thumbnail - Di sản của Steve Jobs: 1 triết lý đã tạo ra cuộc cách mạng silicon, khiến iPhone khác biệt với phần còn lại và thúc đẩy TSMC
Hùng Lê
Hà Nội

Di sản của Steve Jobs: 1 triết lý đã tạo ra cuộc cách mạng silicon, khiến iPhone khác biệt với phần còn lại và thúc đẩy TSMC

Số phận của Apple và nhà sản xuất bán dẫn Đài Loan TSCM đã gắn bó chặt chẽ kể từ khi iPhone ra đời. Mỗi thế hệ iPhone mới chịu sức ảnh hưởng từ nền tảng công nghệ của đàn anh, các bộ vi xử lý cung cấp sức mạnh ngày càng lớn nhưng cũng ngày càng phức tạp và chuyên biệt. Dần dần, nó trở thành điểm khác biệt với Android.

Nhờ hợp đồng với Apple, TSMC nay đã trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất hành tinh.

Di sản của Steve Jobs: 1 triết lý đã tạo ra cuộc cách mạng silicon, khiến iPhone khác biệt với phần còn lại và thúc đẩy TSMC 

Trong cuốn sách mới của mình Chip War: The Fight for the World's Most Critical Technology” (Cuộc chiến Chip: Cuộc chiến cho công nghệ quan trọng nhất thế giới), nhà sử học kinh tế Chris Miller đã coi sự gia tăng sản xuất chip như một khía cạnh quan trọng về mặt kinh tế, tác động đến an ninh quốc gia Mỹ.

Apple và triết lý của Steve Jobs

Người hưởng lợi lớn nhất từ sự trỗi dậy của các xưởng đúc như TSMC là một công ty mà hầu hết thậm chí không nhận ra họ có thể thiết kế chip: Apple. Tại thời điểm ấy, Apple chưa nổi tiếng với vai trò này lắm. Tuy nhiên, công ty mà Steve Jobs tâm huyết luôn có kiến thức chuyên môn về phần cứng. Không có gì ngạc nhiên khi Táo khuyết muốn làm chủ thiết bị bằng việc kiểm soát cả con chip silicon bên trong.

Kể từ ngày đầu làm việc tại Apple, Steve Jobs đã suy nghĩ rất nhiều về mối quan hệ giữa phần mềm và phần cứng. Năm 1980, khi tóc gần dài tới vai cùng bộ ria mép che mất môi trên, Steve Jobs đã có một bài giảng với câu hỏi: “Phần mềm là gì?

Ông cho biết: “Điều duy nhất tôi có thể nghĩ đến phần mềm là thứ thay đổi quá nhanh, hoặc bạn chưa biết chính xác mình muốn gì hoặc bạn không có thời gian để đưa nó vào phần cứng.”

Di sản của Steve Jobs: 1 triết lý đã tạo ra cuộc cách mạng silicon, khiến iPhone khác biệt với phần còn lại và thúc đẩy TSMC 

Steve Jobs không có thời gian để đưa tất cả ý tưởng vào phần cứng của iPhone thế hệ đầu tiên, vốn sử dụng hệ điều hành iOS của Apple nhưng lại phải thuê Samsung thiết kế và sản xuất chip. Chiếc điện thoại mang tính cách mạng này cũng có nhiều con chip khác: chip Intel, bộ xử lý âm thanh Wolfson, modem kết nối mạng di động do Infineon (Đức) sản xuất, chip Bluetooth do CSR thiết kế, bộ khuếch đại tín hiệu do Skyworks cung cấp,… Tất cả đều được thiết kế bởi các công ty khác.

Khi Steve Jobs giới thiệu các phiên bản iPhone mới, ông bắt đầu khắc sâu tầm nhìn của mình về chiếc smartphone được trang bị hoàn toàn bằng chip silicon của riêng Apple. Một năm sau khi ra mắt iPhone, Apple đã mua một công ty thiết kế chip nhỏ ở Thung lũng Silicon có tên là PA Semi, vốn có chuyên môn về các bộ xử lý tiết kiệm năng lượng. Chẳng bao lâu sau, Apple bắt đầu thuê một số nhà thiết kế chip giỏi nhất trong ngành. 2 năm sau, công ty tuyên bố đã thiết kế bộ xử lý ứng dụng của riêng mình, có tên A4, được sử dụng trong iPad mới và iPhone 4.

Di sản của Steve Jobs: 1 triết lý đã tạo ra cuộc cách mạng silicon, khiến iPhone khác biệt với phần còn lại và thúc đẩy TSMC 

Việc thiết kế chip phức tạp bởi các bộ xử lý chạy trong smartphone rất đắt tiền. Đó là lý do hầu hết hãng smartphone tầm trung và thấp chọn cách mua  chip có sẵn từ Qualcomm. Tuy nhiên, Apple đã đầu tư rất nhiều vào R&D (nghiên cứu & phát triển), các cơ sở thiết kế chip ở Bavaria, Israel cũng như Thung lũng Silicon – nơi các kỹ sư thiết kế những con chip mới nhất cho công ty. Giờ đây, Apple không chỉ thiết kế bộ vi xử lý cho hầu hết thiết bị mà còn cả những chip phụ hỗ trợ tích hợp trong phụ kiện như AirPods.

