trên ứng dụng. Mỗi lần như vậy thì mình thấy hai miếng giẻ đều được giặt sạch sẽ. Thậm chí, bạn có thể điều chỉnh robot giặt chổi lau với lượng nước nóng ít hoặc nhiều, điều chỉnh độ ẩm của chổi lau và thời gian sấy khô chổi lau bằng khí nóng từ 2-4 tiếng để diệt khuẩn, không bị ẩm mốc và mùi.
Nói chung, chức năng lau của robot này không có gì để chê: lau sàn rất sạch, chổi cũng được giặt sạch bằng nước nóng và sấy khô bằng hơi nóng. Việc giặt chổi và độ ẩm của chổi lau cũng cho điều chỉnh rất linh hoạt. Bên cạnh đó, chổi lau của robot cũng tự động nâng lên khi gặp thảm ở độ cao 15mm, cao nhất trong các robot hiện nay.
Ở chức năng hút bụi, Deebot X2 Omni có hai điểm nâng cấp so với thế hệ tiền nhiệm: lực hút tăng lên 8.000 Pa, cao hơn 3.000 Pa so với Deebot X1 Omni và chổi lăn cao su dài hơn 2cm. So với các đối thủ cạnh tranh ở phân khúc flagship như Roborock S8 Pro Ultra hay Dreame L20 Ultra thì lực hút của robot này cũng cao hơn 1000-2000 Pa.
Chổi lăn cao su của robot dài hơn 2cm so với thế hệ cũ và được đặt trên đầu robot, không phải ở giữa như các robot hình tròn.
Với lực hút mạnh như “bão tố” thế này thì không bụi bẩn thông thường nào có thể gây khó được Deebot X2 Omni ở các bề mặt sàn gỗ hay gạch. Mình đã thử rắc ít cát, vụn bim bim và lông mèo lên bề mặt thảm trải sàn bằng sợi tổng hợp thì thấy robot hút gần như hết sạch. Đây là thử thách mình thấy nhiều robot ở phân khúc tầm trung trước đó không hoàn thành trọn vẹn, nhất là với những sợi lông mèo. Tất nhiên với các thảm dày thì Deebot X2 Omni chưa thể thay thế được các máy hút cầm tay nhưng lực hút của nó đã tiến gần hơn đến các máy hút cầm tay rồi.
Tuy vậy, khi hút bụi trên một số miếng thảm mỏng như thảm để ở sàn bếp thì mình thấy Deebot X2 Omni có vài lần cuộn chổi lau vào thảm, khiến máy bị mắc kẹt phải gỡ ra để chạy tiếp. Đây là vấn đề trước đó mình từng gặp trên một số robot có chức năng tự động nâng chổi lau lên khi gặp thảm. Khi chổi lau nâng lên gặp phải chỗ gờ thảm cao sẽ dẫn đến tình huống thảm bị xô lại, khiến robot mắc kẹt.
Trạm sạc được thiết kế nhỏ gọn hơn thế cũ trong khi dung tích thùng đựng nước và túi chứa rác vẫn như vậy.
Lực hút bụi mạnh cũng khiến robot này vận hành ồn hơn chút so với nhiều robot khác. Mình dùng máy đo độ ồn thì thấy độ ồn của robot khi ở các chế độ lực hút thấp, trung bình, cao và tối đa lần lượt khoảng 58dB, 60dB, 64dB và 67dB, cao hơn 2dB ở mỗi chế độ so với chiếc Roborock S8 Pro Ultra.
Độ ồn khi hút bụi ở lực hút "tiêu chuẩn", mức trung bình mình thường dùng hàng ngày.
Trạm sạc của Deebot X2 Omni cũng được thiết kế nhỏ hơn nhiều so với trạm sạc trên Deebot X1 Omni tiền nhiệm và cũng gọn hơn các đối thủ cạnh tranh như Dreame L20 Ultra trong khi bình chứa nước sạch (4 lít), nước bẩn (3,5 lít) và túi chứa bụi (3 lít) vẫn lớn.
Bình chứa nước bẩn màu tối dung tích 3,5 lít và bình nước sạch màu trắng 4 lít.
Túi chứa rác dung tích 3 lít, đủ hút rác khoảng 2 tháng.
Trong khi đó, trạm cũng có chức năng giặt chổi lau bằng nước nóng và sấy khô chổi bằng khí nóng. Chiếc khay giặt chổi lau phía dưới đế có thể tháo rời dễ dàng để rửa bằng vòi xịt.
Khi trải nghiệm, mình thấy rác từ robot được hút lên trạm rất nhanh chỉ khoảng 10 giây mỗi lần, bằng nửa thời gian hút rác lên trạm của các robot khác.
