quoccuongp09
Pearl
Trong giai đoạn trước COVID-19, Trung Quốc là thị trường du lịch ra nước ngoài (outbound) lớn nhất thế giới, mang lại nguồn thu chiếm tới 20% doanh thu du lịch toàn cầu.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc cũng là thị trường du lịch lớn nhất, cả về đón khách quốc tế vào Việt Nam (inbound) và outbound. Năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc (chiếm gần 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam) và số người Nhân dân Việt Nam đi du lịch Trung Quốc (đạt khoảng 4,5 triệu lượt) cũng đứng đầu danh sách khách outbound. Giai đoạn 2015-2019, khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng bình quân 34,4% mỗi năm.
Kể từ 08/1/2023, Trung Quốc cho phép mở lại các hoạt động du lịch, đây là tín hiệu tích cực đối với ngành du lịch ngay trong những ngày đầu năm 2023.
Tại Hội nghị “Các giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam”, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Liên chi hội Lữ hành Việt Nam nhận định, sau khi Trung Quốc mở cửa, dự báo du khách Trung Quốc đặc biệt là giới trẻ sẽ bùng nổ đi du lịch. Du khách sẽ lựa chọn các điểm đến đang thu hút khách, đi lại thuận lợi qua đường bộ hoặc các điểm đến có đường bay thuận lợi như Việt Nam.
“Việt Nam có vị trí thuận lợi trong đi lại cả về đường bộ và hàng không để thu hút khách du lịch Trung Quốc. Cùng với đó, tài nguyên du lịch tự nhiên, biển, sinh thái, văn hóa, ẩm thực của Việt Nam phù hợp với du khách Trung Quốc. Vì vậy, nhiều du khách Trung Quốc đã có kế hoạch đến Việt Nam tuy nhiên do dịch bệnh không đi được nên sẽ chọn Việt Nam để đi ngay sau khi mở cửa” ông Cao Trí Dũng thông tin.
Trong khi nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng ăn uống, dịch vụ phục vụ khách Trung Quốc tại Việt Nam cũng bị suy giảm rất nhiều sau một thời gian dài không phục vụ khách Trung Quốc.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phần lớn chịu sức ép, chi phối từ các đối tác lữ hành phía Trung Quốc về nguồn khách, ép giá dịch vụ, một số thanh toán trực tiếp với nhà cung cấp bằng tiền mặt từ đó xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh.
Du lịch toàn cầu "nín thở" chờ du khách Trung Quốc
“Đa số các đoàn khách đến Việt Nam đều được đưa vào các điểm shopping được chỉ định, hàng hóa giá cao, không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng máy POS của các ngân hàng nội địa Trung Quốc mang sang để thực hiện các giao dịch thanh toán trái pháp luật Việt Nam” ông Cao Trí Dũng nêu rõ.
Thực tế từ Quảng Ninh, ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch của tỉnh cho biết, hoạt động du lịch đón khách Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ tại Quảng Ninh đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế từ trước tới nay.
Về hoạt động lữ hành, các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, bị phía Trung Quốc ép giá, doanh nghiệp phải chấp nhận và chỉ đạo hướng dẫn viên ép khách đến mua thêm tour đến các điểm tham quan, mua sắm ở các điểm bán hàng, gây bức xúc đối với khách du lịch và làm xấu đi hình ảnh của du lịch Việt Nam.
“Một số doanh nghiệp có dấu hiệu hoàn thiện và hợp pháp hóa các chứng từ kế toán, hồ sơ đoàn khách theo quy định để chống chế với cơ quan chức năng, đồng thời có dấu hiệu của việc trốn thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp có trụ sở chính đặt ngoài tỉnh Quảng Ninh”, ông Thuỷ cho hay.
