VNR Content
Pearl
Nếu là 1 fan của dòng phim siêu anh hùng và đã xem qua Spider-Man: Across the Spider-Verse, bạn hẳn sẽ đồng ý rằng nó đã nâng cao tiêu chuẩn phim siêu anh hùng lên rất nhiều. Nhiều năm qua, trong khi Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU) dần tuân theo công thức chung đến mức dập khuôn, đi vào lối mòn, các bộ phim Marvel do Sony thực hiện thì ngược lại. Sony luôn mang đến những thứ mới lạ trong câu chuyện của họ.
Mặc dù kết quả có thể phập phù cái hay cái dở, từ xuất sắc như Spider-Man: Into the Spider-Verse cho tới thảm họa như Morbius, dường như phim Marvel của Sony để lại ấn tượng lâu dài hơn bất luận đó là tiêu cực hay tích cực. Còn phim Marvel do chính Marvel Studios thực hiện lại rất chóng quên, theo thời gian, câu chuyện và nhân vật dần phai nhạt trong tâm trí bạn.
Cả Marvel Studios lẫn Sony Pictures đều có cơ hội tiếp cận hàng ngàn đầu truyện và hàng trăm nhân vật từ Marvel Comics, nhưng cái cách thể hiện trên phim lại rất khác nhau. Sony đã tiếp tục chứng minh họ làm tốt hơn đối với nguồn tài nguyên từ Marvel Comics.
MCU đang mất đi sức hấp dẫn
Bên cạnh 1 số tác phẩm thực sự nổi bật để lại dấu ấn, rất nhiều phim lại mờ nhạt chẳng đọng lại gì. Và MCU càng kéo dài bất tận, sự chán nản lại càng chồng chất cứ sau mỗi phim khiến bạn phải thất vọng. Việc thiết lập 1 dự án trong tương lai bằng 1 bộ phim ở hiện tại tạo ra bất lợi trong chính cách kể chuyện, khiến câu chuyện đó trở nên kém chỉn chu.
Chúng trở nên quá đỗi quen thuộc, lặp đi lặp lại đến mức nhàm chán. Ngày càng nhiều bộ phim bị xử lý hời hợt chỉ để phục vụ cho 1 cái vũ trụ rộng lớn hơn, để chào sân 1 siêu anh hùng mới, để cài cắm cameo và tình tiết liên kết giữa các phim với nhau. Cuối cùng, nó khiến chúng ta mệt mỏi, ngán ngẩm mỗi khi 1 dự án mới được công bố.
Ba phiên bản Spider-Man live-action: Tobey Maguire, Andrew Garfield và Tom Holland.
Mặc dù trilogy Spider-Verse vẫn còn 1 phần thứ 3 chưa được công chiếu, nhưng với 2 phần hiện tại, đã quá đủ để thừa nhận thành công của Sony khi xây dựng vũ trụ xoay quanh Miles Morales. Phần đầu tiên tạo ra tác động to lớn tới ngành công nghiệp điện ảnh, nhất là thể loại hoạt hình; với dòng phim siêu anh hùng mà đặc biệt là nhân vật Spider-Man. Họ tạo ra 1 tác phẩm ấn tượng về nội dung nhưng khía cạnh đồ họa và âm thanh cũng cực kì xuất sắc.
Phần hậu truyện Across the Spider-Verse thậm chí còn nâng cấp đồ họa hơn phần 1, điều mà nhiều người hâm mộ từng nghĩ chỉ cần ngang bằng thôi đã là quá tốt rồi. Hình ảnh gợi tả và đẹp mắt, chuyển thể chất liệu từ Marvel Comics lên màn ảnh rộng theo cách mà Marvel Studios phải cảm thấy xấu hổ. Chúng nghệ thuật trên từng khung hình, nâng tầm đồ họa so với phần 1 vốn đã rất thành công.
Doanh thu của 2 phần Spider-Verse đã vượt 1 tỷ USD.
Trước khi Spider-Verse trở thành hiện tượng thay đổi ngành công nghiệp lẫn dòng phim siêu anh hùng, Sony đã đối xử rất tử tế với tài nguyên này. Nắm trong tay quyền làm phim về Spider-Man, họ thực hiện trilogy về Tobey Maguire mà đến giờ vẫn là 1 phần kí ức tuổi thơ hàng triệu người. Các phần phim của Sam Raimi có nét hấp dẫn cổ điển của riêng chúng, mang đậm phong cách Hollywood đầu những năm 2000.
