Du hành vũ trụ làm giảm mật độ xương của các phi hành gia

Du hành vũ trụ làm tổn thương mật độ xương của các phi hành gia, không ngạc nhiên khi các phi hành gia khi về Trái Đất thường hay gặp tình trạng loãng xương.
Theo một nghiên cứu mới của Đại học Calgary, việc bay lơ lửng trong không gian có vẻ thú vị, nhưng nó thực sự dẫn đến mất mật độ xương đáng kể và quá trình phục hồi thậm chí phải mất tới một năm sau khi họ trở về Trái đất.
Du hành vũ trụ làm giảm mật độ xương của các phi hành gia
Tiến sĩ Leigh Gabel, Phó giáo sư về động vật học và là tác giả chính cho biết: “Mất xương xảy ra ở con người khi chúng ta già đi, bị thương, hoặc bất kỳ trường hợp nào mà chúng ta không thể di chuyển cơ thể, chúng ta sẽ mất xương. Việc hiểu được những gì xảy ra với các phi hành gia và cách họ phục hồi là vô cùng hiếm. Nó cho phép chúng ta xem xét các quá trình xảy ra trong cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng tôi sẽ phải theo dõi ai đó trong nhiều thập kỷ trên Trái đất để chứng kiến lượng xương mất đi tương tự”.
Gabel và nhóm của ông đã đến Trung tâm Vũ trụ Johnson ở Houston, Texas để đo cổ tay và mắt cá chân của các phi hành gia trước khi họ rời không gian và khi họ trở về Trái đất, sau đó là 6 và 12 tháng sau khi trở về.
Gabel cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng xương chịu trọng lượng chỉ phục hồi một phần ở hầu hết các phi hành gia một năm sau chuyến bay vũ trụ. Điều này cho thấy sự mất xương vĩnh viễn do bay vào vũ trụ tương đương với một thập kỷ mất xương liên quan đến tuổi tác trên Trái Đất”.
Du hành vũ trụ làm giảm mật độ xương của các phi hành gia
Sự mất mát này xảy ra do xương bình thường phải chịu trọng lượng trên Trái đất nhưung khi ở ngoài không gian, xương không còn chịu tác động như khi ở Trái Đất.
Tiến sĩ Steven Boyd, Giám đốc Viện Sức khỏe Xương khớp McCaig, giáo sư tại Trường Y Cumming, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ: “Chúng tôi đã thấy các phi hành gia gặp khó khăn khi đi lại do yếu và thiếu thăng bằng sau khi trở về từ vũ trụ. Có khá nhiều phản ứng giữa các phi hành gia khi họ trở về Trái đất”.
Cựu thủ tướng UCalgary và phi hành gia, Tiến sĩ Robert Thirsk đã làm chứng về việc trải qua hiện tượng này khi trở về từ không gian.
Du hành vũ trụ làm giảm mật độ xương của các phi hành gia
Thirsk cho biết: “Cũng giống như cơ thể phải thích nghi với ánh sáng vũ trụ khi bắt đầu sứ mệnh, nó cũng phải quay trở lại trường trọng lực của Trái đất vào lúc kết thúc. Mệt mỏi, choáng váng và mất cân bằng là những thách thức đối với tôi khi trở lại. Xương và cơ bắp mất nhiều thời gian nhất để phục hồi sau chuyến bay trên không gian”.
Nghiên cứu lưu ý thêm rằng các phi hành gia bay trong các sứ mệnh ngắn hơn (dưới sáu tháng) có khả năng phục hồi mật độ xương tốt hơn sau khi họ trở về. Khi chúng ta chuẩn bị tham gia vào các nhiệm vụ trên sao Hỏa và xa hơn nữa, điều quan trọng là chúng ta phải xem xét loại hình du lịch này sẽ tác động như thế nào đến cơ thể chúng ta.
Ngoài việc nghiên cứu cách chúng ta sẽ phản ứng với khí quyển bên ngoài, chúng ta cũng phải xem xét việc không trọng lượng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể trong thời gian gần và lâu dài để tránh bất kỳ hậu quả về sau.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

>>> Các nhóm chất cần bổ sung khi thời tiết nắng nóng gay gắt cực đoan.
Nguồn: InterestingEngineering
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top