Về phần mềm, ứng dụng Ecovacs Home hỗ trợ rất nhiều tùy chọn cài đặt với giao diện bằng tiếng Việt. Bạn có thể chọn 4 mức lực hút, 3 mức độ ẩm của chổi lau, yêu cầu robot lau 1 vòng hay lau kỹ tới 2 vòng, tạo lịch trình hẹn giờ lau dọn hàng ngày, tạo vùng cấm lau hút hay tùy chọn lau theo từng phòng cụ thể. Robot cũng hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói qua trợ lý ảo Yiko nhưng hiện chưa có tiếng Việt.
Ứng dụng Ecovacs Home hỗ trợ rất nhiều tùy chọn cài đặt.
Về pin, Deebot X2 Omni sử dụng viên pin 6400 mAh, tăng 1.200 mAh so với thế hệ tiền nhiệm Deebot X1 Omni. Trong sử dụng thực tế thì mình thấy robot hết khoảng 1,5% pin sau mỗi mét vuông lau hút được. Với thời lượng pin này, mình nghĩ không nhiều gia đình có diện tích lau thực vượt quá khả năng lau dọn trong một lần sạc của Deebot X2 Omni.
Tổng kết
Cá nhân mình đánh giá Deebot X2 Omni là robot lau dọn nhà toàn diện và đặc biệt nhất trên thị trường hiện nay. Robot này có nhiều điểm tốt hơn các robot đầu bảng của các hãng như những cải tiến thiết kế để đi sát chân tường và các góc hơn, chui gầm thấp tốt hơn, trạm sạc gọn gàng hơn, lực hút bụi vượt trội và chức năng lau nhà hiệu quả hơn nhờ cơ chế giặt chổi bằng nước nóng.
Mức giá 24,9 triệu đồng cũng được coi là rất hợp lý, tương đương các đối cạnh tranh. Tuy vậy, Deebot X2 Omni không phải không có điểm hạn chế như độ ồn vận hành cao hơn so với nhiều robot khác và đôi lúc vẫn bị kẹt trên các thảm mỏng.
>> Xem chi tiết về Ecovacs Deebot X2 Omni tại đây.
Có rất nhiều thứ của Deebot X2 Omni lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Đây là robot đầu tiên có thiết kế vuông, có hệ thống cảm biến Lidar ẩn, có lực hút “bão tố” tới 8.000 Pa, thân robot mỏng nhất và khả năng nâng chổi lau khi gặp thảm lên cao nhất. Ngoài các điểm này thì Deebot X2 Omni cũng có đầy đủ các tính năng cần có ở các robot trong phân khúc cao cấp. Nó có khả năng tự động giặt giẻ bằng nước nóng, tự động hút rác lên trạm, tự động sấy khô giẻ và các công nghệ để tránh vật cản trong quá trình lau dọn.
Sau khi đọc những chi tiết trên về Deebot X2 Omni, mình tin rằng vấn đề duy nhất bạn còn cân nhắc ở robot này là những đổi mới và các chức năng của robot hoạt động như thế nào trong thực tế? Nếu đó đúng là điều bạn suy nghĩ thì xin mời đọc tiếp các chia sẻ của mình về Deebot X2 Omni sau gần 1 tháng trải nghiệm.
Về thiết kế, Deebot X2 Omni gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Robot này có kiểu dáng vuông, không phải là hình tròn quen thuộc như các robot khác. Thay đổi thiết kế này không phải chỉ để khác biệt mà được làm có mục đích giúp cho robot có thể đi sát chân tường và các góc hơn. Đây là “góc chết” mà các robot hình tròn không tiếp cận tới.
Cũng nhờ thiết kế vuông, chổi chính của Deebot X2 Omni cũng dài hơn 2cm so với thế hệ tiền nhiệm Deebot X1 Omni (20cm và 18cm) và không cần đặt ở vị trí giữa như các robot thân tròn khác. Bên cạnh đó, thiết kế vuông còn giúp chiều ngang của robot này hẹp hơn các robot hình tròn, len lỏi vào các không gian hẹp dễ dàng hơn.
Thay đổi lớn thứ hai trong thiết kế của Deebot X2 Omni là cảm biến Lidar được tích hợp trong thân robot, không phải nằm trên đỉnh như hầu hết robot khác. Đây là sản phẩm đầu tiên trong làng robot đặt cảm biến Lidar ở vị trí đó.