Ngoài ra, cũng có dấu hiệu một số khách sạn không thực hiện đầy đủ việc khai báo tạm trú của khách, với mục đích trốn thuế; một số nhà hàng, đơn vị vận chuyển không thực hiện việc xuất hóa đơn dịch vụ với mục đích trốn thuế, đặc biệt là các cơ sở thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp lữ hành có trụ sở chính đặt ngoài tỉnh Quảng Ninh, đồng thời có dấu hiệu vi phạm trong việc minh bạch nguồn gốc hàng hóa.
“Khách du lịch đến từ thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn đối với Du lịch Việt Nam, nếu các tồn tại từ hoạt động lữ hành và các hoạt động khác có liên quan tiếp tục diễn ra sẽ có tác động tiêu cực đến việc thu hút khách từ thị trường này. Khi một địa phương tập trung quản lý chặt chẽ đối với hoạt động lữ hành và các hoạt động khách có liên quan, thì dòng khách sẽ chuyển đến địa phương khác với các hình thức vi phạm tinh vi hơn” Ông Phạm Ngọc Thủy quan ngại.
“Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, xem xét, thống nhất và có giải pháp trong việc áp doanh thu tính thuế của các doanh nghiệp lữ hành đang khai thác đối tượng khách du lịch Trung Quốc. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các giải pháp quản lý đối với việc chuyển tiền, thanh toán của doanh nghiệp lữ hành; giải pháp quản lý máy POS trái phép và một số hình thức thanh toán khác như Wechat, Alipay...”, ông Phạm Ngọc Thủy nêu.
Về tổ chức thực hiện của các doanh nghiệp, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh cho rằng, trong thời gian trước mắt, đề nghị Hiệp hội Du lịch Việt Nam thống nhất với các doanh nghiệp hình thức, giải pháp phù hợp, đặc biệt là việc xem xét, kiến nghị một cơ chế đặc thù để đón khách từ thị trường này.
Còn theo Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Nguyễn Trung Khánh, bên cạnh những cơ hội lớn luôn tồn tại song song là những thách thức không nhỏ. Để đón đầu việc Trung Quốc mở cửa trở lại, góp phần tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam, toàn ngành du lịch Việt Nam cùng chung tay chuẩn bị những gì tốt nhất để đón đầu việc Trung Quốc mở cửa trở lại, góp phần tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam.
Ngoài ra, vừa phải đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục nhập cảnh, đi du lịch Việt Nam; và kết nối, mở lại các đường bay thương mại tới các thành phố lớn thì cần đánh giá và xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp với nhu cầu và tính chất đặc thù riêng của du khách Trung Quốc sau đại dịch.
“Trên thực tế, sau đại dịch COVID-19, nhiều thói quen và nhu cầu đi du lịch của du khách trên toàn thế giới đã có nhiều thay đổi. Trong đó khách Trung Quốc cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Việt Nam rất cần những sản phẩm mới với chất lượng cao và sức cạnh tranh tốt nhằm đáp ứng khách hàng. Liệu rằng đây là thời điểm ta thay đổi lại phân khúc thị trường khách hướng tới, chất lượng hơn, hiệu quả hơn.” ông Nguyễn Trung Khánh lưu ý.
Ngoài ra, các địa phương, doanh nghiệp cần có kế hoạch, đầu tư, kết nối lại thị trường, kết nối với các địa phương, doanh nghiệp, đối tác Trung Quốc trong việc giới thiệu, tổ chức cho khách Trung Quốc đi du lịch Việt Nam; tổ chức các chương trình gặp gỡ, khảo sát, giới thiệu sản phẩm, du lịch, đón các đoàn famtrip, KOL từ thị trường Trung Quốc...
“Cần ứng dụng công nghệ thông tin chủ động tiếp cận thị trường Trung Quốc trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc như Weibo, Douyin, Xigua... Phát triển trang web giới thiệu điểm đến, sản phẩm dịch vụ của địa phương, doanh nghiệp với phiên bản tiếng Trung để tiếp thị tới thị trường này” ông Nguyễn Trung Khánh đề nghị.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc cũng là thị trường du lịch lớn nhất, cả về đón khách quốc tế vào Việt Nam (inbound) và outbound. Năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc (chiếm gần 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam) và số người Nhân dân Việt Nam đi du lịch Trung Quốc (đạt khoảng 4,5 triệu lượt) cũng đứng đầu danh sách khách outbound. Giai đoạn 2015-2019, khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng bình quân 34,4% mỗi năm.