Khoản đầu tư vào silicon chuyên dụng này giải thích tại sao sản phẩm Apple hoạt động trơn tru như vậy. Trong vòng 4 năm kể từ khi iPhone ra mắt, Apple kiếm được hơn 60% tổng lợi nhuận từ việc bán smartphone, đè bẹp các đối thủ như Nokia và BlackBerry và khiến những nhà sản xuất Châu Á phải cạnh tranh ở phân khúc giá rẻ.

TSMC - kẻ hưởng lợi nhờ triết lý của Jobs 

Apple nổi tiếng với việc thuê các công ty khác (đặc biệt ở Trung Quốc) lắp ráp điện thoại, tablet và nhiều thiết bị khác. Hệ sinh thái lắp ráp ở Trung Quốc là nơi tốt nhất trên thế giới để chế tạo thiết bị điện tử. Các công ty Đài Loan như Foxconn và Wistron chịu trách nhiệm điều hành các cơ sở này cho Apple, có khả năng sản xuất điện thoại, PC và những thiết bị điện tử khác. 

Di sản của Steve Jobs: 1 triết lý đã tạo ra cuộc cách mạng silicon, khiến iPhone khác biệt với phần còn lại và thúc đẩy TSMC 

Tuy nhiên, dù các cơ sở lắp ráp ở các thành phố Trung Quốc như Đông Quản và Trịnh Châu đạt hiệu quả cao nhất thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không thể thay thế. Thế giới vẫn còn nhiều nhân công sẵn sàng gắn linh kiện vào iPhone với giá 1 USD/giờ. Foxconn lắp ráp hầu hết các sản phẩm Apple của mình ở Trung Quốc, nhưng họ cũng xây dựng một số cơ sở ở Việt Nam và Ấn Độ.

Không giống như công nhân dây chuyền lắp ráp, chip bên trong smartphone rất khó bị thay thế. Khi các transistor được thu nhỏ, chúng trở nên khó chế tạo hơn bao giờ hết. Số lượng các công ty bán dẫn có thể chế tạo chip tiên tiến đã giảm dần theo thời gian. 

Đến năm 2010, thời điểm mà Apple tung ra con chip đầu tiên, chỉ có vài xưởng đúc tiên tiến: TSMC đến từ Đài Loan, Samsung đến từ Hàn Quốc và GlobalFoundries – tùy thuộc vào việc liệu họ có thể thành công trong cuộc chiến giành thị phần hay không. Intel vẫn là công ty hàng đầu thế giới trong việc thu nhỏ transistor nhưng họ lại tập trung vào phát triển những con chip cho PC và máy chủ của riêng mình, hơn là sản xuất bộ xử lý di dộng để bán. Những xưởng đúc của Trung Quốc như SMIC thì vẫn bị tụt hậu nhiều năm.

Cả smartphone lẫn PC đều được lắp ráp phần lớn ở Trung Quốc, với các thành phần giá trị cao chủ yếu thiết kế ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. 

Di sản của Steve Jobs: 1 triết lý đã tạo ra cuộc cách mạng silicon, khiến iPhone khác biệt với phần còn lại và thúc đẩy TSMC 

Thế nhưng, đối với PC, hầu hết các bộ xử lý đến từ Intel và được sản xuất tại một trong những cơ sở ở Hoa Kỳ, Ireland hoặc Israel. Smartphone lại khác: chúng chứa đầy chip, không chỉ bộ xử lý ứng dụng (Apple tự thiết kế), mà còn có cả chip modem và tần số vô tuyến để kết nối mạng di động, chip kết nối WiFi, Bluetooth, cảm biến hình ảnh cho camera, ít nhất 2 chip nhớ,... cũng như những thành phần bán dẫn quản lý pin, âm thanh hay sạc không dây. 

Bộ xử lý iPhone của Apple được sản xuất độc quyền tại Đài Loan. Hiện tại, không có công ty nào ngoài TSMC có đủ kỹ năng chuyên môn cũng như năng lực sản xuất để tạo ra những con chip mà Apple cần. Thế nên, dòng chữ được khắc trên mỗi chiếc iPhone – “Designed by Apple in California. Assembled in China” (Được thiết kế bởi Apple ở California. Lắp ráp tại Trung Quốc) – rất dễ gây hiểu lầm. Các thành phần không thể thay thế nhất của iPhone thực sự được thiết kế ở California và lắp ráp tại Trung Quốc, nhưng điều quan trọng là chúng chỉ có thể được sản xuất tại Đài Loan.

Vậy là, từ 1 triết lý của Steve Jobs, chúng ta có cuộc cách mạng silicon trên cả thiết bị di động lẫn PC. Cũng từ 1 triết lý ấy, iPhone trở nên khác biệt với phần còn lại của ngành smartphone. Cuối cùng, triết lý đó đã tạo ra công ty đúc chip hàng đầu thế giới, nhà vô địch Đài Loan mà Samsung đang phải nỗ lực đuổi theo.

“Những ai thật sự nghiêm túc về phần mềm thì nên tự làm phần cứng của riêng mình” - câu nói của nhà khoa học máy tính Alan Kay năm 1982 đã trở thành triết lý làm việc của Steve Jobs. Và chính Jobs là người khiến nó trở nên đúng đắn hơn bao giờ hết.


>>> Sếp Google tuyên bố chính Apple mới là kẻ theo đuôi chúng tôi


Nguồn: Engadget

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác