VNR Content
Pearl
Những ký tự ở mặt sau của Căn cước công dân (CCCD) như dãy MRZ thường không được sử dụng trong các thủ tục hành chính như chữ số ở mặt trước. Vậy dãy số này có ý nghĩa gì đặc biệt?
1. Căn cước công dân mặt sau có những thông tin gì?
Điều 3 Thông tư 06/2022/TT-BCA quy định về những thông tin nằm ở mặt sau của thẻ CCCD gắn chip.
- Cụ thể, phía bên trái, từ trên xuống gồm các thông tin:
Đặc điểm nhận dạng/Personal identification: Đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài để phân biệt người này với người khác.
Ngày, tháng, năm/Date, month, year: Ngày được cấp thẻ.
Chữ ký, họ và tên của "CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI/DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER".
Dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
Chip điện tử.
- Bên phải, từ trên xuống: Có 2 ô vân tay của ngón trỏ trái/Left index finger và ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ CCCD.
- Dưới cùng là dòng MRZ
Đáng chú ý, so với các loại giấy tờ nhân thân trước đây như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân mã vạch, ngôn ngữ Tiếng Anh trên thẻ CCCD gắn chip là điều kiện để công Nhân dân Việt Nam sử dụng thay cho hộ chiếu khi Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thay thế trên lãnh thổ của nhau.
2. Dãy số ở mặt sau CCCD có ý nghĩa như thế nào?
Mặt sau CCCD gắn chip có một dãy ký tự được gọi là MRZ. Những ký tự tại dòng MRZ này không được sử dụng trong các thủ tục hành chính như chữ số ở mặt trước của thẻ Căn cước.
Tuy nhiên, dòng MRZ này lại nắm giữ rất nhiều thông tin quan trọng về nhân thân của một người bởi đây chính là khu vực để máy quét đọc chip.
Vì thế, những ký tự ở dòng MRZ nếu chỉ đọc bằng mắt thường thì gần như vô nghĩa, không có tác dụng gì nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt với các cơ quan chức năng. Chỉ khi được quét qua máy đọc chip thì thông tin của chủ thẻ trên hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia mới hiện ra đầy đủ.
3. Chip điện tử trên Căn cước công dân lưu những thông tin gì?
Chip điện tử mặt sau của thẻ CCCD chứa các thông tin về nhân thân của mỗi công dân, như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, dấu vân tay, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng…
Tuy nhiên, chỉ những cơ quan chức năng được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng mới có thể trích xuất thông tin từ con chip này. Trong trường hợp bị mất thẻ CCCD gắn chip, người nhặt được cũng khó có thể đọc thông tin mà chip trên thẻ đang lưu giữ.
Sắp tới, thông tin trên con chip điện tử của thẻ CCCD gắn chip sẽ dần được tích hợp thêm nhiều thông tin, giấy tờ cá nhân.
Cụ thể, theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg, trong năm 2022, Việt Nam sẽ từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.
Theo đó, người dân có thể sử dụng thẻ CCCD, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID) để thay thế một số giấy tờ quan trọng như bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức… khi thực hiện thủ tục hành chính.
4. Mất căn cước công dân gắn chip có bị lộ thông tin cá nhân không?
Nhiều người bày tỏ lo ngại nếu không may làm mất thẻ CCCD gắn chip, hoặc bị đánh cắp thẻ, thì thông tin cá nhân có thể dễ dàng bị lọt ra ngoài.
Dù vậy, chỉ những cơ quan chức năng mới được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng để trích xuất thông tin. Người dân có thể hoàn toàn yên tâm rằng, nếu như có bị mất CCCD gắn chip, thì người nhặt được cũng khó có thể đọc được thông tin mà thẻ đang lưu giữ.
Khác với chip, mã QR Code lại dễ dàng có thể quét được, chỉ cần dùng các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên, trên mã QR không chứa đựng quá nhiều thông tin cần bảo mật như trên chip. Thông tin chủ thẻ cũng được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn bảo mật, nhất là trong các giao dịch tài chính.
Theo Trí thức trẻ
Điều 3 Thông tư 06/2022/TT-BCA quy định về những thông tin nằm ở mặt sau của thẻ CCCD gắn chip.
- Cụ thể, phía bên trái, từ trên xuống gồm các thông tin:
Đặc điểm nhận dạng/Personal identification: Đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài để phân biệt người này với người khác.
Ngày, tháng, năm/Date, month, year: Ngày được cấp thẻ.
Chữ ký, họ và tên của "CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI/DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER".
Dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
Chip điện tử.
- Bên phải, từ trên xuống: Có 2 ô vân tay của ngón trỏ trái/Left index finger và ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ CCCD.
- Dưới cùng là dòng MRZ
Đáng chú ý, so với các loại giấy tờ nhân thân trước đây như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân mã vạch, ngôn ngữ Tiếng Anh trên thẻ CCCD gắn chip là điều kiện để công Nhân dân Việt Nam sử dụng thay cho hộ chiếu khi Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thay thế trên lãnh thổ của nhau.
2. Dãy số ở mặt sau CCCD có ý nghĩa như thế nào?
Mặt sau CCCD gắn chip có một dãy ký tự được gọi là MRZ. Những ký tự tại dòng MRZ này không được sử dụng trong các thủ tục hành chính như chữ số ở mặt trước của thẻ Căn cước.
Tuy nhiên, dòng MRZ này lại nắm giữ rất nhiều thông tin quan trọng về nhân thân của một người bởi đây chính là khu vực để máy quét đọc chip.
Vì thế, những ký tự ở dòng MRZ nếu chỉ đọc bằng mắt thường thì gần như vô nghĩa, không có tác dụng gì nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt với các cơ quan chức năng. Chỉ khi được quét qua máy đọc chip thì thông tin của chủ thẻ trên hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia mới hiện ra đầy đủ.
3. Chip điện tử trên Căn cước công dân lưu những thông tin gì?
Chip điện tử mặt sau của thẻ CCCD chứa các thông tin về nhân thân của mỗi công dân, như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, dấu vân tay, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng…
Tuy nhiên, chỉ những cơ quan chức năng được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng mới có thể trích xuất thông tin từ con chip này. Trong trường hợp bị mất thẻ CCCD gắn chip, người nhặt được cũng khó có thể đọc thông tin mà chip trên thẻ đang lưu giữ.
Sắp tới, thông tin trên con chip điện tử của thẻ CCCD gắn chip sẽ dần được tích hợp thêm nhiều thông tin, giấy tờ cá nhân.
Cụ thể, theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg, trong năm 2022, Việt Nam sẽ từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.
Theo đó, người dân có thể sử dụng thẻ CCCD, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID) để thay thế một số giấy tờ quan trọng như bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức… khi thực hiện thủ tục hành chính.
4. Mất căn cước công dân gắn chip có bị lộ thông tin cá nhân không?
Nhiều người bày tỏ lo ngại nếu không may làm mất thẻ CCCD gắn chip, hoặc bị đánh cắp thẻ, thì thông tin cá nhân có thể dễ dàng bị lọt ra ngoài.
Dù vậy, chỉ những cơ quan chức năng mới được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng để trích xuất thông tin. Người dân có thể hoàn toàn yên tâm rằng, nếu như có bị mất CCCD gắn chip, thì người nhặt được cũng khó có thể đọc được thông tin mà thẻ đang lưu giữ.
Khác với chip, mã QR Code lại dễ dàng có thể quét được, chỉ cần dùng các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên, trên mã QR không chứa đựng quá nhiều thông tin cần bảo mật như trên chip. Thông tin chủ thẻ cũng được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn bảo mật, nhất là trong các giao dịch tài chính.
Theo Trí thức trẻ