Cách bố trí cảm biến Lidar như vậy giúp cho chiều cao của Deebot X2 Omni mỏng hơn gần 1cm so với thế hệ tiền nhiệm và là robot có thân mỏng nhất hiện nay. Cụ thể, chiều cao của robot này là 9,5 cm so với 10,35 cm của chiếc Deebot X1 Omni và 10,38 của chiếc Dreame L20 Ultra. Nếu đã dùng robot chắc bạn sẽ hiểu được điều đó sẽ giúp cho robot chui rúc các đồ nội thất có gầm thấp tốt hơn.
Việc đặt cảm biến vào thân robot có ảnh hưởng đến hiệu quả điều hướng không? Đó là vấn đề rất nhiều người lo ngại nhưng có vẻ như chúng ta đã suy nghĩ quá nhiều. Thực tế, mình thấy Deebot X2 Omni vẽ bản đồ căn nhà rất nhanh và chính xác.
Robot này sử dụng kết hợp cảm biến Lidar và máy ảnh RGB 960P để điều hướng và tránh chướng ngại vật khi vận hành. Kết hợp cảm biến Lidar phát chùm tia laser và máy ảnh chụp ảnh vật thể trong nhà để so sánh với cơ sở dữ liệu được nhà sản xuất nạp vào và học hỏi theo thời gian nhờ công nghệ AI, Ecovacs cho biết robot có thể “nhìn thấy” các vật thể rất nhỏ để tránh ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu.
Mình đã thử thách robot bằng cách bày các đồ vật mà các robot thông thường dễ vương hoặc va vào như dây sạc điện thoại, dây giày và dây đeo thẻ thì thấy nó đều tránh được. Ngoài tránh vật cản, camera tích hợp còn có thể dùng làm camera giám sát trong nhà để kiểm tra xem cửa nhà có quên đóng hay không và thực hiện cuộc gọi điện video có độ trễ khá cao.
Về chức năng lau, mình đã thích Ecovacs từ khi trải nghiệm chiếc Deebot T10 Omni với hai chiếc chổi lau dày dặn và cơ chế lau xoay có áp lực chà lên sàn nhà. Nhiều robot gần đây của Ecovacs và chiếc Deebot X2 Omni tiếp tục dùng hệ thống lau xoay đó.
Trên Deebot X2 Omni, hiệu quả lau còn tiến xa hơn một bước nữa nhờ cơ chế giặt chổi lau bằng nước nóng 55 độ C, mức nhiệt độ đủ nóng để làm tan dầu mỡ và giúp giặt chổi lau sạch sẽ hơn. Mình đã trải nghiệm nhiều robot dùng công nghệ lau xoay và lau rung khác nhau nhưng thùng đựng nước bẩn của Deebot X2 Omni có lẽ là thùng nước mình thấy bẩn nhất.
Khi đánh giá hiệu quả lau, mình chỉ cần sàn nhà sạch, khô sau khi lau là đạt yêu cầu và mình thấy Deebot X2 Omni làm tốt điều này. Ngoài ra, nhìn vào thùng đựng nước bẩn cũng là một minh chứng rõ rệt cho thấy hiệu quả lau của robot.
Trong quá trình lau, robot cũng thường xuyên trở lại dock để giặt sạch chổi bằng nước nóng sau từ 10, 15 hoặc 25 phút tùy bạn thiết lập trên ứng dụng. Mỗi lần như vậy thì mình thấy hai miếng giẻ đều được giặt sạch sẽ. Thậm chí, bạn có thể điều chỉnh robot giặt chổi lau với lượng nước nóng ít hoặc nhiều, điều chỉnh độ ẩm của chổi lau và thời gian sấy khô chổi lau bằng khí nóng từ 2-4 tiếng để diệt khuẩn, không bị ẩm mốc và mùi.
Nói chung, chức năng lau của robot này không có gì để chê: lau sàn rất sạch, chổi cũng được giặt sạch bằng nước nóng và sấy khô bằng hơi nóng. Việc giặt chổi và độ ẩm của chổi lau cũng cho điều chỉnh rất linh hoạt. Bên cạnh đó, chổi lau của robot cũng tự động nâng lên khi gặp thảm ở độ cao 15mm, cao nhất trong các robot hiện nay.
Ở chức năng hút bụi, Deebot X2 Omni có hai điểm nâng cấp so với thế hệ tiền nhiệm: lực hút tăng lên 8.000 Pa, cao hơn 3.000 Pa so với Deebot X1 Omni và chổi lăn cao su dài hơn 2cm. So với các đối thủ cạnh tranh ở phân khúc flagship như Roborock S8 Pro Ultra hay Dreame L20 Ultra thì lực hút của robot này cũng cao hơn 1000-2000 Pa.
Với lực hút mạnh như “bão tố” thế này thì không bụi bẩn thông thường nào có thể gây khó được Deebot X2 Omni ở các bề mặt sàn gỗ hay gạch. Mình đã thử rắc ít cát, vụn bim bim và lông mèo lên bề mặt thảm trải sàn bằng sợi tổng hợp thì thấy robot hút gần như hết sạch. Đây là thử thách mình thấy nhiều robot ở phân khúc tầm trung trước đó không hoàn thành trọn vẹn, nhất là với những sợi lông mèo. Tất nhiên với các thảm dày thì Deebot X2 Omni chưa thể thay thế được các máy hút cầm tay nhưng lực hút của nó đã tiến gần hơn đến các máy hút cầm tay rồi.
Tuy vậy, khi hút bụi trên một số miếng thảm mỏng như thảm để ở sàn bếp thì mình thấy Deebot X2 Omni có vài lần cuộn chổi lau vào thảm, khiến máy bị mắc kẹt phải gỡ ra để chạy tiếp. Đây là vấn đề trước đó mình từng gặp trên một số robot có chức năng tự động nâng chổi lau lên khi gặp thảm. Khi chổi lau nâng lên gặp phải chỗ gờ thảm cao sẽ dẫn đến tình huống thảm bị xô lại, khiến robot mắc kẹt.
Lực hút bụi mạnh cũng khiến robot này vận hành ồn hơn chút so với nhiều robot khác. Mình dùng máy đo độ ồn thì thấy độ ồn của robot khi ở các chế độ lực hút thấp, trung bình, cao và tối đa lần lượt khoảng 58dB, 60dB, 64dB và 67dB, cao hơn 2dB ở mỗi chế độ so với chiếc Roborock S8 Pro Ultra.
Trạm sạc của Deebot X2 Omni cũng được thiết kế nhỏ hơn nhiều so với trạm sạc trên Deebot X1 Omni tiền nhiệm và cũng gọn hơn các đối thủ cạnh tranh như Dreame L20 Ultra trong khi bình chứa nước sạch (4 lít), nước bẩn (3,5 lít) và túi chứa bụi (3 lít) vẫn lớn.
Trong khi đó, trạm cũng có chức năng giặt chổi lau bằng nước nóng và sấy khô chổi bằng khí nóng. Chiếc khay giặt chổi lau phía dưới đế có thể tháo rời dễ dàng để rửa bằng vòi xịt.
Khi trải nghiệm, mình thấy rác từ robot được hút lên trạm rất nhanh chỉ khoảng 10 giây mỗi lần, bằng nửa thời gian hút rác lên trạm của các robot khác.
Về phần mềm, ứng dụng Ecovacs Home hỗ trợ rất nhiều tùy chọn cài đặt với giao diện bằng tiếng Việt. Bạn có thể chọn 4 mức lực hút, 3 mức độ ẩm của chổi lau, yêu cầu robot lau 1 vòng hay lau kỹ tới 2 vòng, tạo lịch trình hẹn giờ lau dọn hàng ngày, tạo vùng cấm lau hút hay tùy chọn lau theo từng phòng cụ thể. Robot cũng hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói qua trợ lý ảo Yiko nhưng hiện chưa có tiếng Việt.
Về pin, Deebot X2 Omni sử dụng viên pin 6400 mAh, tăng 1.200 mAh so với thế hệ tiền nhiệm Deebot X1 Omni. Trong sử dụng thực tế thì mình thấy robot hết khoảng 1,5% pin sau mỗi mét vuông lau hút được. Với thời lượng pin này, mình nghĩ không nhiều gia đình có diện tích lau thực vượt quá khả năng lau dọn trong một lần sạc của Deebot X2 Omni.
Tổng kết
Cá nhân mình đánh giá Deebot X2 Omni là robot lau dọn nhà toàn diện và đặc biệt nhất trên thị trường hiện nay. Robot này có nhiều điểm tốt hơn các robot đầu bảng của các hãng như những cải tiến thiết kế để đi sát chân tường và các góc hơn, chui gầm thấp tốt hơn, trạm sạc gọn gàng hơn, lực hút bụi vượt trội và chức năng lau nhà hiệu quả hơn nhờ cơ chế giặt chổi bằng nước nóng.
Mức giá 24,9 triệu đồng cũng được coi là rất hợp lý, tương đương các đối cạnh tranh. Tuy vậy, Deebot X2 Omni không phải không có điểm hạn chế như độ ồn vận hành cao hơn so với nhiều robot khác và đôi lúc vẫn bị kẹt trên các thảm mỏng.
>> Xem chi tiết về Ecovacs Deebot X2 Omni tại đây.