Giãn nở chán rồi, vũ trụ có thể bắt đầu thu hẹp lại sau 100 triệu năm nữa?

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố một bài báo nghiên cứu phác thảo khả năng vũ trụ có thể bắt đầu thu hẹp lại đến khi diệt vong và cuối cùng là tái sinh.
Nguồn gốc cũng như sự kết thúc của vũ trụ vẫn như đang "trêu ngươi" giới khoa học trong nhiều thế kỷ và vẫn là một trong những câu hỏi lớn nhất trong vật lý học và thiên văn học. Ngày nay, lý thuyết phổ biến cho rằng vũ trụ hình thành sau một Vụ nổ lớn - một sự giãn nở rộng lớn của mọi thứ từ một điểm duy nhất tiếp tục phát triển và cuối cùng tạo ra hình hài vũ trụ như ngày nay.
Tuy nhiên có một số những bất đồng quan điểm về cách vũ trụ diệt vong. Nhiều giả thuyết được đặt ra xung quanh điều đó, bao gồm The Big Rip - giả thuyết rằng vũ trụ sẽ tiếp tục phát triển ngày càng nhanh hơn cho đến khi khoảng cách giữa các hạt riêng lẻ trở nên vô hạn; The Big Freeze" - trong đó vũ trụ tiếp tục giãn nở mãi mãi và mọi vật chất nguội dần về độ không tuyệt đối; "Big Crunch" hay "Big Bounce" nói rằng vũ trụ ngừng giãn nở, bắt đầu co lại, và cuối cùng sụp đổ thành một điểm duy nhất trước khi bùng nổ một lần nữa.

Giãn nở chán rồi, vũ trụ có thể bắt đầu thu hẹp lại sau 100 triệu năm nữa?
Kịch bản thứ hai cho rằng sự kết thúc và khởi đầu của vũ trụ về cơ bản là giống nhau. Những phép đo hiện tại của vũ trụ cho thấy chúng ta dường như đang hướng tới kịch bản Big Rip hoặc Big Freeze vì sự giãn nở của không gian trông như thể nó đang tăng tốc và theo NASA thì nó được thúc đẩy bởi lực bí ẩn được gọi là năng lượng tối chiếm 68% vũ trụ.
Trong khi đó, một nhóm các nhà khoa học từ New York và New Jersey cho rằng năng lượng tối có thể không tồn tại mãi mãi, họ cho rằng năng lượng tối thực sự có thể là một tinh hoa, thay đổi theo thời gian. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, nếu đúng như vậy thì năng lượng tối cuối cùng sẽ không đủ để tiếp tục thúc đẩy sự giãn nở của vũ trụ và lực hấp dẫn của mọi thứ trong không gian sẽ khiến mọi thứ tự co vào chính mình.
Yếu tố nổi bật nhất trong nghiên cứu của họ là dự đoán rằng điều này có thể xảy ra theo cách bất ngờ khác, quá trình chuyển đổi từ giãn nở sang thu hẹp có thể xảy ra trong vòng chưa đầy 100 triệu năm kể từ bây giờ. Con số này đối với một đời người là quá dài, quá lớn, nhưng về mặt vũ trụ chỉ là cái chớp mắt, vì khoa học tin rằng vũ trụ đã tồn tại khoảng 13,8 tỷ năm, đó là thời điểm Vụ nổ lớn được cho là đã xảy ra.
Sau quá trình chuyển đổi này, vũ trụ sẽ bắt đầu "giai đoạn co lại chậm" kéo dài theo thứ tự 1 tỷ năm trước khi bùng nổ một lần nữa. Gary Hinshaw, giáo sư vật lý và thiên văn học tại Đại học British Columbia nói rằng dù lý thuyết mà các nhà khoa học nêu ra không phải là viển vông, nhưng các dự đoán hiện tại là không thể kiểm tra và vẫn chỉ là lý thuyết.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top