Bạn biết không? Đến nay Spider-Man 2 (2004) vẫn là bộ phim Marvel duy nhất chiến thắng Oscar hạng mục Kỹ xảo Hình ảnh. Chưa kể nó còn mang về 2 đề cử nữa ở hạng mục Best Sound Mixing và Best Sound Editing. Trilogy này đặc biệt có ảnh hưởng tới nền văn hóa đại chúng, nhiều câu thoại hay cảnh phim kinh điển được đông đảo người hâm mộ chia sẻ, chế meme.
Ngay cả với 2 phần The Amazing Spider-Man do Andrew Garfield đóng chính cũng đem đến 1 số điều mới, thể hiện vài khía cạnh của Spider-Man mà Tobey Maguire từng không bộc lộ được. Nếu như phiên bản Tobey Maguire có nhiều chi tiết kinh điển, thì Andrew Garfield mang tới những cảnh bay lượn đu tơ đẹp mắt, bộ đồ Spider-Man chi tiết nhất trên màn ảnh, câu chuyện tình đầy tiếc nuối và phần kĩ xảo hình ảnh tương đối chỉn chu.
Và bạn đừng quên, Sony là 1 tập đoàn lớn với nhiều công ty khác nhau. Ngoài Sony Pictures, Sony Interactive cũng có hợp đồng khai thác hình ảnh Spider-Man trong lĩnh vực trò chơi điện tử. Kết quả mang lại vô cùng ấn tượng khi Marvel’s Spider-Man là 1 trong các video game siêu anh hùng hay nhất. Phần cốt truyện đặc biệt xuất sắc và cho đến nay vẫn là trò chơi điện tử bán chạy nhất về siêu anh hùng Marvel.
Trong khi MCU phải vật lộn để cân bằng giữa câu chuyện riêng về Spider-Man với tổng thể vũ trụ điện ảnh của họ, Sony dường như đã có những câu chuyện đáng nhớ nhất.
Chuyện tương tự với Venom, mang màu sắc khoa học viễn tưởng pha chút kinh dị, hài hước và cuộc chiến của 1 kẻ phản anh hùng, rất nhiều người lại thích. Họ sẵn sàng thực hiện những tác phẩm đen tối, kỳ lạ và không theo khuôn mẫu chung của vũ trụ điện ảnh, không cần cài cắm cho nhân vật tiếp theo mà chỉ tập trung vào nhân vật chính.
Với 2 phần phim kiếm về hơn 1 tỷ USD, Sony nhanh chóng đưa phần 3 vào sản xuất.
Và có 1 điều khá thú vị, Morbius trở thành trò cười trên Internet, nguồn cảm hứng chế meme của cộng đồng. Trong khi Venom rất được khán giả yêu thích ở màn tương tác giữa vật chủ Eddie Brock và thể ký sinh Venom, đến nỗi hãng phim đã bật đèn xanh cho phần 3. Nhìn sang MCU mà xem, rất nhiều nhân vật phản diện nhanh chóng bị quên lãng, hoàn toàn không được nhớ đến sau khi xuất hiện. Người ta còn chẳng bàn luận nhiều bằng Morbius.
Sony thành công với những dự án khai thác phản diện hơn bạn tưởng. Cả 3 dự án của họ chỉ cần khoảng 300 triệu USD để sản xuất nhưng lại mang về tới hơn 1,5 tỷ USD tại phòng vé. Tỉ lệ chênh lệch tương đương gấp 5 lần kinh phí bỏ ra. Nếu đem so với DCEU và MCU của Warner Bros. và Disney, hiệu quả kinh tế rất ấn tượng chỉ thua kém 1 số cái tên thành công nhất. Thậm chí so với 1 số dự án bom xịt, Sony còn thành công hơn.
Ví dụ, Morbius bị coi là thất bại phòng vé nhưng hóa ra doanh thu lại gấp 2,2 lần kinh phí, vẫn cao hơn Shazam! 2 (gấp 1,3 lần); Black Adam (gấp 1,9 lần) và ngang với Justice League (gấp 2,2 lần), Ant-Man and the Wasp: Quantumania (gấp 2,3 lần). Hãng thường không bỏ vào 1 dự án siêu anh hùng nhiều tiền như Disney và Warner Bros., do vậy tỉ lệ hoàn vốn và sinh lời cao hơn nhiều. Đó là lí do vì sao họ tiếp tục thực hiện Kraven the Hunter, El Muerto,... Bởi hướng đi này đã chứng tỏ hiệu quả mặt kinh tế.