Kể từ 08/1/2023, Trung Quốc cho phép mở lại các hoạt động du lịch, đây là tín hiệu tích cực đối với ngành du lịch ngay trong những ngày đầu năm 2023.
Tại Hội nghị “Các giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam”, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Liên chi hội Lữ hành Việt Nam nhận định, sau khi Trung Quốc mở cửa, dự báo du khách Trung Quốc đặc biệt là giới trẻ sẽ bùng nổ đi du lịch. Du khách sẽ lựa chọn các điểm đến đang thu hút khách, đi lại thuận lợi qua đường bộ hoặc các điểm đến có đường bay thuận lợi như Việt Nam.
“Việt Nam có vị trí thuận lợi trong đi lại cả về đường bộ và hàng không để thu hút khách du lịch Trung Quốc. Cùng với đó, tài nguyên du lịch tự nhiên, biển, sinh thái, văn hóa, ẩm thực của Việt Nam phù hợp với du khách Trung Quốc. Vì vậy, nhiều du khách Trung Quốc đã có kế hoạch đến Việt Nam tuy nhiên do dịch bệnh không đi được nên sẽ chọn Việt Nam để đi ngay sau khi mở cửa” ông Cao Trí Dũng thông tin.
Nhiều bất cập chưa giải quyết được
Tuy vậy, ông Cao Trí Dũng cho rằng, các hoạt động truyền thông về du lịch Việt Nam cho thị trường khách Trung Quốc còn hạn chế, khách du lịch Trung Quốc đa phần biết đến Việt Nam như một điểm đến du lịch giá rẻ.Trong khi nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng ăn uống, dịch vụ phục vụ khách Trung Quốc tại Việt Nam cũng bị suy giảm rất nhiều sau một thời gian dài không phục vụ khách Trung Quốc.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phần lớn chịu sức ép, chi phối từ các đối tác lữ hành phía Trung Quốc về nguồn khách, ép giá dịch vụ, một số thanh toán trực tiếp với nhà cung cấp bằng tiền mặt từ đó xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh.
“Đa số các đoàn khách đến Việt Nam đều được đưa vào các điểm shopping được chỉ định, hàng hóa giá cao, không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng máy POS của các ngân hàng nội địa Trung Quốc mang sang để thực hiện các giao dịch thanh toán trái pháp luật Việt Nam” ông Cao Trí Dũng nêu rõ.
Thực tế từ Quảng Ninh, ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch của tỉnh cho biết, hoạt động du lịch đón khách Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ tại Quảng Ninh đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế từ trước tới nay.
Về hoạt động lữ hành, các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, bị phía Trung Quốc ép giá, doanh nghiệp phải chấp nhận và chỉ đạo hướng dẫn viên ép khách đến mua thêm tour đến các điểm tham quan, mua sắm ở các điểm bán hàng, gây bức xúc đối với khách du lịch và làm xấu đi hình ảnh của du lịch Việt Nam.
“Một số doanh nghiệp có dấu hiệu hoàn thiện và hợp pháp hóa các chứng từ kế toán, hồ sơ đoàn khách theo quy định để chống chế với cơ quan chức năng, đồng thời có dấu hiệu của việc trốn thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp có trụ sở chính đặt ngoài tỉnh Quảng Ninh”, ông Thuỷ cho hay.
Ngoài ra, cũng có dấu hiệu một số khách sạn không thực hiện đầy đủ việc khai báo tạm trú của khách, với mục đích trốn thuế; một số nhà hàng, đơn vị vận chuyển không thực hiện việc xuất hóa đơn dịch vụ với mục đích trốn thuế, đặc biệt là các cơ sở thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp lữ hành có trụ sở chính đặt ngoài tỉnh Quảng Ninh, đồng thời có dấu hiệu vi phạm trong việc minh bạch nguồn gốc hàng hóa.
“Khách du lịch đến từ thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn đối với Du lịch Việt Nam, nếu các tồn tại từ hoạt động lữ hành và các hoạt động khác có liên quan tiếp tục diễn ra sẽ có tác động tiêu cực đến việc thu hút khách từ thị trường này. Khi một địa phương tập trung quản lý chặt chẽ đối với hoạt động lữ hành và các hoạt động khách có liên quan, thì dòng khách sẽ chuyển đến địa phương khác với các hình thức vi phạm tinh vi hơn” Ông Phạm Ngọc Thủy quan ngại.
Đón khách du lịch Trung Quốc an toàn và hiệu quả
Để khắc phục những tồn tại trên, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh cho rằng, cần có chính sách, cơ chế, cách thức phối hợp quản lý phù hợp, đồng bộ để khai thác khách từ thị trường Trung Quốc, đặc biệt là công tác phối hợp giữa các địa phương trong công tác quản lý.“Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, xem xét, thống nhất và có giải pháp trong việc áp doanh thu tính thuế của các doanh nghiệp lữ hành đang khai thác đối tượng khách du lịch Trung Quốc. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các giải pháp quản lý đối với việc chuyển tiền, thanh toán của doanh nghiệp lữ hành; giải pháp quản lý máy POS trái phép và một số hình thức thanh toán khác như Wechat, Alipay...”, ông Phạm Ngọc Thủy nêu.
Về tổ chức thực hiện của các doanh nghiệp, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh cho rằng, trong thời gian trước mắt, đề nghị Hiệp hội Du lịch Việt Nam thống nhất với các doanh nghiệp hình thức, giải pháp phù hợp, đặc biệt là việc xem xét, kiến nghị một cơ chế đặc thù để đón khách từ thị trường này.
Còn theo Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Nguyễn Trung Khánh, bên cạnh những cơ hội lớn luôn tồn tại song song là những thách thức không nhỏ. Để đón đầu việc Trung Quốc mở cửa trở lại, góp phần tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam, toàn ngành du lịch Việt Nam cùng chung tay chuẩn bị những gì tốt nhất để đón đầu việc Trung Quốc mở cửa trở lại, góp phần tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam.
Ngoài ra, vừa phải đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục nhập cảnh, đi du lịch Việt Nam; và kết nối, mở lại các đường bay thương mại tới các thành phố lớn thì cần đánh giá và xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp với nhu cầu và tính chất đặc thù riêng của du khách Trung Quốc sau đại dịch.
“Trên thực tế, sau đại dịch COVID-19, nhiều thói quen và nhu cầu đi du lịch của du khách trên toàn thế giới đã có nhiều thay đổi. Trong đó khách Trung Quốc cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Việt Nam rất cần những sản phẩm mới với chất lượng cao và sức cạnh tranh tốt nhằm đáp ứng khách hàng. Liệu rằng đây là thời điểm ta thay đổi lại phân khúc thị trường khách hướng tới, chất lượng hơn, hiệu quả hơn.” ông Nguyễn Trung Khánh lưu ý.
Ngoài ra, các địa phương, doanh nghiệp cần có kế hoạch, đầu tư, kết nối lại thị trường, kết nối với các địa phương, doanh nghiệp, đối tác Trung Quốc trong việc giới thiệu, tổ chức cho khách Trung Quốc đi du lịch Việt Nam; tổ chức các chương trình gặp gỡ, khảo sát, giới thiệu sản phẩm, du lịch, đón các đoàn famtrip, KOL từ thị trường Trung Quốc...
“Cần ứng dụng công nghệ thông tin chủ động tiếp cận thị trường Trung Quốc trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc như Weibo, Douyin, Xigua... Phát triển trang web giới thiệu điểm đến, sản phẩm dịch vụ của địa phương, doanh nghiệp với phiên bản tiếng Trung để tiếp thị tới thị trường này” ông Nguyễn Trung Khánh đề nghị.