"Driver" tai nghe là gì? Có bao nhiêu loại driver? Khác nhau ra sao?

H
Hùng Lê
Phản hồi: 0
Việc chọn một bộ tai nghe phù hợp với bản thân trong một rừng lựa chọn có trên thị trường sẽ khiến chúng ta khá choáng ngợp. Chúng có quá nhiều thứ để chúng ta cân nhắc đến, từ độ vừa vặn, độ hoàn thiện cho đến kích thước hay kiểu dáng. Nhưng cuối cùng, điều quan trọng nhất để quyết định bạn “xuống tay” cho một sản phẩm đó chính là chất âm thực sự của chúng như thế nào và liệu chúng có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không.
Driver tai nghe là gì? Có bao nhiêu loại driver? Khác nhau ra sao?
Nhưng làm thế nào để chúng ta biết được tai nghe nào có âm thanh tốt hơn mà không thực sự sử dụng nó? Câu trả lời chính là driver (màng loa) tai nghe bên trong. Đây là thứ chịu trách nhiệm phần lớn cho âm thanh mà bạn nghe thấy. Dù không thể đánh giá đầy đủ chất âm của một chiếc tai nghe mà không cần nghe nó, thế nhưng, việc biết tai nghe sở hữu lại driver nào có thể cung cấp cho chúng ta một số thông tin chi tiết hữu ích.

Driver tai nghe là gì?​

Trước khi chuyển sang các loại driver tai nghe, đầu tiên chúng ta sẽ xem xét đến cách chúng hoạt động. Driver tai nghe là một linh kiện điện vật lý có khả năng phát ra âm thanh mà chúng ta có thể nghe thấy. Nó giống như một chiếc loa nhỏ đặt trong phần vỏ của 2 bên tai nghe.
Driver tai nghe là gì? Có bao nhiêu loại driver? Khác nhau ra sao?
Cận cảnh driver bên trong Sennheiser HD600 Lấy ví dụ đối với trường hợp bạn cắm tai nghe vào và phát một bài nhạc trên Spotify. Đầu tiên, thiết bị của bạn sẽ chuyển đổi bản nhạc số sang tín hiệu analog. Sau đó, tai nghe của bạn sẽ truyền các tín hiệu điện này thành sóng âm có thể nghe được bằng cách tạo độ rung cho một màng mỏng bên trong các driver, được gọi là màng diaphragm. Đối với tai nghe không dây, đầu ra âm thanh sẽ chuyển đổi tín hiệu điện thành sóng vô tuyến. Sau đó, tai nghe của bạn sẽ thu các sóng vô tuyến này và chuyển chúng trở lại thành tín hiệu điện. Các driver lấy tín hiệu đó và thực hiện quá trình như trên. Cách thực hiện quá trình chuyển đổi này sẽ khác nhau, từ đó, người ta lại phân loại ra những driver khác nhau.

Các loại driver và cách chúng hoạt động​

Tổng cộng có 6 loại driver tai nghe. Mỗi trong số chúng sử dụng các cơ chế khác nhau để chuyển đổi tín hiệu điện thành sóng âm thanh. Chất lượng âm thanh được tạo ra và chi phí sẽ phụ thuộc vào vật liệu cũng như cơ chế mà các driver này sử dụng.

1. Dynamic hay còn gọi là cuộn dây động​

Driver tai nghe là gì? Có bao nhiêu loại driver? Khác nhau ra sao?
Sennheiser HD800 Các driver dynamic có 3 thành phần chính: nam châm, voice coil (cuộn dây voice) và màng diaphragm. Voice coil là một cuộn dây đồng được sử dụng để truyền dẫn tín hiệu điện. Cuộn dây nhiễm điện sẽ tương tác với từ trường của nam châm để tạo ra điện từ trường. Tùy thuộc vào âm thanh được phát, voice coil và màng diaphragm sẽ rung. Chuyển động nhanh này sẽ gây ra sự dịch chuyển không khí, tạo ra sóng âm thanh. Không khí dịch chuyển càng lớn thì âm thanh tạo ra càng lớn. Dynamic là loại driver tai nghe phổ biến nhất và có thể tìm thấy trong các chiếc tai nghe IEM (In-Ear Monitor), earbuds, on-ear và over-ear. Chúng tiêu tốn ít năng lượng cũng như quá trình khuếch đại hơn khi hoạt động, khiến chúng tiết kiệm khá nhiều chi phí. Các driver dynamic khá hiệu quả trong việc tái tạo âm trầm mạnh mẽ cùng chất âm đặc trưng tối hoặc ấm. Nếu yêu thích thể loại EDM hoặc hip-hop, những chiếc tai nghe sở hữu driver dynamic sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, có 1 nhược điểm: âm thanh của chúng thường bị méo ở mức âm lượng cao hơn và không thể hiện tốt ở những dải tần cao hơn. Tuy nhiên, một driver dynamic chất lượng cao và được thiết kế tốt vẫn có thể mang đến âm thanh ấn tượng, bất kể là bạn đang nghe thể loại gì.

2. Balanced Armature (BA)​

Driver tai nghe là gì? Có bao nhiêu loại driver? Khác nhau ra sao?
FitEar MH334 Các driver Balanced Armature (BA) sử dụng cơ chế treo một “cánh tay” kim loại bên trong cuộn dây. Có 2 nam châm được sử dụng để cân bằng hoàn hảo cho bộ đôi này và màng diaphragm được gắn vào phần cánh tay đó. Khi tín hiệu chạy qua cuộn dây, cánh tay sẽ hoạt động như 1 nam châm điện, có thể đẩy và hút ngược lại 2 nam châm. Chuyển động này ở phần cánh tay khiến màng diaphragm rung động, tạo thành sóng âm thanh. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các driver này không làm dịch chuyển không khí, thế nên, chúng không thể mang đến một âm trầm (bass) mạnh mẽ. So với các driver dynamic, những driver Balanced Armature (BA) có kích thước nhỏ hơn và có thể xử lý dải tần cao tuyệt vời hơn. Thực tế, ban đầu chúng được thiết kế cho thiết bị trợ thính nhưng chúng đã nhanh chóng xuất hiện trong ngành công nghiệp âm thanh nhờ những ưu điểm của chúng. Hiện nay, chúng được sử dụng phần lớn trong các tai nghe IEM. Do cơ chế phức tạp của chúng, các driver Balanced Armature (BA) có giá đắt đỏ hơn so với những driver dynamic. Nhưng nếu là một người chăm chút về âm thanh và muốn đạt được độ rõ ràng và chi tiết, bạn chắc chắn sẽ thích những driver Balanced Armature (BA).

3. Planar Magnetic (Từ phẳng)​

Driver tai nghe là gì? Có bao nhiêu loại driver? Khác nhau ra sao?
Audeze LCD-4 Các driver planar (từ phẳng) sử dụng cơ chế tương tự những driver dynamic, nhưng thay vì từ hóa voice coil, một màng diaphragm dạng đĩa gắn liền với cuộn dây (coil) sẽ được từ hóa. Màng diaphragm này được đặt giữa các nam châm, và khi tín hiệu điện đi qua nó, màng diaphragm bắt đầu di chuyển bên trong từ trường. Lực hút và lựa đẩy của màng diaphragm gây ra sự chuyển dịch không khí, tạo ra sóng âm. Những driver này cần các nam châm mạnh mẽ hơn để từ hóa đều màng diaphragm, làm cho tai nghe từ phẳng trở nên cồng kềnh, đắt tiền và chỉ phù hợp khi dùng tại nhà. Các driver từ phẳng sử dụng những nam châm lớn và di chuyển nhiều không khí hơn, tạo ra âm trầm (bass) mạnh mẽ và chính xác hơn so với dynamic. Do màng diaphragm phẳng, thế nên, mức độ biến dạng sẽ ít hơn, đồng thời cũng tái tạo âm thanh ở dải tần cao tốt hơn. Nhờ đó, driver từ phẳng trở thành một lựa chọn tốt hơn so với các driver dynamic, tất nhiên là nếu bạn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn hơn một chút và chấp nhận trọng lượng khá nặng của chúng.

4. Electrostatic (Tĩnh điện)​

Driver tai nghe là gì? Có bao nhiêu loại driver? Khác nhau ra sao?
Stax SRS-2170 Các driver electrostatic (tĩnh điện) sử dụng một cơ chế khác biệt so với những driver mà chúng ta đã thấy ở hiện tại. Một driver tĩnh điện có 2 tấm kim loại với những khoảng trống nhỏ cùng 1 màng diaphragm hoặc màng da mỏng. Màng diaphragm được đặt giữa các tấm kim loại này. Khi tín hiệu điện đi qua các tấm kim loại, chúng sẽ có điện tích âm và dương xen kẽ nhau. Nhờ đó, màng diaphragm sẽ dịch chuyển qua lại giữa các tấm kim loại. Điều này gây ra sự dịch chuyển không khí, tạo ra âm thanh. Do không có chuyển động của bề mặt kim loại, sự biến dạng sẽ ít xuất hiện hơn. Các driver tĩnh điện tạo ra âm thanh tự nhiên và trung thực hơn bất kỳ driver nào khác, khiến chúng trở thành lựa chọn yêu thích của những audiophile. Tuy nhiên, các driver này cần đến một quá trình khuyếch đại mạnh mẽ, khiến chúng có giá đắt đỏ hơn.

5. Magnetostriction (Từ giảo) hoặc dẫn truyền qua xương​

Driver tai nghe là gì? Có bao nhiêu loại driver? Khác nhau ra sao?
Mọi driver đã đề cập phía trên đều làm rung màng diaphragm nhằm tạo ra sóng âm truyền qua màng nhĩ của chúng ta. Nhưng các driver dẫn truyền qua xương lại làm rung xương thái dương – phần xương nằm ngay trên tai của chúng ta – nhằm truyền rung động đến tai trong của bạn, loại bỏ hoàn toàn màng nhĩ ra khỏi quy trình này. Các driver dẫn truyền qua xương sử dụng đặc tính áp điện của xương, cho phép những rung động được truyền qua chúng. Ưu điểm chính của các driver này là chúng có thể được sử dụng cho những người có vấn đề đối với thính giác ở tai giữa. Đây là lý do tại sao các driver này cũng được sử dụng trong máy trợ thính. Do các tai nghe dẫn truyền qua xương không chặn tai nên bạn vẫn có thể nghe được âm thanh môi trường xung quanh. Điều này làm cho chúng thuận tiện trong các tình huống mà bạn muốn nhận biết môi trường xung quanh. Chẳng hạn, bạn không cần phải tạm dừng hoặc tháo tai nghe khi đang tham gia giao thông bởi bạn vẫn có thể nghe thấy mọi thứ xung quanh mình. Chúng cũng được sử dụng cho mục đích liên lạc quân sự nhằm nhận lệnh mà không làm mất nhận thức về tình huống. Tuy nhiên, chúng lại không thể đánh bại các driver thông thường về mặt chất lượng âm thanh.

6. Kết hợp nhiều loại driver​

Driver tai nghe là gì? Có bao nhiêu loại driver? Khác nhau ra sao?
Do một số driver không xử lý tốt các dải tần cụ thể, việc chỉ sử dụng 1 loại driver có thể không mang đến chất lượng âm thanh đủ tốt. Do đó, nhiều nhà sản xuất đã đưa ra ý tưởng kêt shợp nhiều loại driver với nhau. Một số tai nghe hiện đã có 2 hoặc nhiều loại driver bên trong, và đôi khi được gọi là thiết lập driver lai. Chúng có khả năng tạo ra âm thanh rõ ràng hơn khi khắc phục những nhược điểm của một loại driver nào đó.

Bạn nên chọn driver nào?​

Driver tai nghe là gì? Có bao nhiêu loại driver? Khác nhau ra sao?
Khi chọn một bộ tai nghe, chất lượng âm thanh là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố khác mà chúng ta cần xem xét đến, chẳng hạn như chí phí hay tính khả dụng. Các driver dynamic chắc chắn là một lựa chọn phù hợp nếu bạn cần một bộ tai nghe có chất lượng âm thanh đủ tốt. Và nếu là một audiophile cũng như mong muốn có được âm thanh trung thực và chi phí bỏ ra không phải là vấn đề thì tai nghe tĩnh điện chắc chắn là lựa chọn tốt nhất. Nhưng nếu muốn thưởng thức những âm thanh hay hơn mà không tiêu tốn quá nhiều chi phí, các bộ tai nghe từ phẳng, balanced armature hay lai đều là những lựa chọn khá tốt dành cho bạn. Nguồn: Make Use Of
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top