Sony đang đi đúng hướng trong việc khai thác IP Spider-Man.
Họ mang đến cho chúng ta Into the Spider-Verse đầy mê hoặc, rồi lại là người tạo ra nỗi ám ảnh mang tên Morbius. Nếu phải chạy đua với Marvel Studios, có thể hình dung công ty này lúc thì vấp ngã, lúc lại vọt lên như được gắn động cơ tên lửa. Có khi như vậy lại tốt cho IP Spider-Man thay vì đặt vào tay Marvel Studios. Xuất hiện trên phim chỉ còn là những nhân vật truyện tranh bình thường, nhạt nhòa giữa cả rừng siêu anh hùng lẫn phản diện khác.
Mọi chuyện sẽ trở nên dễ đoán, lặp lại, không còn nét đặc trưng riêng nữa. Xem 1 lần rồi quên luôn nhân vật, ít người nhớ tên hay thậm chí chẳng buồn chế meme. Đến rồi lại đi.
>>> Super Mario và Spider-Man thống trị phòng vé
Tham khảo: Collider.
Mặc dù kết quả có thể phập phù cái hay cái dở, từ xuất sắc như Spider-Man: Into the Spider-Verse cho tới thảm họa như Morbius, dường như phim Marvel của Sony để lại ấn tượng lâu dài hơn bất luận đó là tiêu cực hay tích cực. Còn phim Marvel do chính Marvel Studios thực hiện lại rất chóng quên, theo thời gian, câu chuyện và nhân vật dần phai nhạt trong tâm trí bạn.
Cả Marvel Studios lẫn Sony Pictures đều có cơ hội tiếp cận hàng ngàn đầu truyện và hàng trăm nhân vật từ Marvel Comics, nhưng cái cách thể hiện trên phim lại rất khác nhau. Sony đã tiếp tục chứng minh họ làm tốt hơn đối với nguồn tài nguyên từ Marvel Comics.
MCU trở nên cũ kĩ
Vũ trụ Điện ảnh Marvel được định hình là 1 vũ trụ rộng lớn, mỗi bộ phim lại là 1 mảnh ghép gắn kết với phần còn lại. Thiết kế này tỏ ra hữu ích trong việc tạo ra những sự kiện quy mô, từ crossover giữa 1 số siêu anh hùng cho tới tầm cỡ cả vũ trụ, nơi hàng chục siêu anh hùng cùng chống lại những kẻ xấu. Song, nó cũng đồng nghĩa mỗi bộ phim khi đứng riêng lẻ trở nên thiếu sót, đầy lỗ hổng và khó đứng vững trong tâm trí khán giả.Bên cạnh 1 số tác phẩm thực sự nổi bật để lại dấu ấn, rất nhiều phim lại mờ nhạt chẳng đọng lại gì. Và MCU càng kéo dài bất tận, sự chán nản lại càng chồng chất cứ sau mỗi phim khiến bạn phải thất vọng. Việc thiết lập 1 dự án trong tương lai bằng 1 bộ phim ở hiện tại tạo ra bất lợi trong chính cách kể chuyện, khiến câu chuyện đó trở nên kém chỉn chu.
Chúng trở nên quá đỗi quen thuộc, lặp đi lặp lại đến mức nhàm chán. Ngày càng nhiều bộ phim bị xử lý hời hợt chỉ để phục vụ cho 1 cái vũ trụ rộng lớn hơn, để chào sân 1 siêu anh hùng mới, để cài cắm cameo và tình tiết liên kết giữa các phim với nhau. Cuối cùng, nó khiến chúng ta mệt mỏi, ngán ngẩm mỗi khi 1 dự án mới được công bố.
Sony làm phim Spider-Man rất có tâm
Một thời gian dài, Sony là người quản lý IP Spider-Man và việc này khiến không ít người hâm mộ không hài lòng. Nhờ 1 thỏa thuận chia sẻ quyền khai thác Spider-Man, chúng ta được thấy Peter Parker xuất hiện trong MCU qua diễn xuất của Tom Holland. Nhưng cả khi đã “gật đầu” cho phép Spider-Man góp mặt trong nhóm Avengers, Sony vẫn chứng tỏ họ biết cách khai thác nhân vật này sao cho đáng nhớ nhất.Mặc dù trilogy Spider-Verse vẫn còn 1 phần thứ 3 chưa được công chiếu, nhưng với 2 phần hiện tại, đã quá đủ để thừa nhận thành công của Sony khi xây dựng vũ trụ xoay quanh Miles Morales. Phần đầu tiên tạo ra tác động to lớn tới ngành công nghiệp điện ảnh, nhất là thể loại hoạt hình; với dòng phim siêu anh hùng mà đặc biệt là nhân vật Spider-Man. Họ tạo ra 1 tác phẩm ấn tượng về nội dung nhưng khía cạnh đồ họa và âm thanh cũng cực kì xuất sắc.
Phần hậu truyện Across the Spider-Verse thậm chí còn nâng cấp đồ họa hơn phần 1, điều mà nhiều người hâm mộ từng nghĩ chỉ cần ngang bằng thôi đã là quá tốt rồi. Hình ảnh gợi tả và đẹp mắt, chuyển thể chất liệu từ Marvel Comics lên màn ảnh rộng theo cách mà Marvel Studios phải cảm thấy xấu hổ. Chúng nghệ thuật trên từng khung hình, nâng tầm đồ họa so với phần 1 vốn đã rất thành công.
Trước khi Spider-Verse trở thành hiện tượng thay đổi ngành công nghiệp lẫn dòng phim siêu anh hùng, Sony đã đối xử rất tử tế với tài nguyên này. Nắm trong tay quyền làm phim về Spider-Man, họ thực hiện trilogy về Tobey Maguire mà đến giờ vẫn là 1 phần kí ức tuổi thơ hàng triệu người. Các phần phim của Sam Raimi có nét hấp dẫn cổ điển của riêng chúng, mang đậm phong cách Hollywood đầu những năm 2000.
Bạn biết không? Đến nay Spider-Man 2 (2004) vẫn là bộ phim Marvel duy nhất chiến thắng Oscar hạng mục Kỹ xảo Hình ảnh. Chưa kể nó còn mang về 2 đề cử nữa ở hạng mục Best Sound Mixing và Best Sound Editing. Trilogy này đặc biệt có ảnh hưởng tới nền văn hóa đại chúng, nhiều câu thoại hay cảnh phim kinh điển được đông đảo người hâm mộ chia sẻ, chế meme.
Ngay cả với 2 phần The Amazing Spider-Man do Andrew Garfield đóng chính cũng đem đến 1 số điều mới, thể hiện vài khía cạnh của Spider-Man mà Tobey Maguire từng không bộc lộ được. Nếu như phiên bản Tobey Maguire có nhiều chi tiết kinh điển, thì Andrew Garfield mang tới những cảnh bay lượn đu tơ đẹp mắt, bộ đồ Spider-Man chi tiết nhất trên màn ảnh, câu chuyện tình đầy tiếc nuối và phần kĩ xảo hình ảnh tương đối chỉn chu.
Và bạn đừng quên, Sony là 1 tập đoàn lớn với nhiều công ty khác nhau. Ngoài Sony Pictures, Sony Interactive cũng có hợp đồng khai thác hình ảnh Spider-Man trong lĩnh vực trò chơi điện tử. Kết quả mang lại vô cùng ấn tượng khi Marvel’s Spider-Man là 1 trong các video game siêu anh hùng hay nhất. Phần cốt truyện đặc biệt xuất sắc và cho đến nay vẫn là trò chơi điện tử bán chạy nhất về siêu anh hùng Marvel.
Trong khi MCU phải vật lộn để cân bằng giữa câu chuyện riêng về Spider-Man với tổng thể vũ trụ điện ảnh của họ, Sony dường như đã có những câu chuyện đáng nhớ nhất.
Sẵn sàng mạo hiểm với nhân vật phản diện
Phần tranh cãi nhất có lẽ đã đến. Bên cạnh các phim live-action và hoạt hình về Spider-Man, Sony còn mạo hiểm thử sức với những ý tưởng mới lạ về các phản diện. Morbius có lẽ là cái tên gây ám ảnh nhất với người hâm mộ Marvel. Bộ phim phạm hàng loạt sai lầm và trở thành mớ hỗn độn. Nhưng việc tiếp cận đối với 1 nhân vật như vậy thường là điều cấm kỵ với Marvel Studios.Chuyện tương tự với Venom, mang màu sắc khoa học viễn tưởng pha chút kinh dị, hài hước và cuộc chiến của 1 kẻ phản anh hùng, rất nhiều người lại thích. Họ sẵn sàng thực hiện những tác phẩm đen tối, kỳ lạ và không theo khuôn mẫu chung của vũ trụ điện ảnh, không cần cài cắm cho nhân vật tiếp theo mà chỉ tập trung vào nhân vật chính.
Và có 1 điều khá thú vị, Morbius trở thành trò cười trên Internet, nguồn cảm hứng chế meme của cộng đồng. Trong khi Venom rất được khán giả yêu thích ở màn tương tác giữa vật chủ Eddie Brock và thể ký sinh Venom, đến nỗi hãng phim đã bật đèn xanh cho phần 3. Nhìn sang MCU mà xem, rất nhiều nhân vật phản diện nhanh chóng bị quên lãng, hoàn toàn không được nhớ đến sau khi xuất hiện. Người ta còn chẳng bàn luận nhiều bằng Morbius.
Sony thành công với những dự án khai thác phản diện hơn bạn tưởng. Cả 3 dự án của họ chỉ cần khoảng 300 triệu USD để sản xuất nhưng lại mang về tới hơn 1,5 tỷ USD tại phòng vé. Tỉ lệ chênh lệch tương đương gấp 5 lần kinh phí bỏ ra. Nếu đem so với DCEU và MCU của Warner Bros. và Disney, hiệu quả kinh tế rất ấn tượng chỉ thua kém 1 số cái tên thành công nhất. Thậm chí so với 1 số dự án bom xịt, Sony còn thành công hơn.
Ví dụ, Morbius bị coi là thất bại phòng vé nhưng hóa ra doanh thu lại gấp 2,2 lần kinh phí, vẫn cao hơn Shazam! 2 (gấp 1,3 lần); Black Adam (gấp 1,9 lần) và ngang với Justice League (gấp 2,2 lần), Ant-Man and the Wasp: Quantumania (gấp 2,3 lần). Hãng thường không bỏ vào 1 dự án siêu anh hùng nhiều tiền như Disney và Warner Bros., do vậy tỉ lệ hoàn vốn và sinh lời cao hơn nhiều. Đó là lí do vì sao họ tiếp tục thực hiện Kraven the Hunter, El Muerto,... Bởi hướng đi này đã chứng tỏ hiệu quả mặt kinh tế.
Kết luận
Sony không bắt bạn phải xem trước hàng chục bộ phim để nắm bắt bối cảnh diễn ra ở tác phẩm mới ra rạp, họ cũng không bó buộc vào 1 vũ trụ cụ thể nào. Do vậy, công ty tự do hơn Marvel Studios rất nhiều, có nhiều không gian cho những ý tượng kì lạ và tinh thần mạo hiểm. Phim Marvel đến từ Sony có cái ngớ ngẩn, có cái mới lạ, có cái lại cực kì sáng tạo, khó đoán trước bạn sẽ nhận được điều gì giống như quay xổ số hay mở loot box vậy. Chính vì thế, mọi chuyện càng trở nên thú vị hơn.Họ mang đến cho chúng ta Into the Spider-Verse đầy mê hoặc, rồi lại là người tạo ra nỗi ám ảnh mang tên Morbius. Nếu phải chạy đua với Marvel Studios, có thể hình dung công ty này lúc thì vấp ngã, lúc lại vọt lên như được gắn động cơ tên lửa. Có khi như vậy lại tốt cho IP Spider-Man thay vì đặt vào tay Marvel Studios. Xuất hiện trên phim chỉ còn là những nhân vật truyện tranh bình thường, nhạt nhòa giữa cả rừng siêu anh hùng lẫn phản diện khác.
Mọi chuyện sẽ trở nên dễ đoán, lặp lại, không còn nét đặc trưng riêng nữa. Xem 1 lần rồi quên luôn nhân vật, ít người nhớ tên hay thậm chí chẳng buồn chế meme. Đến rồi lại đi.
>>> Super Mario và Spider-Man thống trị phòng vé
Tham khảo: Collider.